Hà Thành thất thủ ca
Bài này không có nguồn tham khảo nào. (Tháng 4 năm 2024) |
Hà thành thất thủ ca, chưa rõ tác giả[1], là một trong số ít bài thơ tiêu biểu trong thời kỳ thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai (1882).
Giới thiệu sơ lược
sửaHà thành thất thủ ca, là một bài diễn ca lịch sử, dài 262 câu, thể song thất lục bát, ra đời ngay sau khi thành Hà Nội bị quân Pháp (do Trung tá Rivière cầm đầu) tiến đánh và thất thủ lần thứ hai (10 giờ 45 phút ngày 25 tháng 4 năm 1882). Cũng khoảng thời gian này, còn có ba bài khác cùng chủ đề, đó là: Hà Thành Chính Khí ca, Hà Thành hiểu vọng và Hà Thành thất thủ. So lại, bài Hà thành thất thủ ca phản ánh một giai đoạn dài hơn, có nghĩa là nó phản ánh tình hình rối ren cùng cảnh phố phường tan hoang, nhân dân điêu đứng khổ sở sau khi quân Pháp đã đánh chiếm tỉnh thành trên.
Qua bài, tác giả đề cao Hoàng Diệu, là vị Tổng đốc đã quyết tử để bảo vệ thành Hà Nội; đồng thời phê phán, châm biếm những quan lại hèn nhát, thái độ sợ giặc và chủ hòa của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, bài ca còn phác họa bộ mặt của những hạng người hoạt đầu, cơ hội đã nảy sinh cùng với gót giày của quân xâm lược.
Trong bài có nhiều đoạn thơ dành để phê phán, châm biếm tinh thần "sợ giặc" của các tướng lĩnh Việt cũng như Thanh. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa cổ vũ hay nói lên được tinh thần đoàn kết, dám hy sinh, để chống lại ngoại xâm của quân dân buổi ấy, mà chỉ thấy phảng phất những tư tưởng dao động, buông xuôi, và ít nhiều còn trông đợi sự ứng cứu của ngoại bang.[2]
Trích tác phẩm
sửaTrích 138 câu nói về tình hình Bắc Kỳ sau khi Hà Nội thất thủ:
|
|
|
Thông tin thêm
sửaHà Thành Chính Khí ca, Hà thành thất thủ ca và Hà Thành hiểu vọng là ba bài thơ tiêu biểu trong thời kỳ thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ (Việt Nam) lần thứ hai (1882). Sau đây là bài Hà Thành hiểu vọng:
- Bốn bề hàng phố tiếng xôn xao,
- Giở dậy mà xem những thế nào?
- Lục sở bày trò trong rạp tối,
- Tam tài cờ cắm ngọn thành cao.
- Giày Tàu bít gót, Ngô đi bãi,
- Váy lĩnh phơi trôn, đĩ rửa hào.
- Nhuốm, vện, khoang, vằn…vô số chó,
- Ra tuồng đắc ý chạy xôn xao.[28]
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Tương truyền, Hà Thành Chính Khí ca, Hà Thành hiểu vọng và bài thơ này đều của Ba Giai (Nguyễn Văn Giai), người huyện Vĩnh Thuận (Hà Nội), một nhà thơ châm biếm ở cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam.
- ^ Phần giới thiệu, dựa theo Lê Chí Dũng, trong Từ điển Văn học (bộ mới). Nhà xuất bản Thế giới, tr. 563.
- ^ Kính Thiên: là tòa cung điện trung tâm của hoàng cung thời nhà Lê ở Thăng Long, dùng để vua và các đại thần đến tĩnh tâm và bày tỏ lòng kính trời.
- ^ Đoàn thanh lâu chỉ những gái ở lầu xanh.
- ^ Kho tượng: tượng thần giữ kho.
- ^ Quý Dậu (1873): nhắc năm Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, tướng Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết sau khi thành mất.
- ^ Tiết chế Hoàng công, ý nói đến Tiết chế quân vụ Bắc Kỳ Hoàng Tá Viêm.
- ^ Hắc Kỳ, chỉ quân Cờ đen của Đề đốc Lưu Vĩnh Phúc.
- ^ Sơn, Hùng: tức Sơn Tây và Hưng Hóa (Hùng tức phủ Đoan Hùng thuộc tỉnh Hưng Hóa, nay là Phú Thọ).
- ^ Chỉ Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng. Khi quân Pháp thừa ùa vào thành, viên quan này bỏ trốn trong hành cung. Đoạn thơ này tác giả có ý châm biếm.
- ^ Mặt ủ hờn cơm: ý nói đến Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng, khi thành Hà Nội thất thủ, cũng giả vờ buồn rầu nhịn ăn vài bữa.
- ^ Ám chỉ Tổng Đốc Hoàng Diệu.
- ^ Dày, Kẻ: tên hai làng thuộc phủ Hoài Đức ở phía Tây Hà Nội.
- ^ Vẽ, Vòng: tức làng Đông Ngạc và Dịch Vọng. Cả hai đều thuộc Hà Nội.
- ^ Phùng: Phùng Xá, thuộc huyện Đan Dương, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội).
- ^ Phủ Lý: tức phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nam.
- ^ Huyện Nam Xang: thuộc tỉnh Hà Nam.
- ^ Tam Tuyên: gồm Tuyên Quang, Hưng Hóa và Sơn Tây.
- ^ Tòa thất thủ, xiềng trao già tỏa: Để thành Hà Nội thất thủ, các quan có trách nhiệm tự đem xiềng gông trói lại.
- ^ Tàu Đông Hải: Tên một chiếc tàu của quân Thanh (Trung Quốc).
- ^ Thống sát, thông năm: tên tục gọi một số người ra cộng tác với quân Pháp.
- ^ Hạc: Bạch Hạc, thuộc Phú Thọ.
- ^ Quán: huyện lỵ Trấn An, gần Bảo Hà (thuộc tỉnh Lào Cai).
- ^ Lưỡng biên giang: dọc hai bên bờ sông.
- ^ Cờ úp thung trồng: cờ to có móc câu, có thể dùng để đánh đối phương. Đây là khí cụ quen thuộc của quân Cờ Đen do Đề đốc Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy. Thung trồng là cọc đóng ở lòng sông. Đây là biện pháp thường dùng của quân Việt, nhằm chống ngăn tàu địch.
- ^ Ngô: chỉ quân Thanh. Dùng từ này, tác giả có ý nói lực lượng này cũng là "giặc".
- ^ Chép trong Mấy bài sử ca trong giai đoạn chống xâm lăng do Huỳnh Lý soạn. Nhà xuất bản Văn hóa (Hà Nội), 1958.
- ^ Chép trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, (1858-1820). Nhà xuất bản Văn học, 1984, tr. 498.