Grammistes sexlineatus

loài cá

Cá mú sáu chỉ, tên khoa họcGrammistes sexlineatus, là loài cá biển duy nhất thuộc chi Grammistes trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1792.

Grammistes sexlineatus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Tông (tribus)Grammistini
Chi (genus)Grammistes
Bloch & Schneider, 1801
Loài (species)G. sexlineatus
Danh pháp hai phần
Grammistes sexlineatus
(Thunberg, 1792)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Perca sexlineata Thunberg, 1792
  • Grammistes orientalis Bloch & Schneider, 1801
  • Sciaena vittata Lacépède, 1802

Từ nguyên

sửa

Từ định danh sexlineatus trong tiếng Latinh có nghĩa là "có sáu sọc" (sex: "sáu" và lineatus: "có sọc"), hàm ý đề cập đến sáu dải sọc trắng/vàng dọc theo chiều dài cơ thể ở loài cá này; từ grammistes bắt nguồn từ γράμματος (grámmatos) trong tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là "chữ viết, nét vẽ", hàm ý tương tự như từ định danh.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

Từ Biển Đỏ và bờ nam bán đảo Ả Rập, G. sexlineatus được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo MarquisesTuamotu (Polynésie thuộc Pháp), băng qua phần lớn những vùng biển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến đảo Lord Howe (Úc) và New Zealand (gồm cả quần đảo Kermadec).[1][3]

Việt Nam, G. sexlineatus được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa; cù lao Chàm[4] và bờ biển Quảng Nam;[5] đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);[6] Phú Yên;[7] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[8] Ninh Thuận[9] và các đảo đá ngoài khơi Bình Thuận.[10]

G. sexlineatus sống tập trung trên các rạn san hô viền bờ và có thể được tìm thấy ở độ sâu đến 130 m, nhưng chúng thường ẩn mình bên dưới các gờ và hốc đá vào ban ngày.[11]

Mô tả

sửa
 
G. sexlineatus sọc trắng
 
Một con G. sexlineatus đã già

G. sexlineatus có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 30 cm.[11] Loài này có màu nâu sẫm (gần như đen) với các dải sọc vàng/trắng ở đầu và dọc hai bên lườn. Các sọc này có màu trắng ở cá đực và vàng hơn ở cá cái.[12] Cá con chỉ có hai dải sọc trắng. Ở những cá thể đã già, các sọc trên cơ thể đứt đoạn thành các vạch ngắn. Môi trên có một đốm đen viền xanh óng.[13]

Số gai ở vây lưng: 7; Số tia vây ở vây lưng: 13–14; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 60–72.[14]

Sinh thái học

sửa

G. sexlineatus, cũng như nhiều loài cá thuộc tông Grammistini, có các tuyến sản sinh độc tố ở lớp hạ bì.[11] Độc tố mà những loài cá này tiết ra có tên gọi là grammistin, vốn được đặt theo tên của tông Grammistini, có tác dụng tán huyết. Chất độc này có thể làm nước nổi bọt như xà phòng nên những loài Grammistini được gọi chung là "cá xà phòng".

Hai loài G. sexlineatusPogonoperca punctata được đánh giá là có độc tính mạnh hơn những loài cá xá phòng khác.[15]G. sexlineatus, có 7 grammistin được phân lập từ chúng, được đánh thứ tự là Gs 1, Gs 2 và Gs A–E;[16] grammistin Gs 2 có hoạt tính tán huyết cao hơn gấp 6–11 lần và gây ngộ độc ichthyotoxin gấp 10 lần so với Gs 1.[17]

Thức ăn của G. sexlineatus là các loài cá nhỏ hơn.[11]

Thương mại

sửa

G. sexlineatus hầu như không có giá trị thương mại trong ngành kinh doanh cá cảnh.[1]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Williams, J. T.; Carpenter, K. E.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). Grammistes sexlineatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T69584408A69592292. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T69584408A69592292.en. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2021). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei: Family Serranidae (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Perca sexlineata. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  5. ^ Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Thị Tường Vi; Trần Thị Hồng Hoa; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh (2016). “Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 16 (4): 405–417. doi:10.15625/1859-3097/16/4/7506. ISSN 1859-3097. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ Mai Xuân Đạt; Phan Thị Kim Hồng (2017). “Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trong hệ sinh thái vùng triều khu bảo tồn biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 17 (4A): 177–187.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Nguyễn Văn Long (2013). “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 13 (1): 31–40. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  9. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  10. ^ Mai Xuân Đạt (2019). “Cá rạn san hô trong các bãi ngầm và đảo đá ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 19 (4A): 259–271. doi:10.15625/1859-3097/19/4A/14590. ISSN 1859-3097.[liên kết hỏng]
  11. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Grammistes sexlineatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  12. ^ Mazza, Giuseppe (2008). Grammistes sexlineatus. Monaco Nature Encyclopedia. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  13. ^ Joe Shields (biên tập). Grammistes sexlineatus - Lined Soapfish”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 122. ISBN 978-0824818951.
  15. ^ Randall, J.; Aida, K.; Hibiya, T.; Mitsuura, Nobuhiro; Kamiya, H.; Hashimoto, Y. (1971). “Grammistin, the skin toxin of soapfishes, and its significance in the classification of the Grammistidae” (PDF). Publications of the Seto Marine Biological Laboratory. 19 (2–3): 157–190.
  16. ^ Sugiyama, Nami; Araki, Mika; Ishida, Masami; Nagashima, Yuji; Shiomi, Kazuo (2005). “Further isolation and characterization of grammistins from the skin secretion of the soapfish Grammistes sexlineatus”. Toxicon: Official Journal of the International Society on Toxinology. 45 (5): 595–601. doi:10.1016/j.toxicon.2004.12.021. ISSN 0041-0101. PMID 15777955.
  17. ^ Shiomi, K.; Igarashi, T.; Yokota, H.; Nagashima, Y.; Ishida, M. (2000). “Isolation and structures of grammistins, peptide toxins from the skin secretion of the soapfish Grammistes sexlineatus”. Toxicon: Official Journal of the International Society on Toxinology. 38 (1): 91–103. doi:10.1016/s0041-0101(99)00136-1. ISSN 0041-0101. PMID 10669014.