Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh

Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh (1917 – 1974) là một giám mục Công giáo người Việt Nam.[2] Ông là giám mục tiên khởi giáo phận Bùi Chu. Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Đến với Chúa Giêsu nhờ mẹ Maria".[3]

Giám mục
 
Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh
Giám mục Tiên khởi Giáo phận Bùi Chu
(1960–1974)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
TòaGiáo phận Bùi Chu
Bổ nhiệmNgày 24 tháng 11 năm 1960
Hết nhiệmNgày 11 tháng 2 năm 1974
Tiền nhiệmChức vụ thiết lập
Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Đại diện Tông Tòa Bùi Chu
Kế nhiệmĐa Minh Maria Lê Hữu Cung
Giám quản Tông Tòa Địa phận Bùi Chu[1]
TòaHiệu tòa Berenice
Bổ nhiệmNgày 5 tháng 3 năm 1960
Hết nhiệmNgày 24 tháng 11 năm 1960
Tiền nhiệmPhêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Kế nhiệmChức vụ bãi bỏ
Đa Minh Maria Lê Hữu Cung
Giám mục chính tòa Bùi Chu
Các chức khácLinh mục Giám quản Tông Tòa Địa phận Bùi Chu (20/3/1959–5/3/1960)
Truyền chức
Thụ phongNgày 4 tháng 8 năm 1945
Tấn phongNgày 10 tháng 11 năm 1960
Thông tin cá nhân
SinhNgày 31 tháng 7 năm 1917
Quần Cống, Nam Định, Việt Nam
MấtNgày 11 tháng 2, 1974(1974-02-11) (56 tuổi)
Khẩu hiệu"Đến với Chúa Giêsu nhờ Mẹ Maria"
Cách xưng hô với
Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuAd Jesum per Mariam
TòaGiáo phận Bùi Chu

Thời gian điều hành Giáo phận Bùi Chu của ông là một trong những thời gian khó khăn nhất do hoàn cảnh của miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ và do cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Thân thế

sửa

Phạm Năng Tĩnh sinh ngày 31 tháng 7 năm 1917 tại giáo xứ Quần Cống, nay thuộc xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu. Cậu bé Tĩnh lần lượt nhận các Bí tích Khai Tâm Kitô giáo như Bí tích Rửa Tội ngày 5 tháng 8 năm 1917; Bí tích Thánh Thể ngày 19 tháng 3 năm 1922 và Bí tích Thêm Sức ngày 22 tháng 7 năm 1927. Phạm Năng Tĩnh bắt đầu con đường tu học của mình vào năm 1931.[4]

Thời kỳ linh mục

sửa

Sau quá trình tu học, Phạm Năng Tĩnh được thụ phong linh mục ngày 4 tháng 8 năm 1945,[3] ngay trước khi nổ ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của Việt Minh. Chủ phong nghi thức truyền chức linh mục là giám mục Giuse Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn.[4] Sau khi được truyền chức, linh mục trẻ tuổi được bổ nhiệm làm Giáo sư trường Ninh Cường ngày 15 tháng 8 năm 1945. Đúng một năm sau đó, linh mục Tĩnh được thuyên chuyển đi làm Giáo sư Chủng viện Quần Phương.[4]

Sau gần bốn năm giảng dạy tại Quần Phương, ngày 19 tháng 5 năm 1950, Phạm Năng Tĩnh được điều chuyển đảm nhận chức vụ Trưởng ban Lễ Nhạc Địa phận Bùi Chu kiêm Lục Sự Tòa án Hôn phối Địa phận. Tuy vậy, chưa được bao lâu, giám mục địa phận quyết định chọn linh mục Tĩnh làm chánh Văn phòng Tòa giám mục Bùi Chu ngày 13 tháng 6 năm 1951.[4]

Ngày 20 tháng 9 năm 1954, Giám mục Hạt Đại diện Tông Tòa Bùi Chu Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi bổ nhiệm linh mục Phạm Năng Tĩnh vào chức vụ Tổng Đại diện giáo phận.[4] Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Phạm Năng Tĩnh cũng di cư vào Miền Nam, sau được giám mục Chi yêu cầu trở về miền Bắc.[5] Trong thời gian này ông theo dõi việc định cư cho giáo dân, cho nữ tu viện Đa Minh Bùi Chu.

Năm 1954, địa phận Bùi Chu về nhân sự có 178 linh mục triều, 14 linh mục dòng, 78 đại chủng sinh, một số lớn nữ tu và gần 210.000 giáo dân. Phần lớn nhân sự này di cư sau Hiệp định Genève: Đại diện Tông Tòa, linh mục Tổng Đại diện và linh mục Chánh văn phòng cùng 142 linh mục, chủng sinh, bề trên các hội dòng và trên 100.000 giáo dân. Sau di cư, địa phận Bùi Chu gặp khó khăn khi chỉ còn lại 35 linh mục già yếu, có vị đã hồi hưu, 54 thầy giảng và 90 nữ tu.[5]

Ngày 20 tháng 3 năm 1959, Tòa Thánh loan báo chọn linh mục tổng đại diện Phạm Năng Tĩnh làm Giám quản Tông Tòa Địa phận Bùi Chu.[4]

Giám mục

sửa

Gần một năm sau khi được chọn làm Giám quản Tông Tòa, ngày 5 tháng 3 năm 1960, Tòa Thánh công bố chọn linh mục Phạm Năng Tĩnh làm Giám mục Đại diện Tông Tòa Hạt Đại diện Tông Tòa Bùi Chu trên danh nghĩa giám mục Hiệu tòa Berrnicia. Để việc tấn phong được tiến hành, linh mục Tĩnh đã đạp xe 40 km và đi đò trong đêm tối đến địa điểm cử hành nghi thức tấn phong là Thái Bình[4] vào ngày 10 tháng 11 cùng năm.[6][7] Chủ phong là giám mục Đa Minh Đinh Đức Trụ, tham gia buổi truyền chức ngay trong đêm, ngoài vị chủ phong và tân chức, chỉ có 2 người khác.[7]

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, cùng với việc thiết lập hàng giáo phẩm, giám mục Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh được nâng lên làm Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu qua Tông Hiến Venerabilium Nostrorum của Giáo hoàng Gioan XXIII, đồng thời ông là vị giám mục chính tòa giáo phận Bùi Chu đầu tiên xuất thân từ chính giáo phận này.[8] Sau đó chỉ 3 ngày, ông truyền chức linh mục cho 4 người trong đó có Giuse Maria Vũ Duy Nhất.[4]

Trong thời kỳ cai quản của Phạm Năng Tĩnh, giáo phận Bùi Chu có hàng chục ngàn giáo dân nhưng chỉ có 35 linh mục. Vì thiếu linh mục cách trầm trọng, bản thân giám mục Tĩnh vào mỗi ngày Chủ nhật đều đạp xe đến cử hành lễ tại các giáo xứ nhằm mục đích khuyên bảo giáo dân sống đạo. Phạm Năng Tĩnh cũng viết và dịch trên 20 cuốn sách thuộc nhiều loại Công giáo, các sách ngắm nguyện về Thánh Tâm Chúa và Mẹ Maria, sách tu đức, sách luân lý,... và các luân thư hàng tháng đến giáo dân.[4]

Cuối tháng 6 năm 1962, Phạm Năng Tĩnh cử hành nghi thức dâng giáo phận cho Thánh Tâm Chúa tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Ngày 8 tháng 12 năm 196, ông truyền chức linh mục cho thêm 29 người, tổ chức tại Đền Thánh Phú Nhai. Đầu năm 1969, ông nhận được sắc và hiến pháp gửi về cho phép dổi tên Dòng Mến Thánh giá Bùi Chu thành dòng Thừa sai Đức Mẹ Trinh Vương gọi tắt là hội dòng Trinh Vương. Giám mục Giuse Phạm Năng Tĩnh Công bố Sắc Tòa Thánh và mở lớp đầu tiên cho dòng Trinh Vương ngày 19 tháng 3 năm 1969. Ngày 4 tháng 8 năm 1970, ông chủ sự lễ tạ ơn kỷ niệm 25 năm chức vụ Linh mục của ông tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu.[4]

Ngày 11 tháng 2 năm 1974, Phạm Năng Tĩnh từ trần ở tuổi 57 tại Tòa giám mục Bùi Chu và được an táng trong Nhà thờ chính tòa Bùi Chu. Lễ an táng cử hành tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu do Phó Tổng giám mục Giuse Maria Trịnh Văn Căn chủ tế, với sự tham gia của các linh mục tổng đại diện các giáo phận miền Bắc cùng toàn thể hàng linh mục và hơn 50.000 giáo dân giáo phận Bùi Chu. Trong tang lễ, linh cữu của ông cũng được rước trên quãng đường dài 5 km quanh nhà thờ chính tòa Bùi Chu.[4]

Tông truyền

sửa

Giám mục Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh được tấn phong giám mục năm 1960, thời Giáo hoàng Gioan XIII, bởi:[9]

Tóm tắt chức vụ

sửa
Tiền nhiệm:
Tađêô Lê Hữu Từ
Giám quản Tông Tòa
Hạt Đại diện Tông Tòa Bùi Chu

1959–1960
Kế nhiệm:
Chức vụ bãi bỏ
Tiền nhiệm:
Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Đại diện Tông Tòa
Hạt Đại diện Tông Tòa Bùi Chu

1960
Kế nhiệm:
Chức vụ bãi bỏ
Tiền nhiệm:
Alphonse Joseph Matthijsen, M. Afr.
Giám mục Hiệu tòa Berenice[10]
1960
Kế nhiệm:
Antonius Hofmann
Tiền nhiệm:
Chức vụ thiết lập
Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu
1960 – 1974
Kế nhiệm:
Đa Minh Lê Hữu Cung

Chú thích

sửa
  1. ^ “Tông hiến thành lập Hàng Giáo Phẩm - VENERABILIUM NOSTRORUM”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 6 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 6 năm 2019.
  2. ^ “Danh Sách Các Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục Việt Nam”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ a b “Đức Cha Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh Nguyên Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  4. ^ a b c d e f g h i j k “Lịch sử giáo phận Bùi Chu”. Kỷ yếu Giáo phận Bùi Chu (đánh máy trên Giáo xứ Giáo họ). Bản gốc lưu trữ Ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ a b “GIÁO PHẬN BÙI CHU”. Giáo phận Bùi Chu. Bản gốc lưu trữ Ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  6. ^ “Tri ân các Đức Cố Giám Mục Bùi Chu”. Giáo phận Bùi Chu. Bản gốc lưu trữ Ngày 24 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 24 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ a b “Lễ tấn phong giám mục chỉ có 4 người”. Giáo phận Bùi Chu. Bản gốc lưu trữ Ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  8. ^ “Tông hiến Venerabilium Nostrorum của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII về việc thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 7 năm 2018. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “Bishop Joseph Maria Phâm-Nang-Tinh † Bishop of Bùi Chu, Viet Nam”. Catholic Hierachy. Bản gốc lưu trữ Ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2019.
  10. ^ “Titular Episcopal See of Berenice, Libya”. G Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 7 tháng 4 năm 2019. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 25 (trợ giúp)

Tham khảo

sửa
  • Tài liệu đánh máy của tòa Giám mục Bùi Chu.
  • Việt Nam Công giáo Niên giám 1964.
  • Dòng Đa Minh trên đất Việt, tập 2, của Bùi Đức Sinh, 1967.
  • Giám mục Hồ Ngọc Cẩn, Giám mục Bùi Chu, của linh mục Phạm Châu Diên, 1990.