"Lão Biểu" là từ xưng hô mà người Giang Tây gọi người đồng hương cùng tỉnh, thể hiện sự thân thiết. Người ngoài tỉnh cũng gọi người Giang Tây là "Giang Tây Lão Biểu" như một cách xưng hô thân mật. Ngoài ra, người Giang Tây cận đại cũng duy trì cách xưng hô những người ngoại tỉnh di dân là "Lão Biểu", như các nơi ở Mân Bắc.

Nguồn gốc

sửa

Nguồn gốc từ "Giang Tây Lão Biểu" vẫn chưa có cách công nhận chính thức, có nhiều giả thuyết:

  • Lúc thành lập Nhà Minh, vùng phụ cận Trường Sa của Hồ Nam bị chiến loạn nên lâm vào cảnh hoang tàn, một số lượng lớn dân Giang Tây di cư vào Hồ Nam. Sau đó giữa thời Nhà Minh-Thanh lại có nhiều dân Giang Tây nhập cư, thậm chí một số vùng chiếm đến tám chín mươi phần trăm người Giang Tây. Người Hồ Nam sau này đều nhận Giang Tây là quê hương của bố mẹ họ, nhận người Giang Tây là họ hàng của họ và gọi người Giang Tây là "Lão Biểu". Điều này liên quan đến truyền thuyết "Giang Tây điền Hồ Quảng".
  • Chu Nguyên Chương lúc chưa làm hoàng đế một lần gặp nạn được cứu, để báo ơn người Giang Tây đã giúp ông, ông đã nguyện nếu lấy được thiên hạ, thì hễ người Giang Tây có việc gì chỉ cần với danh nghĩa là "Lão Biểu" trực tiếp đến tìm ông.
  • Xuất phát từ người Quảng Đông gọi người Khách Gia vùng miền Nam tỉnh Giang Tây, và người Khách Gia ở miền đông tỉnh Quảng Đông là "Lão Biểu" (vì người hai vùng này đều là người Khách Gia), sau này lưu truyền ra cả tỉnh Giang Tây trở thành cách gọi khác của hai tiếng "đông hương".

Tham khảo

sửa