Chủ nghĩa gia đình trị
Chủ nghĩa gia đình trị (tiếng Đức: Nepotismus hay Vetternwirtschaft từ chữ tiếng Latinh: nepos cháu trai) là việc những người có quyền lực, có vị trí lãnh đạo tạo lợi thế hay ban đặc ân cho những người trong gia đình hoặc bà con thân thuộc. Những lợi thế, ưu tiên thí dụ như cấp điều khoản hợp đồng thuận lợi khác thường cho người thân hoặc bỏ kiểm tra cần thiết đối với người thân, gây thiệt hai cho một tổ chức hoặc một công ty. Chủ nghĩa gia đình trị có thể xảy ra tại mọi lãnh vực khác nhau như chính trị, giải trí, doanh nghiệp và đạo giáo.
Từ ngữ
sửaTừ tiếng Đức hay tiếng Anh Nepotism bắt nguồn từ tiếng Ý nepotismo,[1][2] từ chữ Latin nepos có nghĩa là cháu trai.[3] Nó nói tới việc các giáo hoàng, hay giám mục bổ nhiệm các cháu trai và các người thân khác của mình vào chức vụ hồng y, hay các chức sắc cao. Từ thời Trung Cổ và đến cuối thế kỷ 17, một số giáo hoàng Công giáo Rôma hay giám mục, đã khấn khiết tịnh, và do thường không có con cái của chính họ, đã cho cháu trai của họ vào các vị trí ưu tiên mà thường xảy ra trong việc cha truyền con nối.[4]
Giáo hoàng Calixtô III, người đứng đầu nhà Borgia, phong 2 hai cháu của mình làm hồng y; Rodrigo, một trong 2 người cháu trai, sau đó sử dụng vị trí của mình như là một hồng y để trở thành Giáo hoàng Alexanđê VI.[5] Alexander sau đó lại phong Alessandro Farnese, anh trai tình nhân của mình, làm hồng y; Farnese lại trở thành Giáo hoàng Phaolô III.[6]
Giáo hoàng Phaolô III cũng theo chủ nghĩa gia đình trị, bổ nhiệm, hai cháu trai, ở độ tuổi 14 và 16, làm hồng y. Những thực hành như vậy chỉ chấm dứt khi Giáo hoàng Innôcentê XII cho ban hành sắc lệnh Romanum decet pontificem vào năm 1692.[4] Sắc lệnh này cấm các giáo hoàng tặng bất động sản, văn phòng, hoặc thu nhập cho bất kỳ thân nhân nào, với ngoại lệ là một người thân có đủ trình độ thì có thể thành hồng y.[7]
Đạo đức
sửaMột trong những chủ đề căn bản nhất trong đạo đức là sự công bằng. Gia đình trị nói riêng và thiên vị do liên hệ nói chung tạo ra sự bất công vì nó tạo ra lợi thế quá mức cho một người không nhất thiết đáng để hưởng việc này.
Trong lĩnh vực công cộng, gia đình trị cũng làm suy yếu lợi ích chung. Khi một người nào đó được cấp một chức vụ do có liên hệ chứ không phải vì người đó có khả năng và kinh nghiệm tốt nhất, các dịch vụ mà người đó thực hiện cho công chúng có thể kém hơn.
Ngoài ra, quan hệ gia đình thường được giữ bí mật, thực hành này làm mất đi sự minh bạch mà nên là một phần của quá trình tuyển dụng và ký kết hợp đồng chính phủ.[8]
Luật lệ
sửaNăm 1967, Hoa Kỳ đã ban hành "federal anti-nepotism law" (Luật liên bang chống gia đình trị) cấm các viên chức chính phủ tuyển dụng thân nhân mình nơi họ trông coi hay quản lý.[9] Người ta thường nhắc tới trong quá khứ việc tổng thống John F Kennedy đã bổ nhiệm em trai mình Robert F. Kennedy làm bộ trưởng bộ Tư pháp Hoa Kỳ vào năm 1961.
Các loại thiên vị
sửaNgoài chủ nghĩa gia đình trị thiên vị người trong gia đình, còn có Chủ nghĩa thân hữu (cronyism) thiên vị người quen hay bạn bè. Chủ nghĩa thiên vị nhóm (Favoritism) nói về sự thiên vị một nhóm người ưa thích hơn là xét đoán dựa vào khả năng.[8]
Gia đình trị ở các quốc gia
sửaCác ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này.(tháng 10 năm 2024) |
Việt Nam
sửaLuật không cấm
sửaLiên quan đến việc nguyên Giám đốc Trung tâm pháp y Đà Nẵng Võ Đình Thạnh đưa người thân vào biên chế trước khi nghỉ hưu, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho rằng: "Thẩm quyền tiếp nhận, bổ nhiệm, nhân sự từ nơi này đến nơi khác là của giám đốc đơn vị. Pháp luật hiện không cấm việc tuyển dụng người nhà, miễn là đúng quy trình".[10]
Nhận xét
sửaVề vụ Trịnh Xuân Thanh, bà Nguyễn Thị Từ Huy bày tỏ quan điểm: "Thực ra tuổi tác không quyết định khả năng làm việc. Và nhiều người xuất thân trong các gia đình cán bộ cao cấp nhưng vẫn có thực tài, có năng lực thực sự. Nhưng nếu "con cháu các cụ cả" trở thành nguyên tắc (ngầm) trong việc tuyển dụng cán bộ thì dĩ nhiên hậu quả không thể tránh khỏi là tham nhũng, kém hiệu quả, thua lỗ, kém phát triển, và tình trạng "gia đình trị" sẽ tiếp tục kéo dài dẫn đến hiện tượng toàn bộ các lĩnh vực trong xã hội bị một số gia đình nắm trong tay họ,..." [11]
Một số chính trị gia tại Việt Nam có xuất thân trong gia đình cán bộ cao cấp
sửaMột số doanh nhân tại Việt Nam có xuất thân trong gia đình cán bộ cao cấp
sửaTên | Năm sinh | Chức vụ | Xuất thân |
---|---|---|---|
Nguyễn Thanh Hà | 1950 | Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị VietjetAir | Con gái của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh |
Nguyễn Thanh Phượng | 1980 | Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt | Con gái của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Chú thích
sửa- ^ "Nepotism." Dictionary.com. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.
- ^ “In Praise of Nepotism: A Natural History”. Adam Bellow Booknotes interview transcript. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
- ^ “Article nepos”. CTCWeb Glossary. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2013.
- ^ a b “Article Nepotism”. New Catholic Dictionary. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2007.
- ^ “Article Pope Alexander VI”. New Catholic Dictionary. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2007.
- ^ “Article Pope Paul III”. Catholic Encyclopedia. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2007.
- ^ Anura Gurugé (ngày 16 tháng 2 năm 2010). The Next Pope. Anura Guruge. tr. 115. ISBN 978-0-615-35372-2. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2013.
- ^ a b “Favoritism, Cronyism, and Nepotism”. Santa Clara University. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
- ^ “5 Hoa Kỳ Code § 3110 - Employment of relatives; restrictions”. Cornell University Lă School. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2016.
- ^ “Nữ Giám đốc Sở: Luật không cấm tuyển người thân”. Santa Clara University. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2016.
- ^ Vụ Trịnh Xuân Thanh: hệ thống bất lực?, bbc, 17.9.2016