Giải bóng đá U-21 Quốc gia 2005

Giải bóng đá U-21 Quốc gia 2005, tên gọi chính thức là Giải bóng đá U-21 Quốc gia – Cúp Báo Thanh Niên 2005 là mùa giải thứ 9 của Giải bóng đá Vô địch U-21 Quốc gia do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) phối hợp với báo Thanh Niên tổ chức. Mùa giải lần này diễn ra theo hai giai đoạn, với giai đoạn vòng loại diễn ra từ ngày 10 tháng 8 đến ngày 20 tháng 9 năm 2005. Vòng chung kết của giải, gồm 8 đội bóng, được tổ chức tại Bình Định từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 9 tháng 10 năm 2005.[1]

Giải bóng đá U-21 Quốc gia 2005
Giải bóng đá U-21 Quốc gia – Cúp Báo Thanh Niên 2005
Chi tiết giải đấu
Quốc gia Việt Nam
Thời gianVòng loại: 10 tháng 8 – 20 tháng 9 năm 2005
Vòng chung kết: 29 tháng 9 – 9 tháng 10 năm 2005
Số đội21
Vị trí chung cuộc
Vô địchHoa Lâm Bình Định (lần thứ 1)
Á quânLG Hà Nội ACB
Lọt đến bán kết
Thống kê giải đấu
Số trận đấu15
Số bàn thắng31 (2,07 bàn mỗi trận)
Số thẻ vàng45 (3 thẻ mỗi trận)
Số thẻ đỏ3 (0,2 thẻ mỗi trận)
Số khán giả90.000 (6.000 khán giả mỗi trận)
Vua phá lướiTrương Hoàng Vũ (Hoa Lâm Bình Định)
Phạm Thanh Nguyên (Sông Đà Nam Định)
(3 bàn mỗi người)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Phạm Thành Lương (LG Hà Nội ACB)
Thủ môn xuất sắc nhấtNguyễn Minh Phong (LG Hà Nội ACB)
2004
2006

Bình Định đã đoạt chức vô địch sau khi đánh bại LG Hà Nội ACB trong trận chung kết, trở thành đội chủ nhà thứ hai trong lịch sử giải đấu lên ngôi vô địch (sau Thể Công ở giải đấu đầu tiên năm 1997).

Các đội bóng

sửa

26 đội bóng đã đăng ký tham dự mùa giải lần này từ vòng loại.[2] Đội đương kim vô địch Sông Đà Nam Định và đội chủ nhà của vòng chung kết Hoa Lâm Bình Định được miễn thi đấu vòng loại. Các đội bóng được sắp xếp sẵn vào các bảng đấu dựa theo khu vực địa lý. Những đội bóng đóng vai trò là chủ nhà của bảng đấu vòng loại được in đậm.

Vào thẳng vòng chung kết
  1. Hoa Lâm Bình Định (chủ nhà vòng chung kết)
  2. Sông Đà Nam Định (đương kim vô địch)
Tham dự vòng loại Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E
Rút lui sau khi đăng ký tham dự[1]
Bảng B
Bảng C
Bảng D
Bảng E

Vòng loại

sửa

Vòng loại diễn ra từ ngày 10 tháng 8 đến ngày 20 tháng 9 năm 2005. Các đội bóng trong bảng đấu của mình thi đấu vòng tròn một lượt chọn đội đứng đầu bảng lọt vào vòng chung kết. Riêng với bảng A, sáu đội bóng được chia thành hai nhóm, chọn hai đội đứng đầu mỗi nhóm lọt vào bán kết; hai đội thắng trong hai trận bán kết của bảng giành quyền vào vòng chung kết.[3]

Các tiêu chí

sửa

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho 1 trận thắng, 1 điểm cho 1 trận hòa, 0 điểm cho 1 trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây được áp dụng theo thứ tự, để xác định thứ hạng:[1]

  1. Điểm trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  3. Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn còn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng lại cho riêng nhóm này;
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  6. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
  7. Bốc thăm.

Các đội vượt qua vòng loại

sửa
Câu lạc bộ[4] Tư cách vượt qua vòng loại Tham dự vòng chung kết Thành tích tốt nhất
Hoa Lâm Bình Định Chủ nhà 4 lần[5] Vòng bảng (1998, 1999, 2002)
Sông Đà Nam Định Đương kim vô địch 4 lần Vô địch (2004)
Thể Công Thắng bán kết bảng A 5 lần Vô địch (1997, 1998, 1999)
LG Hà Nội ACB Thắng bán kết bảng A 3 lần Vòng bảng (2001, 2003)
Đà Nẵng Nhất bảng B 7 lần[6] Vô địch (2003)
Bình Dương Nhất bảng C 3 lần[7] Hạng ba (1997)
Thành Long Nhất bảng D 2 lần Vòng bảng (2004)
Cà Mau Nhất bảng E Lần đầu Lần đầu

Địa điểm

sửa

Tất cả các trận đấu của vòng chung kết diễn ra tại sân vận động Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Bình Định
Sân vận động Quy Nhơn
Sức chứa: 20.000
 

Đội hình

sửa

Các cầu thủ từ 16 đến 21 tuổi (sinh từ ngày 31 tháng 12 năm 1984 đến ngày 31 tháng 12 năm 1989) có đủ điều kiện để tham dự giải đấu. Mỗi đội bóng phải đăng ký một danh sách gồm tối đa 22 cầu thủ, trong đó có tối đa ba cầu thủ 22 tuổi (Quy định mục 4.1 và 4.2).[1]

Vòng bảng

sửa

Tám đội tham dự được chia thành hai bảng, thi đấu vòng tròn một lượt để chọn ra hai đội đứng đầu mỗi bảng vào bán kết. Lễ bốc thăm chia bảng đã diễn ra vào lúc 16:00 ngày 26 tháng 9 năm 2005 tại Resort Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai (Quy Nhơn, Bình ĐỊnh).[8]

Bảng A

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 Bình Định (H) 3 2 1 0 4 1 +3 7 Vòng đấu loại trực tiếp
2 Thể Công 3 2 0 1 4 3 +1 6
3 Thành Long 3 1 0 2 4 6 −2 3
4 Cà Mau 3 0 1 2 4 6 −2 1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(H) Chủ nhà
Bình Định1–1Cà Mau
K'Brèo   35' Chi tiết

Thể Công2–1Cà Mau
Chi tiết

Thành Long3–2Cà Mau
  • Nhật Thanh   37'
  • Thanh Sơn   50'
  • Minh Vũ   55'
Chi tiết

Bảng B

sửa
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 LG Hà Nội ACB 3 1 2 0 4 2 +2 5 Vòng đấu loại trực tiếp
2 Nam Định 3 1 2 0 3 2 +1 5
3 Đà Nẵng 3 0 3 0 1 1 0 3
4 Bình Dương 3 0 1 2 1 4 −3 1
Nguồn: [cần dẫn nguồn]
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại

Đà Nẵng1–1Bình Dương
Hùng Sơn   90+' Chi tiết Văn Phong   70'

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa

Trong vòng đấu loại trực tiếp, nếu một trận đấu có kết quả hòa sau 90 phút:

Bán kết

sửa
Bình Định2–1Nam Định
Quốc Nghĩa (2)   3'
Hoàng Vũ   90+3'
Chi tiết Đức Dương (9)   61'

Chung kết

sửa
Bình Định1–0LG Hà Nội ACB
Hoàng Vũ   64' (ph.đ.) Chi tiết
Khán giả: 20.000
Trọng tài: Vũ Bảo Linh

Thống kê

sửa

Vô địch

sửa
Vô địch Giải bóng đá U-21 Quốc gia 2005
Bình Định
Lần thứ 1

Các giải thưởng

sửa

Các giải thưởng dưới đây đã được trao sau khi giải đấu kết thúc:[9]

Vua phá lưới Cầu thủ xuất sắc nhất Thủ môn xuất sắc nhất Giải phong cách
Trương Hoàng Vũ (Bình Định) Phạm Thanh Lương (LG Hà Nội ACB) Nguyễn Minh Phong (LG Hà Nội ACB) Bình Định
Phạm Thanh Nguyên (Sông Đà Nam Định)

Đội hình tiêu biểu

sửa

Đội hình tiêu biểu của giải đấu, do ban tổ chức bình chọn, là đội hình gồm những cầu thủ thi đấu ấn tượng nhất tại các vị trí được chọn lựa trong giải đấu.[10]

Cầu thủ
Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo
Nguyễn Minh Phong (LG Hà Nội ACB) LB Ngô Việt Anh (LG Hà Nội ACB) LM Phạm Thanh Lương (LG Hà Nội ACB) CF Nguyễn Xuân Thành (LG Hà Nội ACB)
CB Ngân Ngọc Hưng (Bình Định) CM Vương Quốc Huân (Cà Mau) SS Phan Quý Hoàng Lâm (Bình Định)
CB Lê Phước Tứ (Thể Công)
RB Hoàng Trung Kiên (Thể Công) RM Lê Thành Tài (Bình Định) CF Phạm Thanh Nguyên (Nam Định)

Cầu thủ ghi bàn

sửa

Đã có 31 bàn thắng ghi được trong 15 trận đấu, trung bình 2.07 bàn thắng mỗi trận đấu. [11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e “VFF - Điều lệ Giải bóng đá Quốc gia dưới 21 tuổi (U21) - Cúp báo Thanh Niên lần thứ IX- năm 2005”. VFF. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ Nguyễn Nhân; Hoài Phúc (24 tháng 8 năm 2005). “Vòng chung kết U-21 báo Thanh Niên lần IX – 2005”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ “Giải bóng đá U21 QG Cúp báo Thanh Niên 2005: Đã xác định đủ 8 đội bóng có mặt ở VCK”. www.vff.org.vn.
  4. ^ Trí, Dân (29 tháng 9 năm 2005). “8 đội bóng tham dự giải U21 Thanh niên 2005”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ “VFF - Bình Định sẽ vượt qua "lời nguyền"?”. VFF. 4 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ “VFF - Đà Nẵng quyết tâm vào bán kết”. VFF. 4 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ “VFF - Bình Dương sẽ gây ngạc nhiên lớn ?”. VFF. 4 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ “VFF - VCK U21 QG Cúp báo Thanh Niên 2005: Chủ nhà gặp Stân binh⬝ Cà Mau trận khai mạc”. VFF. 4 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Trực Lâm (9 tháng 10 năm 2005). “Bình Định lần đầu vô địch U21 toàn quốc”. VnExpress. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ “VFF - Đội hình tiêu biểu vòng chung kết giải U.21 Báo Thanh Niên 2005”. VFF. 9 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  11. ^ “VFF - Nhìn lại, VCK U21 QG Cúp báo Thanh Niên 2005: Ngày hội của các cầu thủ trẻ”. VFF. 10 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.

Liên kết ngoài

sửa