Giải Hòa bình Khổng Tử
Giải Hòa bình Khổng Tử (giản thể: 孔子和平奖; phồn thể: 孔子和平獎; bính âm: Kǒngzǐ Hépíngjiǎng) là một giải được thành lập ở Trung Quốc theo đề nghị bởi doanh nhân Liu Zhiqin vào ngày 17 tháng 11 năm 2010. Chủ tịch Ủy ban (không phải là một tổ chức của chính phủ nhưng "cộng tác chặt chẽ với Bộ Văn hóa" của Trung Quốc[2]) cho biết giải thưởng xuất hiện để cổ vũ cho hòa bình thế giới theo quan điểm của phương Đông và đặc biệt là hòa bình Khổng Tử.[1] Người trúng giải sẽ nhận được tiền mặt là ¥100,000 RMB (US$15,000).[3] Mặc dù có tuyên bố vào tháng 9 năm 2011 là giải sẽ không được phát nữa, Trung tâm nghiên cứu hòa bình quốc tế Trung Quốc đã phát giải này cho Vladimir Putin vào tháng 11 năm 2011[4][5][6][7] và cho Kofi Annan và Viên Long Bình 2012.[8] cho Fidel Castro 2014[9] và Robert Mugabe 2015.[10] Chính phủ Trung Quốc cho biết không có liên hệ gì cả với giải này.[11] Tuy nhiên, Orville Schell, một chuyên gia về Trung Quốc, nói, không có một tổ chức Trung Quốc nào dám mượn tên của Khổng tử để phát một giải thưởng nếu không có sự đồng ý Của Bắc Kinh.[12]
Giải Hòa bình Khổng Tử | |
---|---|
Trao cho | Cổ vũ cho hòa bình thế giới từ cái nhìn phương Đông lối Khổng Tử, tuyên bố quan điểm Trung Quốc về hòa bình và nhân quyền cho thế giới [1] |
Ngày | 9 tháng 12 năm 2010 |
Quốc gia | Trung Quốc |
Được trao bởi | Ủy ban tư nhân |
Phần thưởng | US$15.000 |
Lần đầu tiên | 2010 |
Đương kim | Fidel Castro |
Confucius Peace Prize | |||||||||||||||||||
Phồn thể | 孔子和平獎 | ||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 孔子和平奖 | ||||||||||||||||||
|
Nguồn gốc
sửaGiải Hòa bình Khổng Tử phát xuất từ một trả đũa cho việc tuyên bố là tù nhân, và nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba đã đoạt được Giải Nobel Hòa bình 2010;[13] Việc trao giải này cho ông Ba không được chính phủ Trung Quốc hoan nghênh cho lắm, một vài viên chức chính phủ đã lý luận rằng, ông Ba đã không cổ súy cho "tình thân hữu quốc tế, việc giảm trừ quân bị, và các cuộc gặp gỡ hòa bình", những mục đích được nêu ra cho giải.[14]
Theo tờ The New York Times, Liu Zhiqin, một doanh nghiệp ngân hàng Trung Quốc, là người đầu tiên đã đề nghị giải này với một câu bình luận trên tờ Global Times.[15], "Ủy ban Giải Nobel Hòa bình đã được Lưu Hiểu Ba trong khi mất sự tin tưởng của 1.3 tỷ người Trung Quốc. Họ đã ủng hộ một tội nhân và tạo ra 1,3 tỷ 'nhà bất đồng chính kiến' mà đã thất vọng với Ủy ban Nobel, và như vậy là một quyết định sai lầm... Xã hội dân sự Trung Quốc hãy xem xét thiết lập 'Giải Hòa bình Khổng Tử' để mà đánh giá và lựa chọn người xứng đáng được giải hòa bình từ khắp mọi nơi trên thế giới. Đây là cơ hội tốt nhất để người Trung Quốc tuyên bố quan điểm của Trung Quốc về hòa bình và nhân quyền cho thế giới."[16]
Người đoạt giải
sửa- 2010 – Cựu phó tổng thống Đài Loan, ông Liên Chiến, "vì đóng góp của ông cho hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan". Tuy nhiên, theo hãng tin AP, chính văn phòng của ông Liên Chiến tại Đài Bắc nói ông không hề biết về giải thưởng này và cũng không muốn tới Bắc Kinh để nhận. Việc trao giải này chỉ một ngày trước lễ trao Nobel Hòa bình cho nhà đấu tranh dân chủ Trung Quốc, Lưu Hiểu Ba, đang ngồi tù vì 'hoạt động lật đổ chính quyền' [2]
- 2011 – Vladimir Vladimirovich Putin
- 2012 – Kofi Annan và Viên Long Bình
- 2013 – Yi Cheng ([[::Zh:释一诚]])
- 2014 – Fidel Castro vì “Trong thời gian lãnh đạo Cuba, Castro không sử dụng vũ lực khi giải quyết các cuộc xung đột và các vấn đề trong quan hệ quốc tế cũng như trong mối quan hệ của Cuba với Mỹ” [17]
- 2015 - Robert Mugabe Cựu tổng thống Zimbabwe
- 2016 - Thẩm Lương Lương, Dương Thụ Bằng, Lý Lỗi Bộ đội gìn giữ Hòa bình của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc
- 2017 - Hunsen Thủ tướng Campuchia
Ngoài lề
sửaViệc những người được trao giải Khổng Tử không tới nhận giải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng Trung Quốc. Đến nay trong 5 lần phát giải, thì đã có bốn người đã không đến để nhận[17]. Năn 2011, theo báo South China Morning Post chính quyền đã ra lệnh hủy bỏ giải này, nhưng Ủy ban vẫn tiếp tục và chọn Putin cho giải thưởng.[18]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b Jiang, Steven (ngày 8 tháng 12 năm 2010). “China to hand out its own peace prize”. CNN. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2010.
- ^ a b Giải Hòa bình Khổng tử được trao ở TQ, BBC, 9 tháng 12 năm 2010
- ^ “Confucius Peace Prize: China To Award Nobel Rival”. Huffington Post. ngày 8 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2010.
- ^ 关于停止中国乡土艺术协会传统文化保护部主办"第二届孔子和平奖"颁奖活动和撤销中国乡土艺术协会传统文化保护部的决定 (bằng tiếng Trung). Chinese Ministary of Culture. ngày 27 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
- ^ Moore, Malcolm (ngày 29 tháng 9 năm 2011). “Confusion as Confucius Prize scrapped”. The Telegraph. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
- ^ “Ministry of Culture disbands organisers of Confucius Peace Prize”. Shanghaiist. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2011.
- ^ “In China, Confucius Prize Awarded to Putin”. New York Times. ngày 15 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2011.
- ^ Li, Raymond (ngày 6 tháng 11 năm 2012). “Annan, agriculture scientist win Confucius Peace Prize”. South China Morning Post. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Fidel Castro Awarded China's Confucius Peace Prize”. NPR. ngày 11 tháng 12 năm 2014.
- ^ Richard Macauley. “Zimbabwean dictator Robert Mugabe is the latest strongman to win China's Confucius Peace Prize”. Quartz.
- ^ 中國否認頒「孔子和平獎」 Lưu trữ 2014-12-11 tại Wayback Machine 台灣《聯合報》
- ^ FINANCIAL TIMES, 28-10-15 Beijing starts to press its own narrative on the world
- ^ Martina, Michael (ngày 9 tháng 12 năm 2010). “China stood up by winner of "Confucius peace prize"”. Reuters. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
- ^ Garnaut, John (ngày 9 tháng 10 năm 2010). “China furious at Nobel's 'violation'”. The Age. Australia: Fairfax Media. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2010.
- ^ Wong, Edward (ngày 8 tháng 12 năm 2010). “China's Answer to Nobel Mystifies Its Winner”. The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2010.
- ^ Liu Zhiqin (ngày 17 tháng 11 năm 2010). “Confucius Prize could be weapon in battle of ideas”. Global Times. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.[liên kết hỏng]
- ^ a b Lịch sử vắng người nhận giải của “Nobel hoà bình” Trung Quốc, vneconomy, 13/12/2014
- ^ Fidel Castro wins China's 'Confucius Peace Prize', scmp, 11/12/2014