Giáo phái Shaiva (Śaivam; tiếng Tamil: சைவம்; Devanagari: शैव संप्रदाय;[1][2][3] tiếng Assam: শৈৱ; tiếng Bengal: শৈব; tiếng Telugu: శైవ సాంప్రదాయం; tiếng Kannada: ಶೈವ ಸಂಪ್ರದಾಯ; tiếng Malayalam: ശൈവമതം; tiếng Oriya: ଶିବ ସମ୍ପ୍ରଦାୟଂ; tiếng Sinhala: ශිවාගම/ශෛවවාදය) là một trong những giáo phái chính trong Ấn Độ giáo,[4][5] tôn sùng ShivaĐấng tối cao.[6][7][note 1] Những người theo giáo phái Shaiva được gọi là "giáo dân Shaiva" hoặc "giáo dân Saiva". Đây là một trong những giáo phái lớn nhất tin rằng Shiva, được tôn thờ như đấng sáng tạo và hủy diệt thế giới, là vị thần tối cao đứng trên tất cả.[8] Giáo phái Shaiva có nhiều tín ngưỡng, từ hữu thần nhị nguyên như Shaiva Siddhanta đến vô thần nhất nguyên định hướng yoga như giáo tông Shaiva Kashmir.[9] [10][11] Giáo phái này coi các kinh sách của cả VedaAgama là cơ sở thần học quan trọng.[12][13][14] Nguồn gốc của giáo phái Shaiva có thể bắt nguồn từ khái niệm về Rudra trong Rig Veda.[15]

Tấm biển vẽ Shiva ở hình dạng quyền năng nhất là Virabhadra.

Giáo phái Shaiva có nguồn gốc cổ xưa, có thể truy nguyên trong văn học Vệ Đà thiên niên kỷ 2 TCN, nhưng đây là hình thức của vị thần Vệ đà Rudra. Văn bản cổ Shvetashvatara Upanishad có niên đại vào cuối thiên niên kỷ 1 TCN đề cập đến các thuật ngữ như Rudra, Shiva và Maheshwara,[16][17][18] nhưng việc diễn giải nó như là một văn bản thần học hay học thuyết trải nghiệm tinh thần nhất nguyên của giáo phái Shaiva vẫn còn đang gây tranh cãi.[19][20] Trong những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên là bằng chứng rõ ràng đầu tiên về môn phái Shaiva Pāśupata. Cả Shaiva sùng đạo và nhất nguyên đã trở nên phổ biến trong thiên niên kỷ 1, nhanh chóng trở thành tín ngưỡng tôn giáo thống trị của nhiều vương quốc Hindu. Tôn giáo này đến Đông Nam Á ngay sau đó, dẫn đến việc xây dựng hàng ngàn ngôi đền Shaiva trên các đảo của Indonesia cũng như Campuchia và Việt Nam, cùng phát triển với Phật giáo ở các khu vực này.[21] [22] Trong kỷ nguyên đương đại, giáo phái Shaiva là một trong những giáo phái chính của Ấn Độ giáo.[23]

Thần học Shaiva biến động từ việc coi Shiva như là đấng sáng tạo, đấng bảo vệ và đấng hủy diệt cho tới việc coi Shiva cũng giống như Atman (bản ngã) trong chính mình và mọi sinh vật. Nó liên quan chặt chẽ với giáo phái Shakti, và một số giáo dân Shaiva cầu nguyện ở cả các đền thờ Shiva lẫn đền thờ Shakti.[11] Shaiva là một tín ngưỡng Ấn Độ giáo mà hầu hết giáo dân chấp nhận cuộc sống khổ hạnh và nhấn mạnh yoga, và giống như các tín ngưỡng Ấn Độ giáo khác khuyến khích mỗi cá nhân khám phá và trở thành một người với Shiva nội tâm.[9] [10][24]

Chú thích

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “History of Shaivism”.
  2. ^ “facts on the Shaivism”.
  3. ^ Dancing with Siva. USA: Himalayan Academy. section: Glossary—Śabda Kośaḥ N-S.
  4. ^ Johnson, Todd M.; Grim, Brian J. (2013). The World's Religions in Figures: An Introduction to International Religious Demography. John Wiley & Sons. tr. 400. ISBN 9781118323038.
  5. ^ Constance Jones; James D. Ryan (2006). Encyclopedia of Hinduism. Infobase. tr. 474. ISBN 978-0-8160-7564-5.
  6. ^ S Parmeshwaranand 2004, tr. 19–20, 272–275.
  7. ^ P. T. Raju (1985). Structural Depths of Indian Thought. State University of New York Press. tr. 10–14, 509–516. ISBN 978-0-88706-139-4.
  8. ^ Flood 2003, tr. 200–201.
  9. ^ a b Flood 1996, tr. 162–167.
  10. ^ a b Ganesh Tagare (2002), The Pratyabhijñā Philosophy, Motilal Banarsidass, ISBN 978-81-208-1892-7, trang 16–19
  11. ^ a b Flood 2003, tr. 202–204.
  12. ^ David Smith (1996), The Dance of Siva: Religion, Art and Poetry in South India, Nhà in Đại học Cambridge, ISBN 978-0-521-48234-9, tr. 116
  13. ^ Mariasusai Dhavamony (1999), Hindu Spirituality, Nhà in Đại học Tông tòa Gregorian và Kinh Thánh, ISBN 978-88-7652-818-7, tr. 31–34 với ghi chú cuối trang.
  14. ^ Mark Dyczkowski (1989), The Canon of the Śaivāgama, Motilal Banarsidass, ISBN 978-81-208-0595-8, tr. 43–44
  15. ^ Textbooks from India, Volume 1. National Council of Educational Research and Training. 2002. tr. 199. The origin of Saivism may be traced to the conception of Rudra in the RigVeda
  16. ^ Paul Deussen, Sixty Upanishads of the Veda, Quyển 1, Motilal Banarsidass, ISBN 978-8120814684, tr. 301–304.
  17. ^ R. G. Bhandarkar (2001), Vaisnavism, Saivism and Minor Religious Systems, Routledge, ISBN 978-8121509992, tr. 106–111.
  18. ^ Robert Hume (1921), Shvetashvatara Upanishad, The Thirteen Principal Upanishads, Nhà in Đại học Oxford, tr. 400–406 với ghi chú cuối trang.
  19. ^ A. Kunst, 1968. Some notes on the interpretation of the Ṥvetāṥvatara Upaniṣad. Bulletin of the School of Oriental and African Studies 31(02): 309–314; doi:10.1017/S0041977X00146531
  20. ^ D Srinivasan (1997), Many Heads, Arms, and Eyes. Brill, ISBN 978-9004107588, tr. 96–97 và Chương 9.
  21. ^ Flood 2003, tr. 208–214.
  22. ^ Jan Gonda (1975). Handbook of Oriental Studies. Section 3 Southeast Asia, Religions. Brill Academic. tr. 3–20, 35–36, 49–51. ISBN 90-04-04330-6.
  23. ^ Peter Bisschop (2011), Shaivism, Nhà in Đại học Oxford.
  24. ^ “Introduction to Hinduism”. Himalayan Academy. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2014.

Sách tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa