Giáo hội Chính thống giáo Copt

(Đổi hướng từ Giáo hội Coptic)

Giáo hội Chính thống giáo Copt thành Alexandria là giáo hội Kitô giáo lớn nhất tại Ai Cập cũng như vùng Trung Đông.[1] Giáo hội thuộc về khối Chính thống giáo Cổ Đông phương, là nhóm các giáo hội không công nhận quan điểm Kitô học của Công đồng Chalcedon năm 451 CN. Sự khác biệt thực sự trong thần học dẫn đến sự phân ly của các Kitô hữu Copt vẫn còn trong vòng tranh luận, chủ yếu do những hiểu nhầm về thuật ngữ. Người Copt vốn là sắc tộc bản địa tại Ai Cập, ngày nay có mặt tại nhiều nơi trên thế giới.

Tòa thượng phụ Chính thống giáo Copt thành Alexandria
Thánh giá Chính thống giáo Copt
Người thành lậpThánh sử Máccô
Độc lậpThời kỳ Tông đồ
Công nhậnChính thống giáo Cổ Đông phương
Giáo trưởngTawadros II
Trụ sởAlexandriaCairo, Ai Cập
Địa giớiAi Cập
Vùng mở rộngTrung Đông, Palestine, Israel, Libya, Sudan, Nam Phi, Canada, Hoa Kỳ, Anh, Tây Âu, Nam Mỹ, Australia, New Zealand, Đông Nam Á, Vùng Caribe
Ngôn ngữCopt, Hy Lạp, Ả rập, Hy bá lai, Anh, Đức, Pháp, Swahili, Afrikaans, khác.
Thành viênkhoảng 14 ~ 16 triệu:
12 triệu ở Ai Cập và
2 ~ 4 triệu ở hải ngoại
WebsiteTrang chính thức của thượng phụ Tawadros II

Theo truyền thống, giáo hội được thành lập bởi thánh Máccô vào giữa thế kỷ thứ nhất (khoảng năm 42 CN).[2] Người đứng đầu giáo hội và tông tòa Alexandria là Thượng phụ Chính thống giáo Copt thành Alexandria. Alexandria là một hiệu tòa và ngày nay thượng phụ Copt đặt ngai tòa tại Nhà thờ chính tòa Chính thống giáo Copt thánh Marcus tại quận Abbassia, Cairo. Năm 2012, khoảng 10% dân số Ai Cập là thành viên của giáo hội.[3]

Danh sách Thượng phụ Alexandria

sửa
  1. Marcos I (43-68)
  2. Anianus (68-85)
  3. Avilius (85-98)
  4. Kedron (98-109)
  5. Primus (109-121)
  6. Justus (121-131)
  7. Eumenes (131-141)
  8. Markianos (142-152)
  9. Celadion (152-166)
  10. Agrippinus (167-178)
  11. Julian (178-189)
  12. Demetrius I (189-232)
  13. Heraclas (232-248)
  14. Dionysius (248-264)
  15. Maximus (265-282)
  16. Theonas (282-300)
  17. Phero I (300-311)
  18. Achillas (312-313)
  19. Alexandros I (313-326) Hội đồng Đại thừa đầu tiên đã xảy ra
  20. Athanasius I (328-373) Phục vụ như một phó tế cho Hội đồng đầu tiên; Sau này trở thành Tổ phụ Alexandria. Thời ông có 2 ngụy Tổ phụ là Gregory of Cappadocia (339-346) và Athanasius I (được phục hồi) (346-373)
  21. Phero II (373-380)
  22. Timothy I (380-385) Công Đồng Chung Thứ Hai Xảy Ra
  23. Theophilus I (385-412)
  24. Cyril I (412-444) Hội đồng Công đồng Xứ thứ Ba đã xảy ra
  25. Dioscorus I (444-451). Thời Dioscorus I, Hoàng đế Marcian yêu cầu Hội đồng Chalcedon bãi nhiệm ông năm 451 và ông vẫn được nhà thờ Chính thống Coptic của Alexandria thừa nhận
  26. Timothy II Aelurus (457-460), Miaphysite
  27. Phero III Mongus (477-489), Miaphysite
  28. Athanasius II (489-496)
  29. John I Talaia, (496-505)
  30. John II (505-516), Miaphysite
  31. Dioscorus II (516-517), Miaphysite
  32. Timothy III (517-535), Miaphysite
  33. Theodosius I (536-567), Miaphysite. Thời ông, Gainas (536), đối lập với Theodosius. Sau khi Theodosius I chết, Giáo hội Alexandria tan rã: Chính thống Hy Lạp Alexandria chọn Phero làm Tổ phụ; trong khi Nhà thờ Chính thống Coptic của Alexandria tiếp tục công nhận Theodosius
  34. Phero IV (567-576) 
  35. Damian (576-605)
  36. Anastasius (605-616)
  37. Andronicus (616-623)
  38. Benjamin I (623-662)
  39. Agathon (662-680)
  40. John III (680-689)
  41. Isaac (689-692)
  42. Simeon I (692-700)
  43. Alexandros II (704-729)
  44. Cosmos I (729-730)
  45. Tawadros I (730-742)
  46. Mikhail I (743-767). Ông bị giam giữ và bị tra tấn bởi Thống đốc Ai Cập Abd al-Malik, về sau được quân Makuria do vua Kyriakos giải cứu
  47. Menas I (767-776)
  48. John IV (777-799)
  49. Marcos II (799-819). Thời ông, các tín đồ Copts bị khủng bố bởi vua Abbasid Harun al-Rashid
  50. Jacob (819-830). Vào năm 829, Copts của toàn vùng đồng bằng sông Nile nổi dậy chống lại chính quyền Hồi giáo vì bị đánh thuế và khủng bố tôn giáo quá mức. Cuộc nổi dậy lan rộng đến Thượng Ai Cập. Đây là cuộc nổi dậy lớn nhất, phổ biến nhất và rộng nhất của Ai Cập trong lịch sử Ai Cập dưới quyền của Hồi giáo.
  51. Simeon II (830)
  52. Joseph I (831-849). Vào năm 831, Al-Ma'mun, Caliph thuộc Caliphat Abbasid yêu cầu Đức Thượng phụ phải bình định quân khởi nghĩa. Joseph I yêu cầu dân chúng bình tĩnh và vâng phục người áp bức. Dân chúng đều thần phục, ngoại trừ người Bashmurian ở vùng cực bắc của đồng bằng sông Nile chống lại. Al-Ma'mun đã phải mang theo một đội quân lớn với voi từ Thổ Nhĩ Kỳ để chinh phục Bashmurian. Không có sự trợ giúp của dân Thượng Ai Cập, cuộc khởi nghĩa thất bại và bị đàn áp dã man, hoa màu và nhà cửa bị phá hủy ở khắp vùng đầm lầy vùng đồng bằng hạ lưu. Tất cả dân số sống sót của khu vực đó đã bị buộc phải di chuyển sang Syria.
  53. Mikhail II (849-851)
  54. Cosmos II (851-858)
  55. Shenouda I (859-880)
  56. Mikhail III (880-907). Năm 882, thống đốc Ai Cập, Ahmad ibn Tulun, đã buộc Thượng phụ phải đóng góp nhiều, buộc ông phải bán một nhà thờ và một số tài sản gắn liền với cộng đồng Do Thái địa phương. Tòa nhà này cùng lúc được cho là đã trở thành địa điểm của Cairo Geniza.
  57. Gabriel I (910-920)
  58. Cosmas III (920-932)
  59. Makarios I (932-952)
  60. Theophilus (952-956)
  61. Menas II (956-974)
  62. Abraham (975-978)
  63. Philotheos (978-1003)

Chú thích

sửa
  1. ^ tiếng Copt: Ϯⲉⲕ̀ⲕⲗⲏⲥⲓⲁ ̀ⲛⲣⲉⲙ̀ⲛⲭⲏⲙⲓ ̀ⲛⲟⲣⲑⲟⲇⲟⲝⲟⲥ ti.eklyseya en.remenkimi en.orthodoxos, Giáo hội Chính thống giáo Ai Cập.
  2. ^ Eusebius thành Caesarea, tác giả cuốn Lịch sử Hội thánh thế kỷ 4, cho biết rằng thánh Máccô đã tới Ai Cập vào năm đầu tiên hoặc thứ ba của triều đại hoàng đế Claudius, tức là năm 41 hoặc 43. "Two Thousand years of Coptic Christianity" Otto F. A. Meinardus tr.28
  3. ^ “U.S.Dept of State/Egypt”. State.gov. ngày 22 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2013.