Tiếng Ge'ez
Tiếng Geʽez (ግዕዝ, Gəʿəz [ɡɨʕɨz]; cũng được chuyển tự là Giʻiz), đôi khi gọi là tiếng Ethiopia Cổ điển, là một ngôn ngữ Nam Semit đã tuyệt chủng. Ngôn ngữ này bắt nguồn từ miền nam Eritrea và miền bắc Ethiopia tại Sừng châu Phi. Nó sau đó trở thành ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Aksum.
Tiếng Ge'ez | |
---|---|
ግዕዝ Gəʿəz | |
Phát âm | [ɡɨʕɨz] |
Sử dụng tại | Eritrea, Ethiopia |
Mất hết người bản ngữ vào | Trong khoảng thế kỷ 10[1] tới khoảng thế kỷ 14.[2] Hiện vẫn được dùng như ngôn ngữ phụng vụ.[3] |
Phân loại | Phi-Á |
Hệ chữ viết | Chữ Ge'ez |
Địa vị chính thức | |
Ngôn ngữ chính thức tại | Ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Ethiopia, Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Eritrea, Giáo hội Công giáo Ethiopia,[3] Giáo hội Công giáo Eritrea và Beta Israel[4] |
Mã ngôn ngữ | |
ISO 639-2 | gez |
ISO 639-3 | gez |
Glottolog | geez1241 [5] |
Ngày nay, tiếng Ge'ez chỉ còn là ngôn ngữ dùng trong phụng vụ của Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Ethiopia, Giáo hội Chính thống giáo Tewahedo Eritrea, Giáo hội Công giáo Ethiopia, Giáo hội Công giáo Eritrea, và cộng đồng Do Thái Beta Israel. Tuy vậy, tiếng Amhara (lingua franca chính của Ethiopia) và tiếng Tigrinya (tại Eritrea) vài chỗ cũng được dùng thay thế. Tiếng Tigrinya và tiếng Tigre là hai sinh ngữ có quan hệ gần nhất với tiếng Ge'ez.[6] Các nhà ngôn ngữ không cho rằng tiếng Ge'ez là ngôn ngữ tiền thân của các ngôn ngữ Semit Ethiopia hiện đại, mà chỉ là hậu thân của một ngôn ngữ phân tách sớm từ tiếng Semit Ethiopia nguyên thủy,[7] và do đó có thể được xem là ngôn ngữ chị em của tiếng Tigre và Tigrinya.[8] Những chuyên gia như Amsalu Aklilu đã chỉ ra số lớn danh từ mà tiếng Amhara mượn tiếng Ge'ez mà về ngữ âm vẫn không đổi và thậm chí cách viết cũng đồng nhất.[9]
Ngữ âm
sửaNguyên âm
sửa- a /æ/ < Semit nguyên thủy *a; sau đó trở thành e
- u /u/ < Semit nguyên thủy *ū
- i /i/ < Semit nguyên thủy *ī
- ā /aː/ < Semit nguyên thủy *ā; sau đó trở thành a
- e /e/ < Semit nguyên thủy *ay
- ə /ɨ/ < Semit nguyên thủy *i, *u
- o /o/ < Semit nguyên thủy *aw
Cũng được chuyển tự là ä, ū/û, ī/î, a, ē/ê, e/i, ō/ô.
Phụ âm
sửaChuyển tự
sửaGe'ez is transliterated according to the following system:
chuyển tự. | h | l | ḥ | m | ś | r | s | sh | ḳ | b | t | ḫ | n | ʾ |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chữ Ge'ez | ሀ | ለ | ሐ | መ | ሠ | ረ | ሰ | ሸ | ቀ | በ | ተ | ኀ | ነ | አ |
Chuyển tự. | k | w | ʿ | z | y | d | g | ṭ | p̣ | ṣ | ḍ | f | p |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Chữ Ge'ez | ከ | ወ | ዐ | ዘ | የ | ደ | ገ | ጠ | ጰ | ጸ | ፀ | ፈ | ፐ |
Vì tiếng Ge'ez không còn là ngôn ngữ nói, cách phát âm một vài phụ âm không hoàn toàn chắc chắn.
Âm vị phụ âm tiếng Ge'ez
sửaMôi | Răng | Vòm | Ngạc mềm, Lưỡi gà | Yết hầu | Thanh hầu | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
thường | cạnh lưỡi | thường | môi hóa | ||||||
Mũi | m | n | |||||||
Tắc | vô thanh | p | t | k | kʷ | ʔ ⟨’⟩ | |||
hữu thanh | b | d | ɡ | ɡʷ | |||||
tống ra | pʼ ⟨p̣⟩ | tʼ ⟨ṭ⟩ | kʼ ⟨ḳ⟩ | kʷʼ ⟨ḳʷ⟩ | |||||
Tắc xát | tống ra | t͡sʼ ⟨ṣ⟩ | |||||||
Xát | vô thanh | f | s | ɬ? ⟨ś⟩ | χ? ⟨ḫ⟩ | ħ ⟨ḥ⟩ | h | ||
hữu thanh | z | ʕ ⟨‘⟩ | |||||||
tống ra | ɬʼ? ⟨ḍ⟩ | ||||||||
Rung | r | ||||||||
Tiếp cận | l | j ⟨y⟩ | w |
Chú thích
sửa- ^ Evans De Lacy O'Leary, 2000 Comparative grammar of the Semitic languages. Routledge. p. 23.
- ^ Gene Gragg 1997. The Semitic Languages. Taylor & Francis. Robert Hetzron ed. ISBN 978-0-415-05767-7.
- ^ a b "No longer in popular use, Ge'ez has always remained the language of the Church", [CHA]
- ^ "They read the Bible in Geez" (Leaders and Religion of the Falashas); "after each passage, recited in Geez, the translation is read in Kailina" (Festivals). [PER]. Note the publication date of this source.
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Geez”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Bulakh, Maria; Kogan, Leonid (2010). “The Genealogical Position of Tigre and the Problem of North Ethio-Semitic Unity”. Zeitschriften der Deutschen Morgenländischen Gesellschaft. 160 (2): 273–302.
- ^ Connell, Dan; Killion, Tom (2010). Historical Dictionary of Eritrea (ấn bản thứ 2). Scarecrow Press. tr. 508. ISBN 978-0-8108-7505-0.
- ^ Haarmann, Harald (2002). Lexikon der untergegangenen Sprachen [Lexicon of extinct languages] (bằng tiếng Đức) (ấn bản thứ 2). C. H. Beck. tr. 76. ISBN 978-3-406-47596-2.
- ^ Amsalu Aklilu, Kuraz Publishing Agency, ጥሩ የአማርኛ ድርሰት እንዴት ያለ ነው! p. 42