Gốc tự do

một nguyên tử, phân tử hoặc ion có ít nhất một electron hóa trị độc thân

Một gốc tự do (tiếng Anh: radical hoặc free radical) là một nguyên tử, phân tử hoặc ion có ít nhất một electron hóa trị độc thân.[1][2] Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ, những electron độc thân này tạo ra các gốc có tính phản ứng hóa học cao. Nhiều gốc tự do dimer hóa một cách tự phát. Hầu hết các gốc tự do hữu cơ có thời gian tồn tại ngắn.

Gốc hydroxyl, biểu thị bằng cấu trúc Lewis, có một electron độc thân.
Ion hydroxide so với gốc hydroxyl.

Một ví dụ đáng chú ý về gốc tự do là gốc hydroxyl (HO·), một phân tử có một electron độc thân trên nguyên tử oxy. Hai ví dụ khác là triplet oxygentriplet carbene (CH
2
) có hai electron độc thân.

Sự xuất hiện của các gốc tự do

sửa

Trong sinh học

sửa

Các gốc tự do đóng vai trò quan trọng trong sinh học; nhiều chất trong số này là cần thiết cho sự sống. Một số gốc tự do tham gia vào quá trình truyền tín hiệu tế bào,[3] được gọi là quá trình truyền tín hiệu redox (redox signaling).

Gốc tự do cũng có thể liên quan đến bệnh Parkinson, bệnh điếc do tuổi già và do thuốc, tâm thần phân liệtbệnh Alzheimer.[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ IUPAC Gold Book radical (free radical) PDF Lưu trữ 2017-03-02 tại Wayback Machine
  2. ^ Hayyan, M.; Hashim, M.A.; Anjkut, I.M. (2016). “Superoxide Ion: Generation and Chemical Implications”. Chem. Rev. 116 (5): 3029–85. doi:10.1021/acs.chemrev.5b00407. PMID 26875845.
  3. ^ Pacher P, Beckman JS, Liaudet L (2007). “Nitric oxide and peroxynitrite in health and disease”. Physiol. Rev. 87 (1): 315–424. doi:10.1152/physrev.00029.2006. PMC 2248324. PMID 17237348.
  4. ^ Floyd, R.A. (1999). “Neuroinflammatory processes are important in neurodegenerative diseases: An hypothesis to explain the increased formation of reactive oxygen and nitrogen species as major factors involved in neurodegenerative disease development”. Free Radical Biology and Medicine. 26 (9–10): 1346–55. doi:10.1016/s0891-5849(98)00293-7. PMID 10381209.