Gậy hỗ trợ tự chụp ảnh
Gậy hỗ trợ việc tự chụp ảnh hay còn gọi là Gậy chụp ảnh tự sướng, gậy tự sướng, gậy tự chụp hình (tiếng Anh: monopod, selfie stick) là một dụng cụ hỗ trợ tự chụp hình bằng điện thoại di động bằng cách đặt một điện thoại thông minh hoặc máy ảnh vượt ra ngoài phạm vi bình thường của cánh tay. Sản phẩm đã được liệt kê trong danh sách 25 phát minh tốt nhất của tạp chí Time năm 2014 và được giới trẻ rất ưa chuộng.[1][2]
Giám đốc điều hành của nhà bán lẻ hàng điện tử trực tuyến của Úc Kogan.com tung ra một "gậy hỗ trợ tự chụp ảnh Zuckerberg" vào năm 2013, để gửi cho Mark Zuckerberg, người mà anh đã nói chưa bao giờ công khai đăng một bức ảnh tự chụp.
Trong năm 2014, cơ quan quản lý phát thanh của Hàn Quốc đã ban hành hướng dẫn về việc bán gậy hỗ trợ tự chụp ảnh sử dụng công nghệ bluetooth để kích hoạt máy ảnh, như bất kỳ thiết bị như vậy được bán tại Hàn Quốc được coi là một "thiết bị viễn thông" và phải được kiểm tra bằng cách đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.[3] Ở Hàn Quốc, những người kinh doanh "gậy hỗ trợ tự chụp ảnh" nếu chưa được kiểm duyệt về chất lượng mà bị phát hiện có thể bị phạt khoảng 27.000 USD [4] (567 triệu đồng) hoặc nặng hơn nữa là ngồi tù.[5][6]
Cấu tạo
sửaCây gậy hỗ trợ tự chụp ảnh bằng kim loại có khả năng kéo dài được, với một tay cầm một đầu và một kẹp điều chỉnh ở đầu bên kia để giữ một điện thoại tại chỗ. Cây gậy có thể được kéo dài đến 1 mét, khi thu gọn chỉ khoảng 20 cm, trọng lượng khoảng 120g vì vậy rất tiện lợi cho người sử dụng.[7] Tuy nhiên với chiều dài 1 mét, người chụp ảnh có thể dễ bị rung tay đi chụp ảnh.[8]
Một số loại gậy có điều khiển từ xa, bluetooth hoặc wifi, cho phép người sử dụng quyết định thời điểm chụp ảnh, và có một gương phía sau xem màn hình để việc chụp ảnh tiện lợi thông qua các nút điều khiển ở một đầu tay cầm. Gây hỗ trợ tự chụp ảnh tích hợp được với đa số nhiều loại điện thoại thông minh phổ biến hiện nay.
Mục đích
sửaMục đích của gậy giúp một cá nhân hoặc nhóm nhỏ vài người có thể chụp được nhiều ảnh tự chụp ở góc rộng hơn. mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác.[7][9][10] Đôi khi việc sử dụng gây hỗ trợ tự chụp ảnh làm mọi người xung quanh tại những nơi công cộng cảm thấy khá kì quặc.[8]
Các chỉ trích
sửaNhiều lo ngại cho rằng gây hỗ trợ tự chụp ảnh có thể bị kẻ xấu lạm dụng để chụp những tấm ảnh phản cảm như chụp ảnh phụ nữ trong phòng tắm, phòng thay đồ, nhà vệ sinh hay chụp ảnh dưới váy phụ nữ rồi đưa lên internet.[11]
Bluetooth của gậy hỗ trợ tự chụp ảnh được cho là có thể làm nhiễu sóng thông tin liên lạc tuy nhiên điều này không có cơ sở vì bluetooth thường phát ra tín hiệu yếu và khoảng cách ngắn.[4]
Bị cấm
sửaCác lệnh cấm và hạn chế về việc sử dụng gậy selfie đã được áp dụng tại một loạt các địa điểm công cộng nói chung vì lý do an toàn và bất tiện cho những người khác. Một số địa điểm biểu diễn âm nhạc tại Úc [12] và Vương quốc Anh đã cấm việc sử dụng gậy selfie, cùng với một số lễ hội âm nhạc tại Hoa Kỳ. Các nhà tổ chức đã trích dẫn vai trò của chúng trong việc "ghi âm bất hợp pháp" của các ban nhạc, và các vấn đề bất tiện và an toàn cho đông đảo khán giả cùng xem.[12]
Các gậy hỗ trợ chụp ảnh cũng đã bị cấm ở một số bảo tàng, phòng trưng bày [13][14] và di tích lịch sử [15] vì lo ngại về thiệt hại có thể xảy đến cho các tác phẩm nghệ thuật và các đối tượng khác.[13][14]
Tại các công viên giải trí như Disney World, Walt Disney World Resort [16] và Six Flags,[17] gậy chụp ảnh cũng bị cấm. Tại một số sân vận động, tour du lịch cũng bị cấm.[18] Apple Worldwide Developers Conference của công ty Apple và Sân vận động Emirates tại Luân Đôn cũng cấm dùng gậy hỗ trợ.[19]
Hình ảnh
sửa-
Một người đang dùng gậy hỗ trợ tự chụp ảnh
Tham khảo
sửa- ^ “Time 25 best inventions of 2014”. TIME INC. ngày 20 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Apple Watch, gậy hỗ trợ tự chụp ảnh vào top 25 phát minh hay nhất năm 2014”. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Selfie-stick sellers face fines in South Korea”. BBC News. ngày 1 tháng 12 năm 2014.
- ^ a b “Hàn Quốc tuyên chiến với gậy 'hỗ trợ tự chụp ảnh'”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Hàn Quốc doạ sẽ bỏ tù những người bán... "gậy hỗ trợ tự chụp ảnh"”. Báo điện tử Dân Trí. 25 tháng 11 năm 2014. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Bán 'gậy hỗ trợ tự chụp ảnh' ở Hàn Quốc bị đi tù”. Báo điện tử VTC News. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2014. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
- ^ a b “Khảo giá "gậy hỗ trợ tự chụp ảnh" cho điện thoại, máy ảnh du lịch”. ICTNews. Truy cập 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ a b “Điều khó tin về "gậy hỗ trợ tự chụp ảnh"”. Báo điện tử VnMedia - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2014. Truy cập 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Zuckerberg Selfie Stick”. The Next Web, Inc. ngày 26 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Would You Buy a Zuckerberg Selfie Stick?”. International Business Times AU. ngày 28 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Ngáo ảnh: Sắm gậy chụp ảnh tự sướng, ống kính xịn cho smartphone - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 7 tháng 12 năm 2014.
- ^ a b Grubb, Ben (24 tháng 2 năm 2015). “Australian venues ban 'narcissistic' selfie sticks”. The Sydney Morning Herald. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
- ^ a b Dunn, Mark (16 tháng 2 năm 2015). “Galleries ban selfie sticks because of risk to artworks and patrons”. The Australian. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2015.
- ^ a b “The National Gallery in London bans selfie sticks”. BBC News. The British Broadcasting Company. 11 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2015.
- ^ “Wimbledon: Selfie sticks banned from tennis championship”. BBC. 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2015.
- ^ Jervis, Rick (26 tháng 6 năm 2015). “Disney joins growing number of venues banning selfie sticks”. USA Today. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2015.
- ^ “Six Flags bans selfie sticks at all theme park locations”. Fox News. 24 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Tottenham Hotspur in 'selfie stick' stadium ban”. BBC News. 7 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2015.
- ^ Matt Barlow (7 tháng 1 năm 2015). “Arsenal and Tottenham Hotspur ban 'selfie sticks' from grounds after fans' complaints”.
Liên kết ngoài
sửa- AFF Cup cấm cửa 'gậy hỗ trợ tự chụp ảnh' Lưu trữ 2014-12-11 tại Wayback Machine