Koala

loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc
(Đổi hướng từ Gấu túi)

Koala, hay gấu túi (danh pháp khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae, và họ hàng gần gũi nhất còn sinh tồn của nó là wombat.[1] Koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía đông và nam đảo chính, chính xác là ở Queensland, New South Wales, VictoriaNam Úc. Nó có chiều dài cơ thể khoảng 60–85 cm (24–33 in) và khối lượng 4–15 kg (9–33 lb). Màu lông từ xám bạc đến nâu sô-cô-la. Koala ở các quần thể phía bắc nói chung nhỏ hơn và sáng màu hơn hơn các cá thể sống ở phía nam. Có thể các quần thể này thuộc các phân loài riêng biệt, nhưng điều này không được công nhận.

Koala[1]
Thời điểm hóa thạch: 0.7–0 triệu năm trước đây
Pleistocen – nay
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Phân thứ lớp (infraclass)Marsupialia
Bộ (ordo)Diprotodontia
Phân bộ (subordo)Vombatiformes
Họ (familia)Phascolarctidae
Chi (genus)Phascolarctos
Loài (species)P. cinereus
Danh pháp hai phần
Phascolarctos cinereus
(Goldfuss, 1817)
Phân bố (đỏ-bản địa, tím-du nhập)
Phân bố (đỏ-bản địa, tím-du nhập)
Danh pháp đồng nghĩa[1][3]

Phân loại học và tiến hóa

sửa

Peramelidae

Dasyuridae

Dromiciops

Diprotodontia
"possums"

Petauroidea

Phalangeroidea

H. moschatus

Potoroinae

Macropodinae

Vombatiformes

P. cinereus

T. carnifex

Ngapakaldia

Diprotodontidae

D. optatum

Z. trilobus

N. lavarackorum

M. williamsi

I. illumidens

Vombatidae

Cây phát sinh loài của Diprotodontia[4]

Koala được đặt tên chi là Phascolarctos năm 1816 bởi nhà động vật học người Pháp Henri Marie Ducrotay de Blainville,[5] ông đã không đặt tên loài cho nó mãi đến khi được xem xét lại. Năm 1819, nhà động vật học người Đức Georg August Goldfuss đặt danh pháp hai phần cho nó là Lipurus cinereus. Vì tên Phascolarctos được công bố trước, chiếu theo Ủy ban Quốc tế về Danh mục Động vật học (ICZN), nó có quyền ưu tiên là tên chính thức.[6] Nhà tự nhiên học người Pháp Anselme Gaëtan Desmarest đề xuất tên Phascolartos fuscus năm 1820, cho rằng các cá thể màu nâu khác loài với các cá thể màu xám. Các tên khác được đề xuất bởi các tác giả châu Âu gồm Marodactylus cinereus bởi Goldfuss năm 1820, P. flindersii bởi René Primevère Lesson năm 1827, và P. koala bởi John Edward Gray năm 1827.[3]

Sinh sản

sửa

Koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 đến 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3 đến 4. Nếu khỏe mạnh, một koala cái có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kì mang thai là 35 ngày. Rất hiếm khi có sinh đôi. Con đực và cái thường giao hợp trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam Bán Cầu.

Koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Koala khi lọt lòng mẹ trèo lên cái túi lộn ngược của mẹ nó (có thể đóng mở theo ý muốn của koala mẹ) và bám vào một trong hai núm vú của mẹ. Koala nhỏ ở trong túi của mẹ trong khoảng 6 tháng đầu tiên, chỉ bú sữa. Trong thời gian này, nó phát triển tai, mắt và lông. Sau đó koala nhỏ sẽ bắt đầu đi ra ngoài. Khoảng 30 tuần tuổi, nó bắt đầu ăn thức ăn sệt gọi là "pap" do koala mẹ tiết ra. Koala nhỏ tiếp tục ở với mẹ khoảng 6 tháng sau, trèo trên lưng mẹ, bú sữa và ăn lá cây. Sau 12 tháng ở với mẹ, koala cái tự đi kiếm ăn ở vùng xung quanh; trong khi koala đực tiếp tục ở với mẹ tới tận 2 đến 3 tuổi.................................

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Bản mẫu:MSW3 Diprotodontia
  2. ^ Gordon, G.; Menkhorst, P.; Robinson, T.; Lunney, D.; Martin, R.; Ellis, M. (2008). “'Phascolarctos cinereus'. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2012.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2013.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Moyal, p. 45.
  4. ^ Weisbecker, V.; Archer, M. (2008). “Parallel evolution of hand anatomy in kangaroos and vombatiform marsupials: Functional and evolutionary implications”. Palaeontology. 51 (2): 321–38. doi:10.1111/j.1475-4983.2007.00750.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ de Blainville, H. (1816). “Prodrome d'une nouvelle distribution systématique du règne animal”. Bulletin de la Société Philomáthique, Paris (bằng tiếng Pháp). 8: 105–24.
  6. ^ Jackson, pp. 58–59.

Tham khảo

sửa