Futanari (ふたなり? dạng hiếm: 二形 (nhị hình), 双形 (song hình), nghĩa đen: dạng kép; 二成 (nhị thành), 双成 (song thành), nghĩa đen: [thuộc] hai loại) là từ tiếng Nhật của thuật ngữ lưỡng tính (hermaphroditism), là từ mà còn được sử dụng với nghĩa rộng hơn cho thuật ngữ androgyny (chỉ xu hướng hướng đến sự lưỡng tính của con người, thể hiện rõ trong một số lĩnh vực như văn hoá, thời trang và ký tượng học).[1][2]:79, 81

Ví dụ minh họa về hai biến thể futanari. Một có tinh hoàn (phải) và một không có (trái).

Bên ngoài Nhật Bản, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả một thể loại khiêu dâm thông thường của eroge, truyện tranhanime mà bao gồm các nhân vật thể hiện cả hai đặc điểm giới tính chính.[1] Trong ngôn ngữ ngày nay, nó hầu như chỉ đề cập đến những nhân vật có ngoại hình nữ tính về mặt tổng thể. Trong trường hợp đó, thuật ngữ này thường được viết tắt là futa (có thể thêm s với số nhiều trong tiếng Anh), từ mà đôi khi cũng được sử dụng như một thuật ngữ chung cho bản thân các tác phẩm theo thể loại này.[2]

Nguồn gốc lịch sử

sửa
 
Tượng đá (với shimenawa) đại diện cho Dōsojin được tìm thấy gần Karuizawa, Nagano

Tôn giáo dân gian Nhật Bản đã sáng tạo ra những sản phẩm tưởng tượng đa dạng tham chiếu tới đặc điểm sinh dục (sexual characteristics). Những câu chuyện truyền miệng truyền thống có niên đại hàng trăm năm cung cấp bằng chứng thô ban đầu, rằng không loại trừ khả năng xảy ra việc thay đổi giới tính[2]:78-79 và đặc trưng của giới tính đã được sử dụng cho các vị thần được thờ phụng như dōsojin. mà đôi khi mơ hồ về giới tính, không rõ là nam hay nữ. Leupp cho biết thêm, rằng nguồn gốc thậm chí có thể đạt trở lại nguồn gốc của Phật giáo, vì các vị thần sẽ không nhất thiết phải có một giới tính cố định hoặc xác định được.[1]

Tương tự như vậy, có tín ngưỡng lan truyền rằng một số người có thể thay đổi giới tính của họ tùy thuộc vào chu trình của Mặt Trăng the belief spread that some people could change their gender depending on the lunar phase. Thuật ngữ bán nguyệt (半月 hangetsu?) được đặt ra để mô tả những người như vậy.[2]:79 Người ta cho rằng trang phục truyền thống, thứ làm cho việc phân biệt giữa nam và nữ trở nên khó hơn như trong các nền văn hoá khác, có thể có ảnh hưởng tới sự phát triển này.[2]:80 Để hạn chế phụ nữ lại gần các cấm địa và để tránh buôn lậu bằng cách giấu đồ trong tay nải, các đồn gác được chỉ định để kiểm tra toàn thân. Trong ghi chép lịch sử, có thể thấy rằng các lính gác thích đùa giỡn về vấn đề này khá thường xuyên, dẫn đến những câu chuyện khác nhau và thậm chí cả những bài thơ.[2]:80 Những vấn đề về giải phẫu, như clitoromegaly (chứng phì đại âm vật) hoặc bất thường về thể chất, dẫn đến việc các giả định này vẫn còn là một câu hỏi mở.[2]

Cho đến 1644, khi các diễn viên onnagata nam được yêu cầu phải áp dụng kiểu tóc nam mà không phân biệt giới tính mà họ đang miêu tả, diễn viên nam đóng các nhân vật như nữ chiến binh thường nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của tính cách futanari, điều thường thấy ở cả tầng lớp samurai và thường dân.[1]

Trong anime và manga

sửa

Ban đầu, tiếng Nhật tham chiếu tới bất kì nhân vật hoặc người thật nào sở hữu các đặc điểm của nam tính và nữ tính là futanari. Điều này đã thay đổi trong những năm 1990 khi các nhân vật futanari trong tranh vẽ trở nên phổ biến hơn trong animemanga. Ngày nay, thuật ngữ này thường chỉ những nhân vật tưởng tượng (được vẽ ra), lưỡng tính và có bề ngoài giống phụ nữ. Futanari cũng được sử dụng như một thuật ngữ cho một thể loại cụ thể trong các phương tiện truyền thông liên quan đến hentai ([anime hoặc manga khiêu dâm) mô tả những nhân vật như vậy.[3][4]

Để phân biệt giữa những nhân vật hư cấu và người chuyển giới nữ, tiếng Nhật chấp nhận thuật ngữ Tiếng Anh newhalf (ニューハーフ nyūhāfu?), được sử dụng về sau này.[cần dẫn nguồn]

Nguồn gốc

sửa

Futanari manga trở nên phổ biến trong thập niên 1990 và nhanh chóng thâm nhập trở thành một phần của ngành công nghiệp, kết hợp cùng nhiều thể loại khác nhau.[5] Bộ manga Hot Tails của Yui Toshiki được mô tả như là ví dụ nổi tiếng nhất của thể loại này ở phương Tây.[5]

Trong anime nhắm vào bộ phận lớn khán giả, các cốt truyện dạng gender bender hoặc cross-dressing (chỉ việc ăn mặc, thể hiện khác giới, giả gái) luôn rất phổ biến. Những ví dụ phổ biến bao gồm các anime như Ranma ½, Kämpfer, Higashi no EdenFutaba-Kun Change! (trong đó, nhân vật chính thay đổi từ nam thành nữ)[6]I My Me! Strawberry Eggs (chú ý đến một chủ đề nặng tính cross-dressing hơn).[cần dẫn nguồn]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d Leupp, Gary P. (1997). Male Colors: The Construction of Homosexuality in Tokugawa Japan (ấn bản thứ 1). Berkeley, CA: University of California Press. tr. 174. ISBN 9780520209008. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ a b c d e f g (tiếng Đức) Krauss, Friedrich Salomo et al. Japanisches Geschlechtsleben: Abhandlungen und Erhebungen über das Geschlechtsleben des japanischen Volkes; folkloristische Studien, Schustek, 1965
  3. ^ Jacobs, Katrien (2007). Netporn: DIY Web Culture and Sexual Politics. Lanham: Rowman & Littlefield. tr. 103–104. ISBN 0742554325. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Leite Jr, Jorge (ngày 12 tháng 11 năm 2011). “Labirintos conceituais científicos, nativos e mercadológicos: pornografia com pessoas que transitam entre os gêneros”. Cadernos Pagu (bằng tiếng Bồ Đào Nha). doi:10.1590/S0104-83332012000100004. ISSN 0104-8333. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ a b Thompson, Jason (2007). Manga: The Complete Guide. New York: Del Rey Books. tr. 452. ISBN 9780345485908.
  6. ^ Timothy Perper; Martha Cornog. “Sex, Love and Women in Japanese Comics”. International Encyclopedia of Sexuality. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012.

Tài liệu tham khảo