Friedrich III xứ Sachsen-Gotha-Altenburg

Friedrich III, Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg (14 tháng 4 năm 1699 - 10 tháng 3 năm 1772), là công tước đời thứ 3 xứ Sachsen-Gotha-Altenburg, thuộc dòng Ernestine, nhánh trưởng của Triều đại Wettin. Ông nội của Friedrich là Công tước Friedrich I, con trai thứ 5, nhưng là con trai lớn nhất sống đến tuổi trưởng thành của Ernst I xứ Sachsen-Gotha - ông tổ của 7 dòng công tước Ernestine.

Friedrich III
Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
Tại vị1732–1772
Tiền nhiệmFriedrich II
Kế nhiệmErnst II
Thông tin chung
Sinh(1699-04-14)14 tháng 4 năm 1699
Gotha
Mất10 tháng 3 năm 1772(1772-03-10) (72 tuổi)
Gotha
Phối ngẫuLuise Dorothea xứ Sachsen-Meiningen
Hậu duệFriedrich, Công tử xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
Công tử Ludwig
Công nữ Fredericka Luise
Ernst II
Công nữ Sophie
Công tử August
Gia tộcNhà Sachsen-Gotha-Altenburg
Thân phụFriedrich II, Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
Thân mẫuMagdalene Augusta xứ Anhalt-Zerbst

Cha của ông là Công tước Friedrich II xứ Sachsen-Gotha-Altenburg đã dành được thêm một số lãnh thổ sau cái chết của Công tước Albrecht V xứ Sachsen-Coburg vào năm 1699 và Công tước Christian xứ Sachsen-Eisenberg. Dưới thời Friedrich III, Công quốc Sachsen-Gotha-Altenburg trở thành một trong những công quốc nhánh Ernst hùng mạnh nhất. Ông đã cho xây dựng lại cung điện và khu vườn ở Gotha theo kiến trúc Baroque xa hoa và hỗ trợ những người tị nạn tôn giáo của Nhà thờ MoravianNeudietendorf. Em gái của ông là Công nữ Augusta kết hôn với Frederick, Thân vương xứ Wales vào năm 1736, con trai đầu lòng của họ là Vương tử George lên ngôi Vua của Vương quốc Anh và Ireland vào năm 1760 với vương hiệu George III.[1] Frederick biến triều đình của mình thành trung tâm của Thời kỳ Khai Sáng (Aufklärung).

Thân thế

sửa

Ông sinh ra ở Gotha, là con trai cả của Friedrich II, Công tước xứ Sachsen-Gotha-AltenburgMagdalene Augusta xứ Anhalt-Zerbst. Công tử Friedrich được đưa vào môi trường giáo dục dành cho người kế vị, ông được xem là một chàng trai tốt bụng dù không tài năng lắm. Từ năm 1718 đến năm 1724, ông thực hiện chuyến công du tới Hà Lan, Pháp, Anh và Ý. Sau cái chết của cha mình, vào năm 1732, Friedrich trở thành công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg.

Năm 1734, sau cuộc xâm lược của quân đội Pháp, ông bắt đầu cho Hoàng đế Karl VI của Thánh chế La Mã, Thân vương xứ Waldeck và Vua nước Phổ thuê binh lính của mình, điều này đã đặt ông vào tình thế phải đánh thuê trong chính công quốc của mình. Công quốc đã phải chịu đựng khó khăn trong Chiến tranh Bảy năm và ông đã buộc công quốc của mình vào cuộc chiến với người hàng xóm, công tước Anton Ulrich xứ Sachsen-Meiningen ("Chiến tranh Wasunger").

Với việc giới thiệu đồng groschen và nửa groschen mệnh giá thấp được đúc với số lượng lớn tại xưởng đúc tiền Gotha của mình, Friedrich hy vọng sẽ kiếm được lợi nhuận lớn. Những đồng xu được đúc với số lượng lớn không chỉ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của bản thân mà còn nhằm mục đích xuất khẩu có lãi sang các nước lân cận. Vì các quốc gia láng giềng cũng đúc những đồng tiền nhỏ có giá trị thấp hơn để chảy vào công quốc của ông, nên chính sách tiền tệ này đã thất bại.[2]

Từ năm 1747 trở đi, Friedrich đã cho xây dựng Orangerie Gotha theo mô hình Pháp của kiến ​​trúc sư Gottfried Heinrich Krohne xứ Weimar. Ông đã ban hành nhiều quy định liên quan đến hệ thống nhà thờ và hỗ trợ cộng đồng Moravian ở Neudietendorf, được thành lập ở đó vào năm 1742.

Dưới triều đại của Friedrich, đất nước của ông vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất trong số các nhà nước Thuringia nhỏ khác và triều đình của ông đã phát triển thành trung tâm của thời kỳ Khai sáng. Điều này chủ yếu là nhờ vào người vợ tài giỏi của ông, người vượt trội hơn ông rất nhiều về mặt trí tuệ.

Hậu duệ

sửa
 
Xu bạc: 1 thaler xứ Sachsen-Gotha-Altenburg với mặt trước là chân dung của Friedrich III, đúc vào năm 1764

Tại Gotha vào ngày 17 tháng 9 năm 1729, Friedrich kết hôn với Luise Dorothea xứ Sachsen-Meiningen, người em họ đời đầu của ông. Họ có 9 người con:[3]

  1. Friedrich Ludwig, Công tử kế vị xứ Sachsen-Gotha-Altenburg (s. Gotha, 20 tháng 1 năm 1735 – d. Gotha, 9 tháng 6 năm 1756).
  2. Ludwig (s. Gotha, 25 tháng 10 năm 1735 – d. Gotha, 26 tháng 10 năm 1735).
  3. Con trai chết non (Gotha, ngày 25 tháng 10 năm 1735), sinh đôi với Ludwig.
  4. Hai đứa con sinh đôi chết non (1739).
  5. Fredericka Louise (s. Gotha, 30 tháng 1 năm 1741 – d. Gotha, 5 tháng 2 năm 1776).
  6. Ernst II, Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg (s. Gotha, 30 tháng 1 năm 1745 – d. Gotha, 20 tháng 4 năm 1804).
  7. Sophie (s. Gotha, 9 tháng 3 năm 1746 – d. Gotha, 30 tháng 3 năm 1746).
  8. August xứ Sachsen-Gotha-Altenburg (s. Gotha, 14 tháng 8 năm 1747 – d. Gotha, 28 tháng 9 năm 1806).

Từ năm 1748 đến năm 1755, ông là nhiếp chính của Công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach thay mặt cho Ernst August II Konstantin. Từ năm 1750, ông giữ vai trò nhiếp chính vương cùng với những người bà con của mình là Franz Josias, Công tước xứ Sachsen-Coburg-Saalfeld. Ông qua đời ở Gotha, thọ 72 tuổi.

Tổ tiên

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Huish, Robert (1821). The public and private life of ... George the Third, etc. [With plates, including portraits.] (bằng tiếng Anh).
  2. ^ Wolfgang Steguweit: Geschichte der Münzstätte Gotha vom 12. bis zum 19. Jahrhundert. Weimar 1987, S. 118.
  3. ^ Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 103.
  4. ^ Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 102.
Friedrich III xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
Sinh: 14 tháng 4, 1699 Mất: 10 tháng 3, 1772
Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Friedrich II
Công tước xứ Sachsen-Gotha-Altenburg
1732–1772
Kế nhiệm:
Ernst II