Mèo núi Trung Hoa

loài động vật có vú
(Đổi hướng từ Felis bieti)

Mèo núi Trung Hoa, còn gọi là mèo rừng Trung Hoa hay mèo xá lị là một loài mèo đặc hữu miền tây Trung Quốc. Nó được IUCN xem là loài dễ thương tổn từ năm 2002, do số lượng cá thể sinh sản ít hơn 10.000 con.[3]

Mèo núi Trung Hoa
Mèo núi Trung Hoa tại sở thú Tây Ninh, Thanh Hải
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Carnivora
Phân bộ: Feliformia
Họ: Felidae
Phân họ: Felinae
Chi: Felis
Loài:
F. bieti[1][2]
Danh pháp hai phần
Felis bieti[1][2]
Milne-Edwards, 1892
Phân bố của mèo núi Trung Hoa, 2015[3]

Nó từng mang tên F. silvestris bieti, một phân loài mèo rừng, nhưng nghiên cứu di truyền năm 2007 cho thấy đây là một loài riêng biệt.[4]

Đặc điểm

sửa

Mèo núi Trung Hoa có lông màu cát. Có những sọc tối màu trên mặt và chân. Chóp tai màu đen. Sọ mèo núi Trung Hoa khá rộng, và giữa những ngón chân có lông mọc dài. Lông bụng nhạt màu. Trên đuôi có vòng lông đen. Chóp đuôi cũng màu đen. Chiều dài đầu-mình là 69–84 cm (27–33 in), cộng với cái đuôi dài 29–41 cm (11–16 in). Mèo trưởng thành nặng từ 6,5 đến 9 kilôgam (14 đến 20 lb).[5]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Mèo núi Trung Hoa là loài đặc hữu Trung Quốc, sống ở rìa đông bắc cao nguyên Thanh Tạng. Nó chỉ có mặt ở đông Thanh Hải và tây bắc Tứ Xuyên.[6] Nó sống trên vùng đồng cỏ cao nguyên, lãnh nguyên núi cao, rừng cây bụi núi caorừng cây hạt trần có độ cao 2.500 và 5.000 m (8.200 và 16.400 ft). Chúng vắng mặt ở môi trường hoang mạc hay rừng cây rậm rạp.[7]

Sinh thái và hành vi

sửa

Mèo núi Trung Hoa hoạt động chủ yếu về đêm, săn pika, động vật gặm nhấmchim. Mùa giao phối là từ tháng 1 đến tháng 3. Mèo cái đẻ ra hai đến bốn mèo con, thường trong một cái hang khuất tầm nhìn.[7]

Cho tới năm 2007, loài này chỉ được biết đến từ 6 cá thể, đều sống trong vườn thú.[8] Sau đó, những bức ảnh mèo núi Trung Hoa hoang dã đầu tiên được công bố.

Chú thích

sửa
  1. ^ Kitchener, A. C.; Breitenmoser-Würsten, C.; Eizirik, E.; Gentry, A.; Werdelin, L.; Wilting, A.; Yamaguchi, N.; Abramov, A. V.; Christiansen, P.; Driscoll, C.; Duckworth, J. W.; Johnson, W.; Luo, S.-J.; Meijaard, E.; O’Donoghue, P.; Sanderson, J.; Seymour, K.; Bruford, M.; Groves, C.; Hoffmann, M.; Nowell, K.; Timmons, Z. & Tobe, S. (2017). “A revised taxonomy of the Felidae: The final report of the Cat Classification Task Force of the IUCN Cat Specialist Group” (PDF). Cat News (Special Issue 11): 15−16.
  2. ^ Wozencraft, W. C. (2005). Felis bieti. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. tr. 534. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ a b c Riordan, P.; Sanderson, J.; Bao, W.; Abdukadir, A.; Shi, K. (2015). Felis bieti. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2015: e.T8539A50651398. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T8539A50651398.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ Driscoll, C. A.; Menotti-Raymond, M.; Roca, A. L.; Hupe, K.; Johnson, W. E.; Geffen, E.; Harley, E. H.; Delibes, M.; Pontier, D.; Kitchener, A. C.; Yamaguchi, N.; O’Brien, S. J.; Macdonald, D. W. (2007). “The Near Eastern Origin of Cat Domestication” (PDF). Science. 317 (5837): 519–523. doi:10.1126/science.1139518. PMC 5612713. PMID 17600185.
  5. ^ Sunquist, M.; Sunquist, F. (2002). Wild cats of the World. Chicago: University of Chicago Press. tr. 57–59. ISBN 0-226-77999-8.
  6. ^ He L., Garcia-Perea R., Li M., Wei F. (2004). “Distribution and conservation status of the endemic Chinese mountain cat Felis bieti”. Oryx. 38: 55–61. doi:10.1017/s0030605304000092.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ a b Liao Y. (1988). Some biological information of desert cat in Qinhai. Acta Theriologica Sinica 8: 128–131.
  8. ^ Yin Y., Drubgyal N., Achu, Lu Z., Sanderson J. (2007). First photographs in nature of the Chinese mountain cat. Cat News 47: 6–7.

Tham khảo

sửa