FOMO
FOMO, viết tắt của "fear of missing out" (tạm dịch: sợ bỏ lỡ), là cảm giác lo sợ của một người rằng mình đang không nắm bắt được những thông tin, sự kiện, trải nghiệm hoặc quyết định có khả năng cải thiện cuộc sống của họ.[2] FOMO cũng có liên quan đến nỗi sợ cảm giác hối tiếc,[3] một nỗi sợ có thể khiến người ta lo ngại rằng mình đang bỏ lỡ cơ hội có được một mối quan hệ xã hội, một trải nghiệm mới lạ, một sự kiện đáng nhớ hoặc một khoản đầu tư có lãi.[4] Đặc trưng của FOMO là việc muốn được cập nhật liên tục về những điều người khác đang làm,[2] và nó có thể được xem là nỗi sợ rằng việc không tham gia vào điều gì đó là một quyết định sai lầm.[3][5] FOMO có thể nảy sinh từ việc không được biết về một cuộc nói chuyện,[6] bỏ lỡ một chương trình truyền hình, không tham dự một lễ cưới hay bữa tiệc,[7] hoặc biết được rằng người khác vừa khám phá ra một nhà hàng mới.[8] Trong những năm gần đây, FOMO được cho là nguyên nhân của một số dấu hiệu tâm lý và hành vi tiêu cực.[3][9][10]
FOMO có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây nhờ những tiến bộ của công nghệ.[11] Các mạng xã hội tạo điều kiện cho người sử dụng tương tác xã hội với nhau,[2] nhưng cũng cho họ thấy vô số những hoạt động mà họ không được tham gia và vì thế có khả năng gây ra FOMO rất lớn. Sự lệ thuộc về tâm lý vào mạng xã hội có thể gây ra FOMO[12] hoặc thậm chí là nghiện Internet.[13] FOMO cũng hiện hữu trong các trò chơi điện tử, hoạt động đầu tư và chiến lược marketing.[14][15][16] FOMO được cho là có liên quan đến sự gia tăng sầu muộn và lo âu, cũng như sự suy giảm chất lượng cuộc sống.[17]
FOMO cũng có khả năng tác động đến các hoạt động kinh doanh. Các xu hướng có thể khiến lãnh đạo các doanh nghiệp quyết định đầu tư dựa trên những điều mà họ cho là người khác đang làm, thay vì chiến lược kinh doanh của bản thân mình.[18]
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Anderson, Hephzibah (16 tháng 4 năm 2011). “Never heard of Fomo? You're so missing out”. The Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2017.
- ^ a b c Przybylski, Andrew K.; Murayama, Kou; DeHaan, Cody R.; Gladwell, Valerie (tháng 7 năm 2013). “Motivational, emotional, and behavioral correlates of fear of missing out”. Computers in Human Behavior. 29 (4): 1841–1848. doi:10.1016/j.chb.2013.02.014.
- ^ a b c Wortham, J. (10 tháng 4 năm 2011). “Feel like a wall flower? Maybe it's your Facebook wall”. The New York Times.
- ^ Shea, Michael (27 tháng 7 năm 2015). “Living with FOMO”. The Skinny. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2016.
- ^ Alt, Dorit; Boniel-Nissim, Meyran (20 tháng 6 năm 2018). “Parent–Adolescent Communication and Problematic Internet Use: The Mediating Role of Fear of Missing Out (FoMO)”. Journal of Family Issues. 39 (13): 3391–3409. doi:10.1177/0192513x18783493. ISSN 0192-513X. S2CID 149746950.
- ^ Tait, Amelia (11 tháng 10 năm 2018). “Why do we experience the curse of conversation envy?”. Metro (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Why FOMO at uni is totally OK to feel”. Debut (bằng tiếng Anh). 11 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
- ^ Delmar, Niamh. “FOMO: Are you afraid of missing out?”. The Irish Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
- ^ Elhai, Jon D.; Levine, Jason C.; Dvorak, Robert D.; Hall, Brian J. (1 tháng 10 năm 2016). “Fear of missing out, need for touch, anxiety and depression are related to problematic smartphone use”. Computers in Human Behavior (bằng tiếng Anh). 63: 509–516. doi:10.1016/j.chb.2016.05.079. ISSN 0747-5632.
- ^ Gupta, Mayank; Sharma, Aditya (6 tháng 7 năm 2021). “Fear of missing out: A brief overview of origin, theoretical underpinnings and relationship with mental health”. World Journal of Clinical Cases. 9 (19): 4881–4889. doi:10.12998/wjcc.v9.i19.4881. ISSN 2307-8960. PMC 8283615. PMID 34307542.
- ^ Schreckinger, Ben (29 tháng 10 năm 2014). “The Home of FOMO”. Boston Magazine. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.
- ^ Jonathan K. J. (1998). “Internet Addiction on Campus: The Vulnerability of College Students”. CyberPsychology & Behavior. 1 (1): 11–17. doi:10.1089/cpb.1998.1.11. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2014.
- ^ Song, Indeok; Larose, Robert; Eastin, Matthew S.; Lin, Carolyn A. (tháng 9 năm 2004). “Internet Gratifications and Internet Addiction: On the Uses and Abuses of New Media”. CyberPsychology & Behavior. 7 (4): 384–394. doi:10.1089/cpb.2004.7.384. PMID 15331025. S2CID 8927288.
- ^ Duman Alpteki̇n, Hazal; Özkara, Behçet (1 tháng 9 năm 2021). “The impact of social identity on online game addiction: the mediating role of the fear of missing out (FoMO) and the moderating role of the need to belong”. Current Psychology. 40 (9): 4571–4580. doi:10.1007/s12144-019-00392-w. S2CID 202277588.
- ^ D'Anastasio, Cecilia. “GameStop FOMO Inspires a New Wave of Crypto Pump-and-Dumps”. Wired (bằng tiếng Anh). ISSN 1059-1028. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Fear of Missing Out (FOMO)” (PDF). J. Walter Thompson. tháng 3 năm 2012. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015.
- ^ Elhai, Jon; Yang, Haibo; Montag, Christian (tháng 5 năm 2020). “Fear of missing out (FOMO): overview, theoretical underpinnings, and literature review on relations with severity of negative affectivity and problematic technology use”. Brazilian Journal of Psychiatry. 43 (2): 203–209. doi:10.1590/1516-4446-2020-0870. PMC 8023172. PMID 32401865.
- ^ Lim, Yen. “How to Avoid Business-Related FoMO”. PredictHQ. PredictHQ. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.