Chuột nhảy jerboa tai dài

loài động vật có vú
(Đổi hướng từ Euchoreutinae)

Chuột nhảy jerboa tai dài, Chuột nhảy Gobi hay Chuột nhảy sa mạc tai dài, danh pháp Euchoreutes naso, là một loài động vật có vú trong họ Dipodidae, bộ Gặm nhấm. Loài này được Sclater mô tả năm 1890.[2]

Euchoreutes naso
Thời điểm hóa thạch: Recent
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Rodentia
Họ (familia)Dipodidae
Phân họ (subfamilia)Euchoreutinae
Lyon, 1901
Chi (genus)Euchoreutes
Sclater, 1891
Loài (species)E. naso
Danh pháp hai phần
Euchoreutes naso
Sclater, 1891[2]

Phân loại

sửa

Ngoài chuột jerboa tai dài còn có chuột jerboa tai ngắn (Short-eared Jerboa).

Đặc điểm

sửa

Chuột jerboa là loài gặm nhấm nhỏ, nhảy giống như chuột với đuôi và chân đều dài. Long-eared jerboa có thể được phân biệt với Chuột jerboa khác bởi kích thước tai to lớn của chúng, tai chúng dài khoảng 1/3 lớn hơn so với đầu của chúng. Chuột jerboa khác chủ yếu sống về đêm, hầu như ban ngày chúng đều ở trong hang dưới lòng đất, và chúng tự đào hang của mình. Rất ít thông tin về loài này. Hệ sinh thái của loài này rất ít được biết đến.

Thực phẩm

sửa

Hầu hết các chuột jerboa chủ yếu ăn thực vật: rễ cây, hạt giống và cây mọng nước, tuy nhiên, chế độ ăn uống của chuột jerboa bao gồm côn trùng là chủ yếu.

Phân bố

sửa

Động vật gặm nhấm nhỏ này được phát hiện vào năm 1925 bởi Glover Morrill Allen. Các nhà khoa học đã nghiên cứu môi trường sống của loài này vào đầu những năm 1980, tìm thấy trung bình là 0,5 con/1 hecta. Môi trường sinh sống chủ yếu phân bố từ phía tây Tân Cương (tây bắc Trung Quốc), sa mạc Gobi thuộc khu vực miền Bắc Trung Quốc đến cực nam Mông Cổ, như ở lưu vực sông đầy cát trắng và gồm cây có bụi rậm. Loài này được cho là đang giảm dần nguyên nhân là do con người làm xáo trộn môi trường sống của chúng.

Chú thích

sửa
  1. ^ Batsaikhan, N., Avirmed, D., Tinnin, D. & Smith, A.T. (2008). Euchoreutes naso. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2009. Database entry includes a brief justification of why this species is of least concern
  2. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Euchoreutes naso”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.

Tham khảo

sửa