Ethionamide là một kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh lao.[2] Cụ thể hơn thì kháng sinh này được sử dụng, cùng với các loại thuốc chống lao khác, để điều trị bệnh lao đa kháng thuốc hoạt động.[2] Chúng không còn được khuyến cáo để điều trị bệnh phong.[2][3] Đây là một loại kháng sinh uống.[2]

Ethionamide
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiTrecator, tên khác
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682402
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Dược đồ sử dụngqua đường miệng
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Liên kết protein huyết tương~30%
Chu kỳ bán rã sinh học2 tới 3 giờ
Các định danh
Tên IUPAC
  • 2-ethylpyridine-4-carbothioamide
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.007.846
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC8H10N2S
Khối lượng phân tử166.244 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • S=C(c1ccnc(c1)CC)N
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C8H10N2S/c1-2-7-5-6(8(9)11)3-4-10-7/h3-5H,2H2,1H3,(H2,9,11) ☑Y
  • Key:AEOCXXJPGCBFJA-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Ethionamide có tỷ lệ tác dụng phụ cao.[4] Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụngchán ăn. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm viêm gantrầm cảm.[2] Chúng không nên được sử dụng ở những người có vấn đề đáng kể về gan. Sử dụng trong thai kỳ không được khuyến cáo vì mức độ an toàn là không rõ ràng.[2] Ethionamide thuộc họ các thuốc thioamide. Người ta tin rằng nó hoạt động bằng cách can thiệp vào việc sử dụng axit mycolic của vi khuẩn.[5]

Ethionamide được phát hiện vào năm 1956 và được chấp thuận cho sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1965.[2][5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế. Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 5,94 USD đến 24,12 USD/tháng.[6]

Cơ chế hoạt động

sửa

Ethionamide là một tiền-thuốc[7] được kích hoạt bởi enzyme ethA, một mono-oxygenase trong Mycobacterium tuberculosis, và sau đó liên kết với NAD+ để tạo thành một chất bổ sung ức chế InhA theo cùng cơ chế như isoniazid. Cơ chế hoạt động được cho là "phá vỡ" axit mycolic ở vi khuẩn.[4][8]

Biểu hiện của gen ethA được kiểm soát bởi ethR, một chất ức chế phiên mã. Người ta cho rằng cải thiện biểu hiện ethA sẽ làm tăng hiệu quả của ethionamide và thúc đẩy sự quan tâm của các nhà phát triển thuốc trong việc sử dụng chất ức chế để tăng công hiệu.[4]

Chú thích

sửa
  1. ^ Trecator (ethionamide) tablet, film coated (Wyeth Pharmaceuticals Company, a subsidiary of Pfizer Inc.) Lưu trữ 2014-03-05 tại Wayback Machine on DailyMed
  2. ^ a b c d e f g “Ethionamide”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “Standard Chemotherapy”. www.hrsa.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ a b c Wolff, Kerstin A.; Nguyen, Liem (ngày 1 tháng 9 năm 2012). “Strategies for potentiation of ethionamide and folate antagonists against Mycobacterium tuberculosis”. Expert Review of Anti-infective Therapy. 10 (9): 971–981. doi:10.1586/eri.12.87. ISSN 1478-7210. PMC 3971469. PMID 23106273.
  5. ^ a b “Ethionamide”. TB Online. Global Tuberculosis Community Advisory Board. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ “Ethionamide”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Vannelli, T. A.; Dykman, A.; Ortiz De Montellano, P. R. (2002). “The Antituberculosis Drug Ethionamide is Activated by a Flavoprotein Monooxygenase”. Journal of Biological Chemistry. 277 (15): 12824–9. doi:10.1074/jbc.M110751200. PMID 11823459.
  8. ^ Quemard, A; Laneelle, G; Lacave, C (1992). “Mycolic acid synthesis: A target for ethionamide in mycobacteria?”. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 36 (6): 1316–21. doi:10.1128/aac.36.6.1316. PMC 190338. PMID 1416831.