Ngựa

Loài thú đã được con người thuần hóa
(Đổi hướng từ Equus caballus)

Ngựa hay , ngọ (Equus ferus caballus)[2][3] là một loài động vật có vú trong họ Equidae, bộ Perissodactyla (bộ móng guốc). Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758., và là một trong số 8 phân loài còn sinh tồn cho tới ngày nay của họ Equidae. Ngựa đã trải qua quá trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón như ngày nay.

Ngựa
Two Nokota horses standing in open grassland with rolling hills and trees visible in the background.
Đã thuần hóa
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Perissodactyla
Họ: Equidae
Chi: Equus
Loài:
E. ferus
Danh pháp hai phần
Equus ferus
Linnaeus, 1758[1]
Các đồng nghĩa

Equus ferus caballus
Tối thiểu 47 danh pháp khác được xuất bản

Nuôi dưỡng

sửa

Con người bắt đầu thuần dưỡng ngựa vào khoảng 4000 – 4500 TCN,[4][5] và người ta tin rằng ngựa đã được nuôi phổ biến ở châu Âu vào khoảng 3000 TCN – 2000 TCN.[6][7][8] Ngựa chiến được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, nhất là chiến tranh thời cổ.

Tuổi đời

sửa

Tùy thuộc vào giống, sự quản lý và môi trường, thức ăn, nước uống v.v ngày nay ngựa có tuổi thọ khoảng 25 đến 30 năm. Con ngựa sống thọ nhất có thể kiểm chứng là "Old Billy", một con ngựa sống trong thế kỷ 19 với tuổi thọ là 62 năm.[9] Hiện nay, Sugar Puff, con ngựa được liệt kê trong Sách Kỷ lục Guinness như là con ngựa pony già nhất còn sống trên thế giới, đã chết ngày 25 tháng 5 năm 2007 ở độ tuổi 56.[10]

Sinh sản

sửa

Ngựa cái mang thai kéo dài khoảng 335-340 ngày. Ngựa thường sinh một. Ngựa con có khả năng đứng và chạy một thời gian ngắn sau sinh. Ngựa bốn tuổi được coi là ngựa trưởng thành, mặc dù chúng tiếp tục phát triển bình thường cho đến khi sáu tuổi, thời gian hoàn thành sự phát triển của ngựa cũng phụ thuộc vào kích cỡ của ngựa, giống, giới tính và chất lượng chăm sóc.

Ngộ độc

sửa

Nếu ăn phải những loại cây sau đây, ngựa có thể bị ngộ độc, bị bệnh, đau đớn hoặc thậm chí là chết:[11]

 
 
 
Hai con ngựa trắng
 
Tượng vị thần Hindu đang cưỡi ngựa trắng ở Ấn Độ
  • Thủy tùng
  • Cỏ lưỡi chó
  • Quả đầu
  • Dương xỉ diều hâu
  • Mao lương hoa vàng
  • Cây lanh
  • Mao địa hoàng
  • Cây độc cần
  • Cây mộc tặc
  • Cây nguyệt quế
  • Cây ớt mả
  • Cây sồi
  • Cây trúc đào
  • Cây khoai tây
  • Cây thủy lạp
  • Cây đỗ nguyên
  • Cây lúa miến
  • Cây cỏ ban

Loài ngựa nhỏ nhất

sửa

Ngựa giống nhỏ (Mirature Horses) là loài ngựa nhỏ nhất thế giới, chỉ cao từ 35 cm đến 47 cm. Loài ngựa này chỉ sống tập trung ở vùng núi Nam Carolina (Mỹ). Tuổi thọ trung bình của một chú ngựa này từ 40 đến 50 năm, trong khi đó, ngựa bình thường có tuổi thọ chỉ từ 20 đến 30 năm.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Linnaeus, Carolus (1758). Systema naturae per regna tria naturae:secundum classes, ordines, genera, species, cum characteribus, differentiis, synonymis, locis. 1 (ấn bản thứ 10). Holmiae (Laurentii Salvii). tr. 73. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  2. ^ Bản mẫu:MSW3 Perissodactyla
  3. ^ International Commission on Zoological Nomenclature (2003). “Usage of 17 specific names based on wild species which are pre-dated by or contemporary with those based on domestic animals (Lepidoptera, Osteichthyes, Mammalia): conserved. Opinion 2027 (Case 3010)”. Bull. Zool. Nomencl. 60 (1): 81–84. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ “A Chronological History of Humans and Their Relationship With the Horse”. International Museum of the Horse. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2009.
  5. ^ Anthony, David W. (2007). The Horse, the Wheel, and Language: How Bronze Age Riders from the Eurasian Steppes Shaped the Modern World. Princeton, NJ: Nhà in Đại học Princeton. ISBN 9780691058870.
  6. ^ Norbert Benecke & Von den Dreisch Angela (2003). “Horse exploitation in the Kazakh steppes during the Eneolithic and Bronze Age”. Trong Levine Marsha; Renfrew Colin; Boyle Katie (biên tập). Prehistoric Steppe Adaptation and the Horse. Cambridge: McDonald Institute. tr. 69–82. ISBN 1902937090.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  7. ^ Needham, Joseph (1986). Science and Civilization in China; Quyển 4, Physics and Physical Technology, Phần 2, Mechanical Engineering. Đài Bắc: Caves Books.
  8. ^ Clutton-Brock, Juliet (1992). Horse Power: A History of the Horse and the Donkey in Human Societies. Cambridge, MA: Nhà in Đại học Harvard. tr. 138. ISBN 067440646X.
  9. ^ HorseFacts. “The Mane Facts About Horse Health”. Horsefacts.org. Foundation for Biomedical Research. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2009.
  10. ^ Ryder Erin. “World's Oldest Living Pony Dies at 56”. TheHorse.com. The Horse. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2009.
  11. ^ Mark, Gail (2010). Great pets horse. Marshall Cavendish Corporation. ISBN 978-0-7614-4597-5.

Tham khảo

sửa
 
Thí nghiệm đặt ống thông tim được thực hiện thành công trên một con ngựa bởi bác sĩ thú y Auguste Chauveau
 
Một con ngựa Nhật Bản
 
Một con ngựa đua