Epsilon Boötis

Sao đôi Pulcherrima của chòm sao Boötes (Mục phu)

Epsilon Boötis (ε Boötis, viết tắt: Epsilon Boo, ε Boo), tên chính thức là Izar /ˈzɑːr/,[16] là một sao đôi ở phía bắc chòm sao Boötes, được gọi là sao đôi Pulcherrima. Hệ thống sao có thể nhìn thấy được bằng mắt thường vào ban đêm, nhưng để thấy rõ bằng kính viễn vọng nhỏ là một khó khăn, cần phải có khẩu độ 76 mm (3,0 in) trở lên.[17]

ε Boötis
Vị trí của ε Boötis (khoanh tròn)
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Boötes
Xích kinh 14h 44m 59.22s[1]
Xích vĩ +27° 04′ 27.2″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 2.37[2]/5.12[3]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổK0 II-III[4] + A2 V[5]
Chỉ mục màu U-B+0.73[2]
Chỉ mục màu B-V+0.97[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)−16.31[6] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: −50.95[1] mas/năm
Dec.: +21.07[1] mas/năm
Thị sai (π)13.8267 ± 0.4896[7] mas
Khoảng cách236 ± 8 ly
(72 ± 3 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−1.61[8]
Chi tiết
A
Khối lượng4.6[9] M
Bán kính33[6] R
Độ sáng501[6] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)2.2[6] cgs
Nhiệt độ4,550[6] K
Độ kim loại–0.13[6]
Độ kim loại [Fe/H]–0.20[10] dex
Tốc độ tự quay (v sin i)10.9[6] km/s
Tuổi37.4 ± 4.2[11] Myr
B
Khối lượng2.27[12] M
Bán kính2.7[12] R
Độ sáng44.8[12] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3.9[12] cgs
Nhiệt độ9,009[12] K
Tốc độ tự quay (v sin i)123[13] km/s
Tên gọi khác
Izar, Pulcherrima, Mirac, Mirak, Mirach, ε Boo, 36 Boo, BD+27°2417, HIP 72105[14]
A: Izar, HD 129989, HR 5506, SAO 83500[15]
B: HD 129988, HR 5505[3]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADEpsilon Boo A
Epsilon Boo B

Tên gọi

sửa
 
Hình ảnh mô phỏng của Epsilon Boötis (phía bắc ở bên trên)

ε Boötis (Latinh hóa thành Epsilon Boötis) là định danh Bayer của sao.

Nó có các tên gọi truyền thống như Izar, Mirak, Mizar, và từng được đặt tên là Pulcherrima /pəlˈkɛrɪmə/ bởi Friedrich Georg Wilhelm von Struve.[18] Izar, MirakMizartiếng Ả Rập: إزار ʾizār ('veil') và المراق al-maraqq' ('sư tử'); Pulcherrima trong tiếng Latin nghĩa là 'đáng yêu nhất'.[19] Năm 2016, Liên đoàn Thiên văn Quốc tế tổ chức chương trình "Làm việc nhóm về tên sao" (WGSN)[20] để lập danh mục và chuẩn hóa tên cho các ngôi sao. WGSN đã phê duyệt tên gọi Izar cho ngôi sao này bào ngày 21 tháng 8 năm 2016 và hiện nay nó đã được nhập vào Danh mục tên sao của IAU (IAU-CSN).[16]

Danh mục các ngôi sao trong Bộ lịch Al Achsasi Al Mouakket, ngôi sao này được gọi là Mintek al Aoua (منطقة العوّاء minṭáqa al awwa), dịch sang tiếng LatinCingulum Latratoris, mang ý nghĩa thắt lưng của Mục Phu.[21]

 
Ảnh chụp khoảnh sao Ngạnh Hà

Trong Thiên văn học Trung Quốc, khu vực sao có tên 梗河, Ngạnh Hà hay Celestial Lance thuộc chòm sao "Đê tú" là một khoảnh sao gồm Epsilon Boötis, Sigma BoötisRho Boötis.[22] Tên tiếng Trung của Epsilon Boötis là 梗河一 (Ngạnh Hà 1).[23]

Đặc tính

sửa
 
Epsilon Bootis (Izar) nhìn qua kính thiên văn nhỏ

Epsilon Boötis bao gồm cặp sao có khoảng cách góc là 2.852 ± 0.014 giây cungs ở góc vị trí 342.°9 ± 0.°3.[24] Phần sáng hơn (A) có độ sáng biểu kiến là 2.37,[2] và phần mờ hơn (B) có độ sáng 5.12,[3] khiến chúng được nhìn thấy bằng mắt thường vào ban đêm. Các phép đo thị sai từ vệ tinh đo đạc thiên văn Hipparcos[25][26] xác định hệ thống sao ở khoảng cách chừng 203 năm ánh sáng (62 parsec) tính từ Trái Đất.[1] Nghĩa là cặp sao này cách nhau 185 đơn vị thiên văn, và chúng quay quanh nhau với chu kỳ ít nhất là 1,000 năm.[19]

Ngôi sao sáng hơn thuộc phân loại sao K0 II-III,[4] có nghĩa nó là một ngôi sao ở giai đoạn khá muộn trong quá trình tiến hóa sao, nguồn năng lượng hydro trong lõi của nó đã cạn kiệt. Nặng gấp hơn 4 lần khối lượng Mặt Trời,[9] nó đã dãn rộng gấp khoảng 33 lần bán kính Mặt Trời và tỏa ra độ sáng gấp 501 lần độ sáng của Mặt Trời.[6] Năng lượng này được bức xạ từ bên ngoài lớp vỏ của nó ở nhiệt độ hiệu dụng 4,550 K,[6] khiến nó có màu cam của một ngôi sao loại K.[27]

Ngôi sao đồng hành có phân loại A2 V,[5] vì thế nó là một ngôi sao thuộc dãy chính đang tạo ra năng lượng thông qua phản ứng tổng hợp nhiệt hạch hydro trong lõi của nó. Ngôi sao này đang quay, với tốc độ quay dự đoán là 123 km/s.[13] Nó có nhiệt độ bề mặt khoảng 9,000 K và bán kính gấp 3 lần Mặt Trời, dẫn đến độ sáng nhiệt bức xạ (bolometric luminosity) gấp 45 lần Mặt Trời.

Vào thời điểm ngôi sao dãy chính nhỏ hơn đạt đến điểm hiện tại của sao dãy chính trong quá trình tiến hóa, ngôi sao lớn hơn sẽ mất đi phần lớn khối lượng trong một tinh vân hành tinh và sẽ tiến hóa thành một sao lùn trắng. Cặp đôi này về cơ bản sẽ thay đổi vai trò: ngôi sao sáng hơn trở thành ngôi sao lùn mờ, trong khi ngôi sao kém hơn sẽ tỏa sáng như một ngôi sao khổng lồ.[19]

Trong văn hóa

sửa

Năm 1973, nhà thiên văn học kiêm nhà văn khoa học giả tưởng người Scotland Duncan Lunan tuyên bố đã giải mã được thông điệp mà hai nhà vật lý người Nauy thu được vào những năm 1920.[28] Theo giả thuyết của ông, các thông điệp đến từ một vệ tinh 13000 năm tuổi, quay quanh cực của Trái Đất và được biết đến với tên gọi Hiệp sĩ Đen. Thông điệp được gửi đi bởi cư dân một hành tinh thuộc Epsilon Boötis.[29] Sự việc này còn được đưa lên tạp chí Time.[30] Lunan sau này đã rút lui giả thuyết Epsilon Boötis, đưa ra các bằng chứng chống lại nó và làm rõ lý do tại sao lúc đầu ông ta xây dựng giả thuyết, nhưng sau cùng ông lại thu hồi quyết định rút lui của mình.[31]

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c d Johnson, H. L.; và đồng nghiệp (1966). “UBVRIJKL photometry of the bright stars”. Communications of the Lunar and Planetary Laboratory. 4 (99): 99–110. Bibcode:1966CoLPL...4...99J.
  3. ^ a b c “HR 5506 -- Star in double system”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  4. ^ a b Luck, R. Earle; Wepfer, Gordon G. (tháng 11 năm 1995). “Chemical Abundances for F and G Luminosity Class II Stars”. The Astronomical Journal. 110: 2425. Bibcode:1995AJ....110.2425L. doi:10.1086/117702.
  5. ^ a b Cowley, A.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 1969). “A study of the bright A stars. I. A catalogue of spectral classifications”. The Astronomical Journal. 74: 375–406. Bibcode:1969AJ.....74..375C. doi:10.1086/110819.
  6. ^ a b c d e f g h i Massarotti, Alessandro; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2008). “Rotational and Radial Velocities for a Sample of 761 Hipparcos Giants and the Role of Binarity”. The Astronomical Journal. 135 (1): 209–231. Bibcode:2008AJ....135..209M. doi:10.1088/0004-6256/135/1/209.
  7. ^ Brown, A. G. A.; và đồng nghiệp (Gaia collaboration). “Gaia Early Data Release 3: Summary of the contents and survey properties”. Astronomy & Astrophysics (in press). arXiv:2012.01533. doi:10.1051/0004-6361/202039657. S2CID 227254300. line feed character trong |id= tại ký tự số 97 (trợ giúp) Hồ sơ của Gaia EDR3 này tại VizieR.
  8. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (25 tháng 5 năm 2012). “XHIP: An extended hipparcos compilation”. Astronomy Letters. 38 (5): 331–346. arXiv:1108.4971. Bibcode:2012AstL...38..331A. doi:10.1134/S1063773712050015. S2CID 119257644.
  9. ^ a b Gondoin, P. (tháng 12 năm 1999). “Evolution of X-ray activity and rotation on G-K giants”. Astronomy and Astrophysics. 352: 217–227. Bibcode:1999A&A...352..217G.
  10. ^ Anders, F.; Khalatyan, A.; Chiappini, C.; Queiroz, A. B.; Santiago, B. X.; Jordi, C.; Girardi, L.; Brown, A. G. A.; Matijevič, G.; Monari, G.; Cantat-Gaudin, T.; Weiler, M.; Khan, S.; Miglio, A.; Carrillo, I.; Romero-Gómez, M.; Minchev, I.; De Jong, R. S.; Antoja, T.; Ramos, P.; Steinmetz, M.; Enke, H. (2019). “Photo-astrometric distances, extinctions, and astrophysical parameters for Gaia DR2 stars brighter than G = 18”. Astronomy and Astrophysics. 628: A94. arXiv:1904.11302. Bibcode:2019A&A...628A..94A. doi:10.1051/0004-6361/201935765. S2CID 131780028.
  11. ^ Tetzlaff, N.; Neuhäuser, R.; Hohle, M. M. (tháng 1 năm 2011). “A catalogue of young runaway Hipparcos stars within 3 kpc from the Sun”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 410 (1): 190–200. arXiv:1007.4883. Bibcode:2011MNRAS.410..190T. doi:10.1111/j.1365-2966.2010.17434.x. S2CID 118629873.
  12. ^ a b c d e Stassun K.G.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2019). “The revised TESS Input Catalog and Candidate Target List”. The Astronomical Journal. 158 (4): 138. arXiv:1905.10694. Bibcode:2019AJ....158..138S. doi:10.3847/1538-3881/ab3467. S2CID 166227927.
  13. ^ a b Royer, F.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2002). “Rotational velocities of A-type stars. II. Measurement of v sin i in the northern hemisphere”. Astronomy and Astrophysics. 393 (3): 897–911. arXiv:astro-ph/0205255. Bibcode:2002A&A...393..897R. doi:10.1051/0004-6361:20020943. S2CID 14070763.
  14. ^ “CCDM J14449+2704AB”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  15. ^ “HR 5505 -- Star in double system”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  16. ^ a b “IAU Catalog of Star Names” (TXT). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2016.
  17. ^ Monks, Neale (tháng 9 năm 2010). Go-To Telescopes Under Suburban Skies. Patrick Moore's Practical Astronomy Series. Springer. tr. 110. ISBN 978-1-4419-6850-0.
  18. ^ Burnham's Celestial Handbook, Vol. 1, publ. Dover Publications, Inc., 1978
  19. ^ a b c Kaler, James B. “Izar”. Stars. University of Illinois. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  20. ^ “IAU working group on star names (WGSN)”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  21. ^ Knobel, E. B. (tháng 6 năm 1895). “Al Achsasi Al Mouakket, on a catalogue of stars in the Calendarium of Mohammad Al Achsasi Al Mouakket”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 55 (8): 429. Bibcode:1895MNRAS..55..429K. doi:10.1093/mnras/55.8.429.
  22. ^ 陳久金 (2005). 中國星座神話 (bằng tiếng Trung). 台灣書房出版有限公司. ISBN 978-986-7332-25-7.
  23. ^ “研究資源 – 亮星中英對照表”. 香港太空館 [Hong Kong Space Museum] (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2010.
  24. ^ Prieur, J.-L.; và đồng nghiệp (22 tháng 5 năm 2008). “Speckle observations with PISCO in Merate – V. Astrometric measurements of visual binaries in 2006”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 387 (2): 772–782. Bibcode:2008MNRAS.387..772P. doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13265.x.
  25. ^ Perryman, M. A. C.; Lindegren, L.; Kovalevsky, J.; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 1997). “The Hipparcos Catalogue”. Astronomy and Astrophysics. 323: L49–L52. Bibcode:1997A&A...323L..49P.
  26. ^ Perryman, Michael (2010). The Making of History's Greatest Star Map. Astronomers' Universe. Heidelberg: Springer-Verlag. Bibcode:2010mhgs.book.....P. doi:10.1007/978-3-642-11602-5. ISBN 978-3-642-11601-8.
  27. ^ “The Colour of Stars”. Australia Telescope, Outreach and Education. Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation. 21 tháng 12 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012.
  28. ^ Holm, Sverre (16 tháng 3 năm 2004). “The Five Most Likely Explanations for Long Delayed Echoes”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2009.
  29. ^ Lunan, Duncan (tháng 4 năm 1973). “Spaceprobe from Epsilon Boötes”. Spaceflight. London, England: British Interplanetary Society. 15 (4).
  30. ^ “Message from a Star”. Time. 9 tháng 4 năm 1973. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2009.
  31. ^ Lunan, Duncan (tháng 3 năm 1998). “Epsilon Boötis Revisited”. Analog Science Fiction and Fact. 118 (3). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020.