Chi Chỉ thiên

Thực vật Họ Cúc
(Đổi hướng từ Elephantopus)

Chi Chỉ thiên (danh pháp khoa học: Elephantopus) là một chi thuộc Họ Cúc (Asteraceae). Các tên gọi phổ biến là chỉ thiên, cúc chỉ thiên, cỏ lưỡi mèo, cỏ chân voi, địa đảm thảo. Các loài trong chi này thường mọc ở vùng rừng thưa, vùng núi các nước nhiệt đới. Tại Việt Nam có thể gặp một trong hai loài là E. scaber (chỉ thiên) hay E. tomentosus (chỉ thiên mềm).

Chi Chỉ thiên
Elephantopus scaber ở Ấn Độ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Asterales
Họ (familia)Asteraceae
Phân họ (subfamilia)Cichorioideae
Tông (tribus)Vernonieae[1]
Chi (genus)Elephantopus
L., 1737
Các loài
Xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa
  • Orthopappus Gleason[2]

Các loài

sửa

Đặc điểm

sửa

Lá mọc chụm ở mặt đất, thân cây cao 30–40 cm, chẽ nhánh và mang ít lá nhỏ. Hoa nhỏ gắn 3-4 thành nhiều hoa trong một tổng bao ba lá, hoa cao 1,5 cm, bế quả 4–5 cm, có 5 sợi tơ. Cây chứa NaCl, phenol, sterol.

Tác dụng thảo dược

sửa

Rể cây sắc uống lợi tiểu, giải nhiệt. Ở các nước Ấn Độ, Philippines, hay vùng Trung Mỹ cây này cũng được dùng để trị kiết. Thân cây sắc uống giúp tiêu hóa và điều hòa kinh nguyệt[cần dẫn nguồn].

Chú thích

sửa
  1. ^ “187d. Asteraceae Martinov tribe Vernonieae Cassini”. Flora of North America.
  2. ^ Chi Chỉ thiên. Tropicos.org. Missouri Botanical Garden. Truy cập 20 tháng 8 năm 2012.

Tài liệu

sửa
  1. Flora of North America Editorial Committee, e. 2006. Magnoliophyta: Asteridae, part 6: Asteraceae, part 1. Fl. N. Amer. 19: i–xxiv.
  2. Molina R., A. 1975. Enumeración de las plantas de Honduras. Ceiba 19(1): 1–118.
  3. Nash, D. L. 1976. Tribe I, Vernonieae. In Nash, D.L. & Williams, L.O. (Eds), Flora of Guatemala - Part XII. Fieldiana, Bot. 24(12): 4–32, 455–465.
  4. Pruski, J. F. 1997. Asteraceae, In: J. A. Steyermark et al. (eds.). Fl. Venez. Guayana 3: 177–393.
  5. Stevens, W. D., C. Ulloa U., A. Pool & O. M. Montiel 2001. Flora de Nicaragua. Monogr. Syst. Bot. Missouri Bot. Gard. 85: i–xlii, 1–2666.