Edwin McMillan

nhà vật lý người Mỹ (1907-1991)
(Đổi hướng từ Edwin Mattison McMillan)

Edwin Mattison McMillan (18.9.1907 – 7.9.1991) là nhà vật lý người Mỹ và là người đầu tiên đã tạo ra nguyên tố sau urani (transuranium element). Ông đã đoạt Giải Nobel Hóa học chung với Glenn Seaborg năm 1951.

Edwin Mattison McMillan
Sinh(1907-09-18)18 tháng 9, 1907
Redondo Beach, California, Hoa Kỳ
Mất7 tháng 9, 1991(1991-09-07) (83 tuổi)
El Cerrito, California, Hoa Kỳ
Quốc tịchMỹ
Trường lớpHọc viện Công nghệ California
Đại học Princeton
Nổi tiếng vìnguyên tố sau urani (transuranium element) đầu tiên
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học (1951)
Giải Nguyên tử vì Hòa bình (1963)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học
Nơi công tácĐại học California tại Berkeley
Phòng thí nghiệm bức xạ Berkeley
Người hướng dẫn luận án tiến sĩEdward Condon
Ernest Lawrence

Cuộc đời và Sự nghiệp

sửa

McMillan sinh tại Redondo Beach, California, nhưng năm sau gia đình ông di chuyển về Pasadena, California. Ông bắt đầu vào học ở Học viện Công nghệ California từ năm 1924. Ông làm một dự án nghiên cứu với Linus Pauling. Ông đậu bằng cử nhân khoa học năm 1928 và bằng thạc sĩ khoa học năm 1929. Năm 1932 ông đậu bằng tiến sĩĐại học Princeton với bản luận án mang tên "Deflection of a Beam of HCI Molecules in a Non-Homogeneous Electric Field" dưới sự giám sát của Edward Condon.

Ông gia nhập nhóm của Ernest LawrenceĐại học California tại Berkeley ngay sau khi nhận bằng tiến sĩ, và vào làm việc trong Phòng thí nghiệm bức xạ Berkeley khi phòng này được thành lập năm 1934.

Những kỹ năng thí nghiệm của ông đã dẫn tới việc khám phá ra oxy-15 chung với M. Stanley Livingstonberyli-10 chung với Samuel Ruben.

Năm 1940 ông và Philip Abelson tạo ra neptuni, khi sử dụng cyclotron (máy gia tốc cộng hưởng từ) ở đây làm một thí nghiệm phân hạt nhân của urani-239 cùng với neutron. Chất đồng vị của neptuni mới được tìm thấy đã được tạo ra bằng việc hấp thu neutron vào urani-239 và sự phân rã beta tiếp theo. McMillan hiểu rõ nguyên tắc cơ bản của phản ứng và bắt đầu bắn phá urani-239 bằng deuteri để tạo ra nguyên tố 94. Sau đó ông chuyển tới nghiên cứu radarHọc viện Công nghệ Massachusetts, và Glenn T. Seaborg đã hoàn thành công việc nói trên.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông tham gia nghiên cứu về radar, sonar tại Học viện Công nghệ MassachusettsCambridge, Massachusetts, gần San Diego, và khoảng tháng 11 năm 1942 ông được tuyển mộ tham gia dự án ManhattanPhòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.

Sau chiến tranh, ông vào làm việc trong Phòng thí nghiệm bức xạ Berkeley, và trở thành trưởng phòng, sau khi Ernest Lawrence qua đời năm 1958.

Năm 1945 ông đã đưa ra ý tưởng cải thiện cyclotron, dẫn đến sự phát triển của synchrotron[1]. Synchrotron được sử dụng để tạo ra các nguyên tố mới ở Phòng thí nghiệm bức xạ Berkeley, mở rộng Bảng tuần hoàn vượt xa 92 nguyên tố đã được biết trước năm 1940.

Năm 1946, ông trở thành giáo sư ở Đại học California tại Berkeley. Năm 1954 ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc Phòng thí nghiệm bức xạ Lawrence, thăng chức giám đốc năm 1958. Ông tiếp tục làm việc ở đây cho tới khi nghỉ hưu năm 1973.

Ông được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ năm 1947, làm chủ tịch viện này từ năm 1968 tới 1971.

Giải thưởng

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ một kiểu đặc biệt của máy gia tốc hạt
  2. ^ “Nobel Prize Medal in Chemistry”. National Museum of American History, Smithsonian Institution. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2008.

Tác phẩm

sửa

Liên kết ngoài

sửa