Edward Victor Appleton

(Đổi hướng từ Edward V. Appleton)

Sir Edward Victor Appleton GBE KCB FRS[3] (ngày 06 tháng 9 năm 1892 - ngày 21 tháng 4 năm 1965) là một nhà vật lý học người Anh.[4][5] Ông đoạt Giải Nobel Vật lý năm 1947 và là người tiên phong trong lĩnh vực vật lý học vô tuyến. Ông đã học và cũng được làm việc như một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, tại Đại học Bradford từ năm 1909 đến năm 1911.

Edward Victor Appleton
Appleton trong thế chiến I.
Sinh(1892-09-06)6 tháng 9 năm 1892
Bradford, Tây Yorkshire, Anh
Mất21 tháng 4 năm 1965(1965-04-21) (72 tuổi)
Edinburgh, Scotland
Quốc tịch Vương quốc Anh
Trường lớpĐại học St John's, Cambridge
Nổi tiếng vìVật lý học tầng điện ly[1][2]
Lớp Appleton[a]
Chứng minh sự tồn tại của Tầng Kennelly-Heaviside[b]
Giải thưởngGiải Nobel Vật lý (1947)
Thành viên Hội Hoàng gia (1927)[3]
Huy chương Hughes (1933)
Huy chương IET Faraday (1946)
Huy chương Chree (1947)
Huy chương Hoàng gia (1950)
Huy chương Albert (1950)
Huy chương danh dự IEEE (1962)
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý học
Nơi công tácĐại học Bradford
Đại học Hoàng đế Luân Đôn
Đại học Cambridge
Đại học Edinburgh
Phòng Thí nghiệm Cavendish
Cố vấn nghiên cứuJ. J. Thomson
Ernest Rutherford
Các sinh viên nổi tiếngJ. A. Ratcliffe
Charles Oatley
Ảnh hưởng tớiMiles Barnett

Tiểu sử

sửa
 
Mộ của Edward Victor Appleton, Nghĩa trang Morningside, Edinburgh

Appleton sinh ra ở Bradford, Tây Yorkshire là con trai của Peter Appleton, một nhân viên kho hàng và Mary Wilcockc ông được học tại trường Hanson Grammar.[6]

Vào năm 1911, ông giành được học bổng trường Đại học St John, Cambridge ở tuổi 18. Ông tốt nghiệp với hạng nhất ngành khoa học tự nhiên về vật lý vào năm 1913. Ông cũng là thành viên của Nhà hiệu trưởng Đại học Isaac Newton. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, ông gia nhập Trung đoàn Riding Tây và sau đó chuyển sang cho các Kỹ sư Hoàng gia. Sau khi trở về rời quân ngũ từ thế chiến I, Appleton đã trở thành trợ lý phòng thí nghiệm trong vật lý thực nghiệm tại Phòng thí nghiệm Cavendish vào năm 1920.[7] Năm 1922, ông được bắt đầu vào Hội Tam điểm.[8] Ông là giáo sư vật lý tại Đại học Hoàng đế Luân Đôn (1924-1936) và là giáo sư triết học tự nhiên tại trường Đại học Cambridge (1936-1939). Từ 1939 đến 1949, ông là thư ký của Cục Nghiên cứu khoa học và công nghiệp. Phong tước hiệp sĩ vào năm 1941, ông đã nhận được giải Nobel Vật lý năm 1947 cho những đóng góp của ông các kiến ​​thức về tầng điện li,[2] dẫn đến sự phát triển của radar.

Edward được chôn cất tại Nghĩa trang Morningside của Edinburgh[9] cùng với vợ là Helen Lennie (mất năm 1983). Ngôi mộ nằm về phía cực Tây gần khu nhà mới về phía Tây Bắc.

Chú thích

sửa
  1. ^ Vùng cao nhất của tầng điện ly (từ 144,84 đến 965,61km trở lên), nơi có nồng độ điện tử tự do cao nhất và hữu ích nhất cho việc truyền dẫn vô tuyến tầm xa
  2. ^ Một tầng trong lớp khí quyển bao quanh Trái Đất.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Appleton, E. V. (1946). “Two Anomalies in the Ionosphere”. Nature. 157 (3995): 691. Bibcode:1946Natur.157..691A. doi:10.1038/157691a0. S2CID 11429642.
  2. ^ a b Appleton, EV (1932). “Wireless Studies of the Ionosphere”. Journal of the Institution of Electrical Engineers. 71 (430): 642–650. doi:10.1049/jiee-1.1932.0144.
  3. ^ a b Ratcliffe, J. A. (1966). “Edward Victor Appleton 1892–1965”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society. 12: 1–19. doi:10.1098/rsbm.1966.0001.
  4. ^ “BBC - History - Sir Edward Appleton”. www.bbc.co.uk.
  5. ^ “Sir Edward Appleton”. Physics Today. 18 (9): 113. 1965. doi:10.1063/1.3047706.
  6. ^ “The Nobel Prize in Physics 1947”. NobelPrize.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ “Famous Freemasons A-L”.
  8. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  9. ^ “50th anniversary tributes paid in memory of pioneering scientist”. School of Physics and Astronomy.

Liên kết ngoài

sửa