Edsall (lớp tàu hộ tống khu trục)
Lớp Edsall là một lớp tàu hộ tống khu trục được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ, chủ yếu được sử dụng trong vai trò hộ tống chống tàu ngầm trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiếc dẫn đầu của lớp, USS Edsall, nhập biên chế vào ngày 10 tháng 4, 1943 tại Orange, Texas. Trong tổng số 85 chiếc nhập biên chế để phục vụ cùng Hải quân Mỹ, ba chiếc đã bị mất trong cuộc xung đột; và trong giai đoạn sau Thế Chiến II một số đã được chuyển giao cho lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ cũng như cho hải quân các nước đồng minh, trong đó có hai chiếc chuyển cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Cho đến nay, ngoại trừ một chiếc duy nhất Stewart (DE-238) được giữ tại như một tàu bảo tàng tại Galveston, Texas, mọi chiếc khác đều đã ngừng hoạt động, bị tháo dỡ hoặc không rõ số phận sau cùng.
Tàu hộ tống khu trục USS Edsall
| |
Khái quát lớp tàu | |
---|---|
Tên gọi | lớp Edsall |
Xưởng đóng tàu |
|
Bên khai thác | |
Lớp trước | Cannon |
Lớp sau | Rudderow |
Thời gian hoạt động | 1943–2015 |
Dự tính | 85 |
Hoàn thành | 85 |
Bị mất | 5 |
Nghỉ hưu | 84 |
Tháo dỡ | 75 |
Giữ lại | 1 |
Đặc điểm khái quát | |
Kiểu tàu | tàu hộ tống khu trục |
Trọng tải choán nước | |
Chiều dài | 306 ft (93,3 m) |
Sườn ngang | 36 ft 7 in (11,2 m) |
Mớn nước | 10 ft 5 in (3,2 m) |
Công suất lắp đặt | 6.000 bhp (4.500 kW) |
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ | 21 kn (39 km/h; 24 mph) |
Tầm xa | 10.800 nmi (20.000 km; 12.400 mi) ở tốc độ 12 kn (22 km/h; 14 mph) |
Thủy thủ đoàn tối đa | 186 |
Hệ thống cảm biến và xử lý | 1 × radar SC |
Vũ khí |
|
Đặc điểm thiết kế
sửaLớp Edsall còn được gọi là kiểu FMR do được trang bị động cơ diesel Fairbanks-Morse dẫn động qua hộp số giảm tốc đến trục chân vịt, vốn là kiểu động cơ được áp dụng rộng rãi trên tàu ngầm. Ngoại trừ đặc tính về động cơ, lớp Edsall hầu như tương tự với lớp Cannon (DET) dẫn trước.[1]
Vũ khí trang bị bao gồm ba pháo 3 in (76 mm)/50 cal trên tháp pháo nòng đơn có thể đối hạm hoặc phòng không, một khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và tám pháo phòng không Oerlikon 20 mm. Vũ khí chống ngầm bao gồm một dàn súng cối chống tàu ngầm Hedgehog Mk. 10 (có 24 nòng và mang theo 144 quả đạn); hai đường ray Mk. 9 và tám máy phóng K3 Mk. 6 để thả mìn sâu.[2][3] Con tàu vẫn giữ lại ba ống phóng ngư lôi Mark 15 21 inch (533 mm). Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 201 thủy thủ.[2]
Edsall là lớp tàu hộ tống khu trục cuối cùng trang bị pháo chính cỡ 3-inch, vì các lớp Rudderow và John C. Butler tiếp theo được nâng cấp lên pháo pháo 5 in (130 mm)/38 cal. Vào giai đoạn Thế chiến II sắp chấm dứt, đã có ý định thay thế pháo 3-inch bằng pháo 5-inch, nhưng chỉ có chiếc Camp (DE-251) được tái trang bị, khi nó được sửa chữa sau một tai nạn va chạm.
Sau chiến tranh, nhiều chiếc thuộc lớp Edsall được cải biến sang tàu khu trục cột mốc radar tầm xa (mang ký hiệu lườn DER). Những chiếc này có thời gian phục vụ kéo dài cho đến tận cuối thập niên 1960.[1]
Chế tạo
sửaTất cả 85 chiếc lớp Edsall đều chỉ được chế tạo bởi hai hãng đóng tàu: Consolidated Steel Corporation tại Orange, Texas (47), và Brown Shipbuilding, tại Houston, Texas (38). Lần lượt theo thứ tự số hiệu lườn là:
- DE-129 đến DE-152 được đóng bởi Consolidated Steel Corporation, Orange, Texas
- DE-238 đến DE-255 được đóng bởi Brown Shipbuilding, Houston, Texas
- DE-316 đến DE-338 được đóng bởi Consolidated Steel Corporation, Orange, Texas
- DE-382 đến DE-401 được đóng bởi Brown Shipbuilding, Houston, Texas
Lịch sử hoạt động
sửaEdsall là lớp tàu hộ tống khu trục duy nhất mà mọi con tàu đặt hàng ban đầu đều được nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ.[4] Đây cũng là lớp duy nhất mà 37 chiếc trong số này được vận hành bởi một thủy thủ đoàn mà toàn bộ là nhân sự thuộc Tuần duyên Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tranh.[1] Một chiến đã tham gia vào Chiến dịch tại miền Nam nước Pháp, và hai chiếc đã bị tấn công bởi bom lượn của Không quân Đức Quốc xã. Phần lớn chúng đang được điều động sang Mặt trận Thái Bình Dương khi Nhật Bản chấp nhận đầu hàng
Những chiếc bị mất hay hư hại trong Thế Chiến II
sửa- USS Frederick C. Davis (DE-136) – bị đánh chìm bởi tàu ngầm U-546 tại Bắc Đại Tây Dương, 24 tháng 4, 1945
- USS Fiske (DE-143) – bị đánh chìm bởi tàu ngầm U-804 phía Bắc Azores, 2 tháng 8, 1944
- USS Leopold (DE-319) – trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-371 phía Nam Iceland 9 tháng 3, 1944
- USS Menges (DE-320) – bị hư hại do trúng ngư lôi từ tàu ngầm U-371 ngoài khơi Algiers, 20 tháng 4, 1944
- USS Holder (DE-401) – bị hư hại bởi máy bay Đức ngoài khơi Algiers, 11 tháng 4, 1944
Chuyển giao cho Tuần duyên Hoa Kỳ (1951 - 1954)
sửa- USS Newell (DE-322) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-422
- USS Falgout (DE-324) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-424
- USS Lowe (DE-325) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-425
- USS Finch (DE-328) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-428
- USS Koiner (DE-331) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-431
- USS Forster (DE-334) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-434
- USS Ramsden (DE-382) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-482
- USS Richey (DE-385) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-485
- USS Vance (DE-387) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-487
- USS Lansing (DE-388) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-488
- USS Durant (DE-389) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-489
- USS Chambers (DE-391) – chuyển sang ký hiệu lườn WDE-491
Chuyển giao cho các nước đồng minh
sửa- USS Hurst (DE-250) – chuyển cho Hải quân Mexico như là chiếc Comodoro Manuel Azueta (A06), là chiếc cuối cùng trong lớp hoạt động (xuất biên chế 2015)
- USS Camp (DE-251) – chuyển cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa như là chiếc RSNS Trần Hưng Đạo (HQ-01). Sau đó cho Hải quân Philippine như là chiếc BRP Rajah Lakandula (PF-4)
- USS Thomas J. Gary (DE-326) – chuyển cho Hải quân Tunisia
- USS Forster (DE-334) – chuyển cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa như là chiếc RSNS Trần Khánh Dư (HQ-04). Sau đó được Hải quân Nhân dân Việt Nam tiếp quản và sử dụng như là chiếc HQ-3
Những chiếc trong lớp
sửaXem thêm
sửaTham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ a b c Rivet, Eric; Stenzel, Michael (22 tháng 4 năm 2011). “Classes of Destroyer Escorts”. History of Destroyer Escorts. Destroyer Escort Historical Museum. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b Whitley 2000, tr. 300–301.
- ^ Friedman 1982, tr. 146, 418.
- ^ Friedman 1982.
Thư mục
sửa- Friedman, Norman (1982). U.S. Destroyers: An Illustrated Design History. Annapolis, Maryland, USA: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-733-X.
- Whitley, M. J. (2000). Destroyers of World War Two: An International Encyclopedia. London: Cassell & Co. ISBN 1-85409-521-8.