Dioxy difluoride

(Đổi hướng từ Dioxy diflorua)

Đioxy điflorua là một hợp chất của hai nguyên tố flooxy, với công thức phân tử được quy định là O2F2. Hợp chất này có thể tồn tại dưới dạng chất rắn màu da cam hoặc chất lỏng màu đỏ ở nhiệt độ - 163 °C (khoảng 110K).

Dioxy difluoride
Tên hệ thốngFluorooxy hypofluorite
Tên khác
  • Monofluorooxygenyl hypofluorite
  • Difluorine dioxide
  • Fluorine dioxide
  • Perfluoroperoxide
  • Fluorine peroxide
  • Difluorine peroxide
  • FOOF
  • Fluoroperoxyl fluoride
Nhận dạng
Viết tắtFOOF
Số CAS7783-44-0
PubChem123257
ChEBI47866
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • FOOF

InChI
đầy đủ
  • 1/F2O2/c1-3-4-2
Tham chiếu Gmelin1570
Thuộc tính
Công thức phân tửO
2
F
2
Khối lượng mol69.996 g·mol−1
Bề ngoàiChất rắn màu cam
Khối lượng riêng1.45 g/cm³ (at b.p.)
Điểm nóng chảy −154 °C (119 K; −245 °F)
Điểm sôi −57 °C (216 K; −71 °F) bị ngoại suy
Độ hòa tan trong dung dịch khácphân hủy
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Đioxy điflorua còn là một chất oxy hóa rất mạnh và phân hủy thành oxyflo ở nhiệt độ -160 °C (113 K) với tốc độ 4%/ngày: tuổi thọ của hợp chất ở nhiệt độ phòng cực kỳ ngắn.[1] Đioxy điflorua phản ứng mạnh mẽ với hầu hết các hóa chất mà nó gặp phải - ngay cả những hợp chất thường bị đông cứng và tính chất độc đáo này khiến nó có đến biệt danh "FOOF" (mang hàm nghĩa một trò chơi về cấu trúc hóa học và xu hướng nổ của nó).

Ứng dụng

sửa

Hợp chất đioxy điflorua hiện không có ứng dụng thực tế, nhưng trên phương diện lý thuyết, nó cũng có một vài ứng dụng đáng lưu ý. Một phòng thí nghiệm đã sử dụng nó để tổng hợp plutoni hexaflorua ở nhiệt độ thấp chưa từng thấy, điều này là đáng chú ý vì các phương pháp điều chế hợp chất này trước đây cần đến nhiệt độ cao đến nỗi hợp chất plutoni hexaflorua vừa tạo thành cũng bị nhiệt độ làm cho bị phân huỷ nhanh chóng.[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Holleman, A. F.; Wiberg, E. (2001). Inorganic Chemistry. Academic Press. ISBN 0-12-352651-5.
  2. ^ Malm, J. G.; Eller, P. G.; Asprey, L. B. (1984). “Low temperature synthesis of plutonium hexafluoride using dioxygen difluoride”. Journal of the American Chemical Society. 106 (9): 2726–2727. doi:10.1021/ja00321a056.