Dinh dưỡng trị liệu là một liệu pháp điều trị các tình trạng sức khỏe và những triệu chứng liên quan thông qua chế độ ăn uống được thiết kế và theo dõi riêng bởi các bác sĩ y khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng.[1] Chế độ ăn được xây dựng này dựa trên hồ sơ y tế của bệnh nhân, khám thể chất, kiểm tra chức năng và lịch sử chế độ ăn uống.  

Dinh dưỡng trị liệu có vai trò làm giảm nguy cơ phát triển các biến chứng như trong bệnh tiểu đường loại 2 cũng như cải thiện các vấn đề sức khỏe hiện tại như cholesterol cao. [cần dẫn nguồn] Nhiều tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc không lành mạnh.[2][3][4]

Một ví dụ của dinh dưỡng trị liệu là việc sử dụng tải trước dinh dưỡng đa lượng - macronutrient preload trong bệnh tiểu đường loại 2.[5][6]

Nhu cầu ăn uống và quá trình bệnh

sửa

Thông thường, con người có được các chất dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể cần thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, bằng cách chế biến các loại thực phẩm phù hợp cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như bệnh tật, đau khổ, căng thẳng có thể làm cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Trong các trường hợp như vậy, việc bổ sung chế độ ăn uống được thiết kế riêng cho cá nhân có thể được yêu cầu để lấp đầy khoảng trống về nhu cầu dinh dưỡng.[7]

Ưu điểm

sửa

Dinh dưỡng trị liệu có những lợi ích sau:

Nhược điểm

sửa

Sau đây là một số nhược điểm của dinh dưỡng trị liệu:

  • Một bệnh nhân có thể cần phải tuân thủ theo chế độ ăn uống nghiêm ngặt để thấy được lợi ích trong sử dụng chương trình can thiệp dinh dưỡng.[12]
  • Một số hình thức dinh dưỡng trị liệu có thể rất tốn kém. Một bệnh nhân nghèo có thể không đủ khả năng chi trả.[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Skipper, Annalynn (ngày 7 tháng 10 năm 2009). Advanced Medical Nutrition Therapy Practice (bằng tiếng Anh). Jones & Bartlett Learning. tr. 50. ISBN 9780763742898.
  2. ^ Sikand G, Kashyap ML, Yang I Medical nutrition therapy lowers serum cholesterol and saves medication costs in men with hypercholesterolemia.J Am Diet Assoc. 1998 Aug;98(8):889-94; quiz 895-6.PMID 9710659
  3. ^ Copperman N, Jacobson MS. Medical nutrition therapy of overweight adolescents. Adolesc Med. 2003 Feb;14(1):11-21. PMID 12529187
  4. ^ Budimka Novaković, Maja Grujicić and Ljiljana Trajković-Pavlović. Medical nutrition prevention and medical nutrition therapy of lipid metabolism disorder Med Pregl 62 Suppl 3():95-100 (2009) PMID 19702125
  5. ^ Li C, Norstedt G, Hu ZG, Yu P, Li DQ, Li J, Yu Q, Sederholm M, Yu DM. Ảnh hưởng của tải trước đa lượng đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Biên giới trong Nội tiết 6: 139, 2015
  6. ^ Morris, Sara F.; Wylie-Rosett, Judith (ngày 1 tháng 1 năm 2010). “Medical Nutrition Therapy: A Key to Diabetes Management and Prevention”. Clinical Diabetes (bằng tiếng Anh). 28 (1): 12–18. doi:10.2337/diaclin.28.1.12. ISSN 0891-8929.
  7. ^ “What is Medical Nutrition?”. nutritioncollege.org. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  8. ^ “The Benefits of Medical Nutrition Therapy”. blog.themedicalcenterofplano.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  9. ^ Sara F., Morris, et all. “Medical Nutrition Therapy: A Key to Diabetes Management and Prevention”. clinical.diabetesjournals.org. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  10. ^ Joyce Green, Pastors et all. “The Evidence for the Effectiveness of Medical Nutrition Therapy in Diabetes Management”. care.diabetesjournals.org. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  11. ^ a b “Strategy & Key Figures - Longer, Healthier Lives”. danone.com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.
  12. ^ Natalie, Stein (ngày 19 tháng 8 năm 2015). “What Are the Advantages & Disadvantages of Nutritional Therapy?”. livestrong.com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.

Liên kết ngoài

sửa