Họ Sổ (danh pháp khoa học: Dilleniaceae) là một họ trong thực vật có hoa. Họ này được các nhà phân loại thực vật công nhận rộng khắp. Đối với các nhà làm vườn thì chi Hibbertia rất đáng chú ý do chi này chứa nhiều loài có giá trị thương mại trong nghề làm vườn.

Họ Sổ
Thời điểm hóa thạch: Tiền Paleogene – gần đây (nhưng xem văn bản) 52–0 triệu năm trước đây
Hibbertia stellaris
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Dilleniales
Họ (familia)Dilleniaceae
Salisb., 1807[1]
Chi điển hình
Dillenia
L., 1753
Phân họ và chi
Xem văn bản.

Họ này chứa khoảng 10-11 chi với khoảng 300-500 loài,[2][3] được tìm thấy trong khu vực nhiệt đớicận nhiệt đới cũng như toàn bộ Australia, mở rộng sang vùng ôn đới ấm. Các loài chủ yếu là cây thân gỗ và cây bụi như các loài trong chi Dillenia, nhưng cũng có dạng dây leo hay cây thân thảo lâu năm (ít gặp) như ở Pachynema.

Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998), cũng công nhận họ này và không đặt nó vào bộ nào mà đặt nó trong nhánh core eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự phần lõi).

Trong hệ thống APG III năm 2009 người ta vẫn không đặt nó và bộ nào.[1] Tuy nhiên, trên website của APG, truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008 thì trong lần cập nhật gần đây nhất (ngày 4 tháng 8 năm 2012) thì người ta đặt họ này là họ duy nhất trong bộ Sổ, và điều này được công nhận trong hệ thống APG IV năm 2016.[4]

Đặc điểm

sửa

Các loài trong họ Sổ là cây ưa ẩm vừa phải hay hơi khô. Lá đơn sớm rụng, mọc so le hoặc mọc đối (hiếm gặp). Mép lá thường nguyên hay hơi có khía. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc hoặc thành cụm. Bao hoa với tràng và đài hoa riêng biệt. Bộ nhị 15-150, ít khi 1-10. Nhị 15-150 (nhiều), ít khi 1-10. Bao phấn đính gốc hay hợp sinh. Bộ nhụy 1-20 lá noãn, thường là lá noãn rời hoặc ít gặp hơn là lá noãn tụ. Bầu nhụy thượng với 2-7 ngăn, nhiều noãn với 1-20 noãn trên mỗi ngăn khi lá noãn tụ. Quả khi lá noãn rời là dạng quả đại hay quả bế, khi lá noãn tụ là quả nang.

Lá của các loài nói chung rộng và phát triển khá tốt, nhưng ở Pachynema và một số loài Hibbertia nghĩa hẹp thì chúng bị biến đổi mạnh. Hoa chủ yếu là sặc sỡ và nhiều màu sắc với các thành phần sinh sản dễ thấy. Thụ phấn nhờ rung động cánh côn trùng là phổ biến trong họ này.[5] Quả của một số loài như Dillenia indica (sổ bà, sổ Ấn, tiêu biều) là ăn được.

Phân loại

sửa
 
Dillenia suffruticosa

Vị trí của họ này trong cây phát sinh chủng loài và phân loại của nó trong số thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots) là không chắc chắn.[6] Một số nghiên cứu gợi ý rằng Dilleniaceae có thể là chị em với Rhabdodendraceae, một nhánh từng được coi là chị em với toàn bộ phần còn lại của Caryophyllales. Chi Rhabdodendron và các thành viên trong họ với vị trí đáng nghi vấn này chia sẻ một số đặc trưng hình thái, nhưng người ta đã phát hiện ra rằng Rhabdodendraceae trên thực tế chỉ là chị em với các thành viên phần lõi của bộ này.

Một tình huống có thể khác đặt Dilleniaceae như là một nhóm cổ, có quan hệ chị em với nhánh superrosidae (do họ này chia sẻ một số đặc điêm hình thái chung với Vitales) nhưng điều này cũng không được chứng minh tuyệt đối.

Phân họ và chi

sửa

Phát sinh chủng loài

sửa

Các mối quan hệ trong họ này là [Tetracera (dây leo) [Doliocarpus, Davilla v.v. (núm nhụy hình khiên) [Dillenia (cuống lá ôm thân) + Hibbertia]]].[7]

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Sổ dưới đây dựa theo Horn (2009).[2]

 Dilleniaceae 
 Hibbertioideae 

Hibbertia I

Pachynema

Hibbertia goyderi

Hibbertia conspicua

Hibbertia II

Hibbertia salicifolia

 Dillenioideae 

Dillenia

Acrotrema

Dillenia triquetra

Schumacheria alnifolia

 Doliocarpodeae 

Doliocarpus

Curatella

Pinzona

Davilla

 Delimoideae 

Tetracera

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ a b Horn J. W. 2009. Phylogenetics of Dilleniaceae using sequence data from four plastid loci (rbcL, infA, rps4, rpl16 intron). Internat. J. Plant Sci. 170(6): 794-813. doi:10.1086/599239
  3. ^ Christenhusz, M. J. M.; Byng, J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase”. Phytotaxa. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.
  4. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”, Botanical Journal of the Linnean Society, 181 (1): 1–20, doi:10.1111/boj.12385
  5. ^ Endress, Peter K. (1997). “Relationships between floral organization, architecture, and pollination mode in Dillenia (Dilleniaceae)”. Plant Systematics and Evolution. 206: 99–118. doi:10.1007/BF00987943.
  6. ^ Moore, M. J.; Soltis, P. S.; Bell, C. D.; Burleigh, J. G.; Soltis, D. E. (2010). “Phylogenetic analysis of 83 plastid genes further resolves the early diversification of eudicots”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 107 (10): 4623–4628. doi:10.1073/pnas.0907801107. PMC 2842043. PMID 20176954.
  7. ^ Horn, 2002. Phylogenetics of the Dilleniaceae. Trang 128 trong Botany 2002: Botany in the Curriculum, Tóm tắt [Madison, Wisconsin.]

Liên kết ngoài

sửa