Dibrom monoxide

hợp chất hóa học

Dibrom oxide là một hợp chất hóa học bao gồm bromoxycông thức hóa học Br2O. Nó là một chất rắn màu nâu sẫm, bền dưới -40 ℃ và được sử dụng trong các phản ứng brom hóa. Phân tử này thuộc dạng cong, với dạng đối xứng phân tử C2v. Độ dài liên kết Br−O là 1,85 và góc Br−O−Br là 112°,[2][3] tương tự như dichlor oxide. Nó được cho là anhydride của acid hypobromơ.

Dibrom oxide
Cấu trúc 3D que của dibrom oxide
Cấu trúc 3D bi của dibrom oxide
Danh pháp IUPACDibrom monoxide
Tên hệ thốngBromohypobromit
Tên khácDibrom oxide
Brom monoxide
Oxy dibromide
Hypobromơ anhydride
Nhận dạng
Số CAS21308-80-5
PubChem14513628
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O(Br)Br

ChemSpider10686917
Thuộc tính
Công thức phân tửBr2O
Khối lượng mol175,8074 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu nâu
Điểm nóng chảyphân hủy ở −17,5 °C (0,5 °F; 255,7 K)[1]
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan kèm phản ứng tạo acid hypobromơ
Cấu trúc
Các nguy hiểm
Các hợp chất liên quan
Anion khácDibrom trioxide
Dibrom pentoxide
Cation khácOxy difluoride
Dichlor oxide
Diiod oxide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Điều chế

sửa

Dibrom oxide có thể được điều chế bằng phản ứng của hơi brom hoặc dung dịch brom trong cacbon tetrachloride với thủy ngân(II) oxide ở nhiệt độ thấp:[1][3]

2Br2 + 2HgO → HgBr2·HgO + Br2O

Nó cũng có thể được hình thành bằng cách phân hủy nhiệt brom dioxide[2] hoặc bằng cách cho dòng điện chạy qua hỗn hợp khí brom và khí oxy với tỉ lệ 1:5.[3]

Tính chất

sửa

Tác dụng với nước

sửa

Là oxide acid, khi tác dụng với nước, sản phẩm là acid hypobromơ.

 + → 2 

Tác dụng với thủy ngân(II) oxide

sửa
 + HgO  +  

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Perry, Dale L.; Phillips, Sidney L. (1995), Handbook of Inorganic Compounds, CRC Press, tr. 74, ISBN 0-8493-8671-3, truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2015
  2. ^ a b Levason, William; Ogden, J. Steven; Spicer, Mark D.; Young, Nigel A. (tháng 1 năm 1990). “Characterization of dibromine monoxide (Br2O) by bromine K-edge EXAFS and IR spectroscopy”. Journal of the American Chemical Society. 112 (3): 1019–1022. doi:10.1021/ja00159a019.
  3. ^ a b c Wiberg, Egon (2001). Wiberg, Nils (biên tập). Inorganic chemistry (ấn bản thứ 1). San Diego, Calif.: Academic Press. tr. 464. ISBN 9780123526519.