Di tần

phi tần của Càn Long Đế

Di tần Bách thị (chữ Hán: 怡嫔柏氏, ? - 1757), là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Thanh Cao Tông Di tần
清高宗怡嫔
Càn Long Đế tần
Thông tin chung
Sinh?
Mất1757
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm của Thanh Dụ lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Tước hiệu[Quý nhân; 貴人]
[Di tần; 怡嫔]
Thân phụBách Sĩ Thái
Thân mẫuTrương thị

Thân thế

sửa

Di tần là người Giang Tô, xuất thân thường dân không thuộc Bát kỳ, nhưng lại là một gia đình giàu có trong vùng. Cha bà là Bách Sĩ Thái (柏士彩)[1], mẹ cả Phạm thị mất vào năm Càn Long thứ 24, mẹ đẻ Trương thị sau mất năm Càn Long thứ 54. Trong nhà bà có một em gái, về sau cũng trở thành phi tần của Càn Long Đế, tức Bách Quý nhân.

Năm Càn Long thứ 6 (1741), ngày 13 tháng 2 (âm lịch), Bách thị khi này đã là Quý nhân, được dự trong đợt đại phong hậu cung, thăng làm Tần[2]. Tháng 11 cùng năm, mệnh Lễ bộ Thị lang Mộc Hòa Lâm (木和林) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Nhã Nhĩ Hô Hạt (雅爾呼達) làm Phó sứ, tiến hành lễ sách phong cho Bách thị, tấn vì Di tần (怡嫔).

Sách văn viết:

Năm Càn Long thứ 7 (1742), gia tộc Bách thị phụng chỉ nhập kỳ, nhập vào Chính Hoàng kỳ Bao y, thuộc Thông Nguyên Tá lĩnh (通源佐领)[3]. Tháng 12 cùng năm, Hữu Bố chính sứ của Giang Nam đưa cha và anh em của Di tần đến Bắc Kinh. Sau khi nhập kỳ, gia tộc Di tần được hưởng thuế ruộng Phi Giáp (披甲), ban cạnh đó còn được ban thưởng nhà ở cùng thổ địa[4]. Anh em của Di tần nhân đó được vào Nội vụ phủ làm việc, tương lai rộng mở.

Năm Càn Long thứ 10 (1745), em gái của Di tần là Bách thị, do đã là nữ tử thuộc Thượng tam kỳ Bao y, nên theo Nội vụ phủ Tuyển tú mà vào cung làm Cung nữ, về sau đến năm thứ 13 (1748) được sách phong làm Thường tại[5]. Cùng năm ngày 3 tháng 3 (âm lịch), Di tần cùng Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, còn có Thư tầnLệnh tần đưa tiễn kim quan của Tuệ Hiền Hoàng quý phi[6]. Năm thứ 17 (1752), Di tần Bách thị tiếp tục tùy hầu Kế Hoàng hậu, Gia Quý phi, Dĩnh tần đưa kim quan của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi cùng Triết Mẫn Hoàng quý phi đến Dụ lăng,Phi Viên tẩm làm lễ phụng an.

Năm Càn Long thứ 22 (1757), ngày 15 tháng 5 (âm lịch), giờ Tỵ, Di tần Bách thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Càn Long Đế đặc biệt nghỉ triều 2 ngày. Từ Hòa Thạc thân vương, Nội Đại thần Thị vệ đến Đô thống (hàm Nhất phẩm) tụ tập đầy đủ[7]. Cùng năm, ngày 2 tháng 11, làm lễ an táng kim quan của Di tần vào Dụ lăng, Phi viên tẩm.

Trong văn hóa đại chúng

sửa
Năm Phim điện ảnh và truyền hình Nhân vật Diễn viên
2018 Diên Hi công lược Bách Nhu Chương Từ Bách Hủy

- Trong bộ phim Như Ý truyện, nhân vật Bạch Nhị Cơ do Hà Hoằng San đảm nhiệm được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Di tần, nhưng được sửa đổi phong hiệu thành "Mai" (玫) để tránh nhầm lẫn với phong hiệu "Nghi" (儀) của Nghi tần Hoàng Kỳ Doanh do cách đọc hai chữ "Nghi" và "Di" khá giống nhau. Nhưng nhân vật này chỉ lấy cảm hứng từ xuất thân của Di tần còn hành trạng thì khác xa nên họ cũng được đổi từ "Bách" thành "Bạch".

Tham khảo

sửa
  1. ^ 《皇朝文献通考》卷二百四十一 :怡嫔柏氏,柏士彩女,乾隆六年十一月封怡嫔
  2. ^ 《清实录·乾隆朝实录·卷之一百三十六》乾隆六年。辛酉。二月......○戊申。上诣皇太后宫问安。○谕、钦奉皇太后懿旨。嘉嫔著晋封妃。贵人海氏、贵人柏氏、贵人叶赫勒氏俱著封嫔。钦此。所有应行典礼。交与该部察例具奏......
  3. ^ 《為正黃旗冝品常在娘娘及家人入旗清冊》 (節錄):正黃旗通源佐領下,查得本佐領下冝品娘娘於乾隆七年奉旨入旗,於二十二年五月薨逝。
  4. ^ 中央研究院近史所藏《清宫內務府奏銷檔》十四日奴才傅恆謹奏為請旨事。查得乾隆七年十二月間,布政使安寧送到柏士彩等親丁十一名口、僕人男婦九名口到京,經奴才奏明將柏士彩父子入於內府佐領下,柏士彩之子柏永吉、柏永慶二人,每人給與披甲三兩錢糧米石,賞給住房六十一間,地七頃,每年得租銀二百二十兩,取租房二十八間,每月得租銀十兩,以資養贍。等因奏准在案。
  5. ^ 赵玉敏. 《乾隆帝后宫中的汉女妃嫔》. 兰台世界 (辽宁省沈阳市: 辽宁省档案局(馆)、辽宁省档案学会). 2011, (2011年25期). ISSN 1006-7744 (简体中文).
  6. ^ 三月初三日,《雍和宮滿文檔案譯編》記載延禧宫怡嫔跟隨帝后等人前往慧賢皇貴妃金棺停靈的六股道殡宫。延禧宮怡嬪、承乾宮舒嬪和永壽宮令嬪位下的太監乘坐同一輛牛車前住六股道殡宫。同年十二月二十五日,怡嬪的兄弟柏唐阿和柏永吉持来汉字文一件。恭查:「当今嘉妃、舒嫔、怡嫔此七分仪仗内,各应添红缎曲柄伞一把,相应移咨贵部作,速成造送卫应用等。」
  7. ^ 《清史稿》:本月十五日巳时怡嫔薨逝,皇上辍朝二日,大内以下宗室以上,不报祭、不还愿、穿素服。和硕亲王以下,内大臣侍卫民公侯伯都统尚书子爵等官以上齐集