Dendrochirus là một chi cá biển thuộc phân họ Scorpaeninae của họ Cá mù làn. Chi này được lập bởi Swainson vào năm 1839.

Dendrochirus
D. zebra
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Scorpaeniformes
Họ: Scorpaenidae
Phân họ: Pteroinae
Chi: Dendrochirus
Swainson, 1839
Loài điển hình
Pterois zebra
Cuvier, 1829
Các đồng nghĩa
  • Brachirus Swainson, 1838
  • Brachyrus Swainson, 1839
  • Nemapterois Fowler, 1938

Từ nguyên

sửa

Từ định danh được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: déndron (δένδρον; “cây cối”, ở đây chỉ hàm ý “nhánh”) và kheír (χειρός; “bàn tay”), hàm ý đề cập đến chi này từng được coi là một phân chi của Pterois nhưng có các tia vây ngực phân nhánh.[1]

Phân loại

sửa

Hai chi PteroisDendrochirus có liên quan chặt chẽ với nhau, và do sự phân loại không rõ ràng của Swainson (1839) khiến một số nhà ngư học chỉ xem Dendrochirus như đồng nghĩa của Pterois. Việc phân biệt hai chi dựa trên hai đặc điểm hình thái: (1) tia vây ngực không phân nhánh ở Pterois và chỉ một vài tia phía trên phân nhánh ở Dendrochirus; (2) tia vây ngực phía trên không có màng ở Pterois và được bọc hoàn toàn trong màng ở Dendrochirus.[2]

Các loài

sửa
 
D. (Nemapterois) biocellatus

Theo dữ liệu phân tửhình thái học của Chou và cộng sự (2023), chi Dendrochirus hiện tại được chia thành 3 chi như sau:[3]

Neochirus Chou, Liu & Liao, 2023

sửa

Tên chi ghép từ néos (νέος; “mới”) và kheír (χειρός; “bàn tay”), hàm ý đến việc tách chi này ra khỏi Dendrochirus. Đặc trưng: một cặp râu ngắn ở chóp mõm, vây lưng không có đốm mắt, số tia vây ngực 17–19, các tia vây ngực trên không có màng.[3]

Dendrochirus Swainson, 1839

sửa

Đặc trưng: có tới 3 râu ngắn ở chóp mõm, vây lưng không có đốm mắt, số tia vây ngực trên 15, các tia vây ngực trên không có màng.

Nemapterois Fowler, 1938

sửa

Đặc trưng: một cặp râu ngắn ở chóp mõm và thêm một cặp râu trước ổ mắt rất dài, vây lưng có 2 đốm đen lớn như mắt.

Sinh thái

sửa

D. zebra có chiến thuật phối hợp săn mồi. Để kêu gọi sự hợp tác, chúng xòe vây để báo hiệu các loài cá mù làn khác về sự hiện diện của con mồi. Những cá thể trợ giúp sẽ dồn con mồi vào góc bằng cách căng rộng vây ngực. Chúng còn chia sẻ chiến lợi phẩm bắt được với các thành viên trợ giúp trong cuộc săn mồi.[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Christopher Scharpf biên tập (2022). “Order Perciformes (part 9): Family Scorpaenidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  2. ^ Kochzius, Marc; Söller, Rainer; Khalaf, Maroof A.; Blohm, Dietmar (2003). “Molecular phylogeny of the lionfish genera Dendrochirus and Pterois (Scorpaenidae, Pteroinae) based on mitochondrial DNA sequences” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 28 (3): 396–403. doi:10.1016/S1055-7903(02)00444-X. ISSN 1055-7903. PMID 12927126.
  3. ^ a b Chou, Tak-Kei; Liu, Min-Yun; Liao, Te-Yu (2023). “Systematics of lionfishes (Scorpaenidae: Pteroini) using molecular and morphological data”. Frontiers in Marine Science. 10. doi:10.3389/fmars.2023.1109655. ISSN 2296-7745.
  4. ^ Matsunuma, Mizuki; Motomura, Hiroyuki; Bogorodsky, Sergey V. (2017). “Review of Indo-Pacific dwarf lionfishes (Scorpaenidae: Pteroinae) in the Dendrochirus brachypterus complex, with description of a new species from the western Indian Ocean”. Ichthyological Research. 64 (4): 369–414. doi:10.1007/s10228-017-0583-6. ISSN 1616-3915.
  5. ^ Matsunuma, Mizuki; Motomura, Hiroyuki (2013). “A New Lionfish of the Genus Dendrochirus (Scorpaenidae: Pteroinae) from the Tuamotu Archipelago, South Pacific Ocean” (PDF). Species Diversity. 18 (1): 1–7. doi:10.12782/sd.18.1.001.
  6. ^ Matsunuma, Mizuki; Motomura, Hiroyuki (2019). “Redescription of Dendrochirus zebra (Scorpaenidae: Pteroinae) with a new species of Dendrochirus from the Ogasawara Islands, Japan”. Ichthyological Research. 66 (3): 353–384. doi:10.1007/s10228-019-00681-1. ISSN 1616-3915.
  7. ^ Lönnstedt, Oona M.; Ferrari, Maud C. O.; Chivers, Douglas P. (2014). “Lionfish predators use flared fin displays to initiate cooperative hunting”. Biology Letters. 10 (6): 20140281. doi:10.1098/rsbl.2014.0281. ISSN 1744-957X. PMC 4090549. PMID 24966203.