Danh sách quân chủ Áo

bài viết danh sách Wikimedia
(Đổi hướng từ Danh sách vua Áo)

Dưới đây là danh sách những người đứng đầu các thể chế quân chủ ở Áo, với các quân chủ của nhà Babenberg là đến năm 1246 và với nhà Habsburg là đến năm 1918.

Phiên hầu tước Áo

sửa

Phiên hầu quốc Áo, tên gọi khác là Marcha Orientalis, được thành lập vào năm 976 từ đất hầu quốc Pannonia cũ dưới thời Carol. Chứng thực rõ nhất về sự hiện diện của lãnh thổ này là vào năm 996, khi cụm từ "ostarrichi" xuất hiện trong một văn bản viết được gửi đến một tu viện ở vùng Bayern từ vùng đất mà ngày nay là Áo.

Nhà Babenberg

sửa
Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian cai trị Hôn nhân
Luitpold I
Oai phong
  c. 940 – 10 tháng 7 năm 994 21 tháng 7 năm 976 (?) – 10 tháng 7 năm 994  
Richardis xứ Sualafeldgau
8 người con
Heinrich I
Mạnh mẽ
  ? – 23 tháng 6 năm 1018 10 tháng 7 năm 994 – 23 tháng 6 năm 1018 Không kết hôn
Adalbert I
Chiến thắng
  c. 985 – 26 tháng 5 năm 1055 23 tháng 6 năm 1018 – 26 tháng 5 năm 1055 Glismod xứ Tây-Sachsen
Không có con (?)
 
Frozza Orseolo
8 người con
Ernst
Dũng cảm
  1027 – 10 tháng 6 năm 1075 26 tháng 5 năm 1055 – 10 tháng 6 năm 1075 Adelaide xứ Eilenburg
4 người con
 
Swanhilde xứ Ungarnmark
Không có con
Luitpold II
Công bằng
  1050 – 12 tháng 10 năm 1095 10 tháng 6 năm 1075 – 12 tháng 10 năm 1095  
Ida xứ Formbach-Ratelnberg
7 người con
Luitpold III
Tốt bụng
  1073 – 15 tháng 11 năm 1136 12 tháng 10 năm 1095 – 15 tháng 11 năm 1136 Adelheid xứ Perg
1 người con
 
Agnes xứ Waiblingen
18 người con
Adalbert II
Sùng đạo
  c. 13 tháng 2 năm 1307 – 9 tháng 11 năm 1137 15 tháng 11 năm 1136 – 9 tháng 11 năm 1137 Hedwig của Hungary
Không có con
Adelheid của Ba Lan
Không có con
Luitpold IV
Hào phóng
  c. 1108 – 18 tháng 10 năm 1141 9 tháng 11 năm 1137 – 18 tháng 10 năm 1141  
Marie xứ Bohemia
Không có con
Heinrich II
Jasomirgott
  1107 – 13 tháng 1 năm 1177 18 tháng 10 năm 1141 – 17 tháng 9 năm 1156  
Gertrud xứ Süpplingenburg
1 người con
 
Theodora Komnene
3 người con

Công tước Áo

sửa

Năm 1156, chỉ dụ Privilegium Minus được ban hành, biến Phiên hầu quốc Áo thành một Công quốc, độc lập hoàn toàn khỏi Công quốc Bayern.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian cai trị Hôn nhân
Heinrich II
Jasomirgott
  1107 – 13 tháng 1 năm 1177 17 tháng 9 năm 1156 – 13 tháng 1 năm 1177  
Gertrud xứ Süpplingenburg
1 người con
 
Theodora Komnene
3 người con
Luitpold V
Đức hạnh
  1157 – 31 tháng 12 năm 1194 13 tháng 1 năm 1177 – 31 tháng 12 năm 1194  
Ilona của Hungary
Ít nhất 2 người con
Friedrich I
Công giáo
  c. 1175 – 16 tháng 4 năm 1198 1 tháng 1 năm 1195 – 16 tháng 4 năm 1198 Không kết hôn
Luitpold VI
Vinh quang
  15 tháng 10 năm 1176 – 28 tháng 7 năm 1230 16 tháng 4 năm 1198 – 28 tháng 7 năm 1230  
Theodora Angelina
7 người con
Friedrich II
Nóng nảy
  25 tháng 4 năm 1211 – 15 tháng 6 năm 1246 28 tháng 7 năm 1230 – 15 tháng 6 năm 1246  
Evdokia Laskarina
Không có con
 
Agnes xứ Meranien
Không có con
 
Otakar II xứ Bohemia

Thời kỳ tranh chấp

sửa

Sau cái chết bất ngờ của Friedrich II, việc kế thừa Công quốc bị tranh chấp giữa những người đòi yêu sách đến từ hai nhánh thừa kế chính:

Công tước và Đại Công tước Áo của nhà Habsburg

sửa

Năm 1278, Rudolf I, Vua của Đức, đánh bại Otakar và nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất Áo. Năm 1282, ông chuyển giao cho con trai mình đất Công quốc Áo và xứ Steiermark, theo đó đảm bảo vùng lãnh thổ này nằm dưới sự kiểm soát nhà Habsburg. Áo trở thành vùng lãnh thổ mà nằm dưới sự kiểm soát của gia tộc thêm hơn 600 năm nữa, là trung tâm của nền quân chủ Habsburg và quốc gia Áo hiện nay.

Tên
(Sinh – mất)
Chân dung Thời gian cai trị Phần đất cai trị Hôn nhân Ghi chú
Rudolf I
(1 tháng 5 năm 1218 – 15 tháng 7 năm 1291)
  26 tháng 8 năm 1278 – Tháng 12 năm 1282 Công quốc Áo  
Gertrud xứ Hohenberg
10 người con
 
Isabelle xứ Bourgogne
Không có con
Thoái vị và nhường ngôi cho 2 người con trai của ông là Albrecht và Rudolf vào năm 1282.
Albrecht I
(Tháng 7 năm 1255 – 1 tháng 5 năm 1308)
  Tháng 12 năm 1282 – 1 tháng 5 năm 1308 Công quốc Áo  
Elisabeth xứ Görz-Tirol
12 người con
Đồng cai trị cùng người em trai Rudolf II cho đến khi người em này thoái vị ( 1283). Đồng cai trị cùng con ông là Rudolf III trong khoảng thời gian mà ông làm vua nước Đức (1298 – 1308).
Rudolf II
(c. 1270 – 10 tháng 5 năm 1290)
  Tháng 12 năm 1282 – 1 tháng 6 năm 1283 Công quốc Áo  
Agnes xứ Bohemia
1 người con
Đồng cai trị cùng người anh trai Albrecht I.
Rudolf III
(c. 1282 – 3/4 tháng 7 năm 1307)
  21 tháng 11 năm 1298 – 3/4 tháng 7 năm 1307 Công quốc Áo  
Blanche của Pháp3 người con
 
Ryksa Elżbieta của Ba Lan
Không có con
Đồng cai trị cùng cha là Albrecht I cho đến năm 1307.
Friedrich I/III[a]
(c. 1289 – 13 tháng 1 năm 1330)
  1 tháng 5 năm 1308 – 13 tháng 1 năm 1330 Công quốc Áo  
Isabel xứ Aragón
3 người con
Đồng cai trị cùng với em trai Leopold I cho đến khi ông mất.
Leopold I[b]
(4 tháng 8 năm 1290 – 28 tháng 2 năm 1326)
  1 tháng 5 năm 1308 – 28 tháng 2 năm 1326 Công quốc Áo  
Caterina xứ Savoia
2 người con
Đồng cai trị cùng với em trai Frederick I.
Albrecht II
(12 tháng 12 năm 1298 – 16 tháng 8 năm 1358)
  13 tháng 1 năm 1330 – 16 tháng 8 năm 1358 Công quốc Áo  
Jeanne xứ Ferrette
6 người con
Đồng cai trị cùng với em trai Otto I. Ông cũng sát nhập xứ KärntenKrain vào những vùng đất nằm dưới quyền cai trị của nhà Habsburg.
Otto I
(23 tháng 7 năm 1301 – 17 tháng 2 năm 1339)
  13 tháng 1 năm 1330 – 17 tháng 2 năm 1339 Công quốc Áo  
Elisabeth xứ Bayern
2 người con
 
Anna xứ Bohemia
Không có con
Đồng cai trị cùng với anh trai Albrecht II. Hai người con còn nhỏ của ông là Friedrich (II)Leopold (II) kế nhiệm ông trên vai trò là đồng công tước trên danh nghĩa của Áo (1339 – 1344).
Rudolf IV
(1 tháng 11 năm 1339 – 27 tháng 7 năm 1365)
  16 tháng 8 năm 1358 – 27 tháng 7 năm 1365 Công quốc Áo  
Kateřina xứ Bohemia
Không có con
Vào những năm 1538/1539, Rudolf IV ra lệnh "vẽ" ra một văn bản mang tên "Privilegium Maius", một văn bản giả mạo nhằm trao quyền cho các quân chủ Áo, sau khi "Sắc lệnh vàng" ban hành năm 1356 không đem lại một lợi ích lớn hơn nào cho nhà Habsburg. Ông là vị quân chủ đầu tiên tự phong mình làm Đại Công tước, tuy chức vụ này chỉ được sử dụng chính thức năm 1453. Ông cũng là người đầu tiên sát nhập vùng lãnh thổ Tirol vào trong những vùng đất nằm dưới sự kiểm soát của nhà Habsburg.
Privilegium Maius, một văn bản sắc lệnh giả mạo được Rudofl ban hành những năm 1538/1539, cố gắng bổ nhiệm các Công tước Áo vào một vị trí đặc biệt mang tên "Đại Công tước" (Erzherzog/Erzherzogin). Ernest Kẻ sắt đá và một số công tước Áo khác sử dụng tước xưng này, tuy nhiên không được các quận vương khác Đế quốc La Mã Thần thánh công nhận.

Sau cái chết của Rudolf vào năm 1356, những người anh em của ông là Albert và Leopold kế thừa chức vụ, nhưng lại chia các vùng đất cai trị theo hiệp ước Neuburg năm 1379:

Albrecht III
(9 tháng 9 năm 1349 – 29 tháng 8 năm 1395)
  27 tháng 7 năm 1365 – 25 tháng 9 năm 1379 Công quốc Áo  
Elisabeth của Bohemia
Không có con
 
Beatrix xứ Nürnberg
1 người con
25 tháng 9 năm 1379 – 29 tháng 8 năm 1395 Hạ Áo
Leopold III[c]
(1 tháng 11 năm 1351 – 9 tháng 7 năm 1386)
  27 tháng 7 năm 1365 – 25 tháng 9 năm 1379 Công quốc Áo  
Verde Visconti
7 người con
25 tháng 9 năm 1379 – 9 tháng 7 năm 1386 Nội Áo, TirolNgoại Áo
Wilhelm
(c. 1370 – 15 tháng 7 năm 1406)
  9 tháng 7 năm 1386 15 tháng 7 năm 1406 Nội Áo, TirolNgoại Áo  
Giovanna II xứ Napoli
Không có con
Đồng cai trị cùng em trai Leopold IV và cũng đồng thời là nhiếp chính xứ Hạ Áo trong khoảng thời gian 1404 – 1406.
Leopold IV
(c. 1371 – 3 tháng 6 năm 1411)
  9 tháng 7 năm 1386 3 tháng 6 năm 1411 Ngoại Áo  
Catherine xứ Bourgogne
Không có con
Giữ chức nhiếp chính xứ Hạ Áo trong khoảng thời gian 1404 – 1411. Sau sự phân chia diễn ra vào năm 1406 thì ông giữ phần lãnh thổ Ngoại Áo.
Albrecht IV
(19 tháng 9 năm 1377 – 14 tháng 9 năm 1404)
  29 tháng 8 năm 1395 – 14 tháng 9 năm 1404 Hạ Áo  
Johanna Sophie xứ Bayern
2 người con
Albrecht V
Dưới sự đồng nhiếp chính của WilhelmLeopold IV (1404–1411)
(16 tháng 8 năm 1397 – 27 tháng 10 1439)
  14 tháng 9 năm 1404 – 27 tháng 10 1439 Hạ Áo  
Elisabeth xứ Luxemburg
4 người con
Sau cái chết của Wilhelm năm 1406, những người anh em còn sống của ông mà thuộc nhánh Leopoldin quyết định tiếp tục chia những vùng đất mà ông có được. Cụ thể là:
  • Leopold giữ vùng Ngoại Áo, thừa hưởng từ anh trai Frederick.sau khi ông này mất.
  • Ernest, người sau này sáng lập nhánh Đại Leopoldin, nhận Nội Áo.
  • Frederick, người sáng lập nhánh Tiểu Leopodin, nhận Bá quốc Tirol và sau là Ngoại Áo.
Ernst
(1377 – 10 tháng 6 năm 1424)
  15 tháng 7 năm 1406 – 10 tháng 6 năm 1424 Nội Áo  
Margarethe xứ Pomerania
Không có con
 
Cimburgis xứ Mazowieckie
9 người con
Ông tự gọi mình là Đại Công tước kể từ năm 1414.
Friedrich IV[d]
(1382 – 24 tháng 6 năm 1439)
  15 tháng 7 năm 1406 3 tháng 6 năm 1411 Tirol  
Elisabeth xứ Pfalz
1 người con
 
Anna xứ Braunschweig
4 người con
Giữ chức nhiếp chính vùng Nội Áo trong khoảng thời gian 1424–1435.
3 tháng 6 năm 1411 – 24 tháng 6 năm 1439 TirolNgoại Áo
Vị trí quân chủ trống (1439 – 1440)
Ladislaus
Dưới sự nhiếp chính của Friedrich V (1440 – 1452)
(22 tháng 2 năm 1440 – 23 tháng 11 năm 1457)
  22 tháng 2 năm 1440 – 6 tháng 1 năm 1453 Hạ Áo Không kết hôn
6 tháng 1 năm 1453 – 23 tháng 11 năm 1457 Đại Công tước Hạ Áo
Siegmund
Dưới sự nhiếp chính của Friedrich V (1439 – 1446)
(26 tháng 10 năm 1427 – 4 tháng 3 năm 1496)
  24 tháng 6 năm 1439 – 6 tháng 1 năm 1453 TirolNgoại Áo  
Eleanor của Scotland
1 người con
 
Katharina xứ Sachsen
Không có con
Năm 1490, ông nhường ngôi cho Đại Công tước Maximilian I, chấm dứt thời kỳ chia cắt nhà nước ở Áo.
6 tháng 1 năm 1453 – 16 tháng 3 năm 1490 Đại Công quốc Ngoại Áo và Bá quốc Tirol
Friedrich V
Dưới sự nhiếp chính của Friedrich IV (1424 – 1435)
(21 tháng 9 năm 1415 – 19 tháng 8 năm 1493)
  10 tháng 6 năm 1424 – 6 tháng 1 năm 1453 Nội Áo  
Leonor của Bồ Đào Nha
6 người con
Đồng nhiếp chính cùng Albert VI cho đến khi ông này mất. Sau khi được bầu là Hoàng đế La Mã Thần thánh, ông thừa nhận chính thức tước vị Đại Công tước (Archduke) vào năm 1453. Sau đó không lâu thì ông chính thức thừa kế tước hiệu này. Trong khoảng thời gian từ năm 1485 đến năm 1490, Mátyás Corvin tranh chấp chức vụ Đại Công tước của Áo của ông do chiếm phần lớn nhà nước Áo trong giai đoạn này.
6 tháng 1 năm 1453 – 23 tháng 11 năm 1457 Đại Công quốc Nội Áo
23 tháng 11 năm 1457 – 16 tháng 3 năm 1490 Đại Công quốc các xứ Hạ Áo và Nội Áo
16 tháng 3 năm 1490 – 19 tháng 8 năm 1493 Đại Công quốc Áo và xứ Tirol
Albrecht VI
Dưới sự nhiếp chính của Friedrich IV (1424 – 1435)
(18 tháng 12 năm 1418 – 2 tháng 12 năm 1463)
  10 tháng 6 năm 1424 – 6 tháng 1 năm 1453 Nội Áo  
Mechthild xứ Pfalz
Không có con
Đồng nhiếp chính cùng Friedrich V, tuy nhiên thỉnh thoảng ông cũng chống lại người anh trai của mình song song với việc chiếm đóng một số vùng đất mà ngày nay thuộc ThượngHạ Áo cho đến khi ông mất năm 1463.
6 tháng 1 năm 1453 – 27 tháng 11 năm 1457 Đại Công quốc Nội Áo
27 tháng 11 năm 1457 – 2 tháng 12 năm 1463 Đại Công quốc các xứ Hạ Áo và Nội Áo
Maximilian I
(22 tháng 3 năm 1459 – 12 tháng 1 năm 1519)
  19 tháng 8 năm 1493 – 12 tháng 1 năm 1519 Đại Công quốc Áo  
Marie xứ Bourgogne
3 người con
 
Anna I xứ Breizh
Không có con
 
Bianca Maria Sforza
Không có con
Năm 1490, ông được cha gửi cho quản lý các vùng lãnh thổ Ngoại Áo và xứ Tyrol. Sau khi ông kế thừa ngôi vị quân chủ Áo thì các vùng lãnh thổ này cũng tái sát nhập vào nhà nước Áo trở lại.
Karl I
(24 tháng 2 năm 1500 – 21 tháng 9 năm 1558)
  12 tháng 1 năm 1519 – 21 tháng 4 năm 1521 Đại Công quốc Áo  
Isabel của Bồ Đào Nha
7 người con
Năm 1521, ông thoái vị, nhường chức vụ người đứng đầu nền quân chủ ở Áo cho em trai Ferdinand I, tuy nhiên ông vẫn đứng sau cai trị cùng người em trai cho đến tận năm 1556.
Ferdinand I
Dưới sự nhiếp chính của Karl I (1521 – 1526)
(10 tháng 3 năm 1503 – 25 tháng 7 năm 1564)
  21 tháng 4 năm 1521 25 tháng 7 năm 1564 Đại Công quốc Áo  
Anna Jagellonica
15 người con
Năm 1564, sau khi Ferdinand I chết, Đại Công quốc lại tiếp tục bị phân chia thêm một lần nữa giữa các người con của ông:
  • Maximilian II nhận phần lãnh thổ trung tâm của Đại Công quốc, còn được biết đến với tên là Thượng và Hạ Áo.
  • Ferdinand II nhận phần lãnh thổ Tyrol và Ngoại Áo, tuy nhiên sau khi ông mất mà không có người nối dõi thi tái sát nhập lại với phần lãnh thổ do nhánh chính của Áo cai trị.
  • Karl II nhận phận Nội Áo.
Maximilian II
(31 tháng 7 năm 1527 – 12 tháng 10 năm 1576)
  25 tháng 7 năm 1564 – 12 tháng 10 năm 1576 Thượng và Hạ Áo  
María của Tây Ban Nha
16 người con
Ferdinand II
(14 tháng 6 năm 1529 – 24 tháng 1 năm 1595)
  25 tháng 7 năm 1564 – 24 tháng 1 năm 1595 Ngoại ÁoBá quốc Tirol  
Philippine Welser
4 người con
 
Anna Juliana Gonzaga
3 người con
Có con nhưng vì là con của quý tiện kết hôn nên không đủ điều kiện thừa kế, lãnh thổ sau trở về nhánh chính của người Áo cai trị.
Karl II
(3 tháng 6 năm 1540 – 10 tháng 7 năm 1590)
  25 tháng 7 năm 1564 – 10 tháng 7 năm 1590 Nội Áo  
Maria Anna xứ Bayern
15 người con
Rudolf II
(18 tháng 7 năm 1552 – 20 tháng 1 năm 1612)
  12 tháng 10 năm 1576 – 20 tháng 1 năm 1612 Thượng và Hạ Áo Không kết hôn
Matthias
(24 tháng 2 năm 1557 – 20 tháng 3 năm 1619)
  24 tháng 1 năm 1595 – 25 tháng 6 năm 1608 Ngoại ÁoBá quốc Tirol  
Anna xứ Tirol
Không có con
25 tháng 6 năm 1608 – 26 tháng 6 năm 1612 Ngoại Áo, Bá quốc TirolThượng và Hạ Áo
26 tháng 6 năm 1612 – 2 tháng 11 năm 1618 Thượng và Hạ ÁoBá quốc Tirol
2 tháng 11 năm 1618 – 20 tháng 3 năm 1619 Ngoại Áo, Bá quốc TirolThượng và Hạ Áo
Maximilian III
(12 tháng 10 năm 1558 – 2 tháng 11 năm 1618)
  26 tháng 6 năm 1612 – 2 tháng 11 năm 1618 Ngoại Áo Không kết hôn Giữ chức nhiếp chính xứ Nội Áo trong khoảng thời gian 1593 – 1595.
Albrecht VII
(13 tháng 11 năm 1559 – 13 tháng 7 năm 1621)
  20 tháng 3 – 9 tháng 10 năm 1619 Thượng và Hạ Áo  
Isabel Clara Eugenia
Không có con
Năm 1619, Đại Công tước Ferdinand III (đồng thời cũng là Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh với tên hiệu là Ferdinand II) tái thống nhất nước Áo. Tuy vậy sau này ông lại chia Đại Công quốc Áo ra do hậu quả của Chiến tranh 30 năm :
  • Ferdinand giữ Hạ và Nội Áo.
  • Leopold, em trai Ferdinand, nhận vùng Thượng Áo (cùng với vùng Ngoại Áo và xứ Tirol).
Ferdinand III
Dưới sự nhiếp chính của Ernst của Áo (1590–1593) và Maximilian III (1593 – 1595)
(9 tháng 7 năm 1578 – 15 tháng 2 năm 1637)
  10 tháng 7 năm 1590 – 20 tháng 3 năm 1619 (?) Nội Áo  
Maria Anna xứ Bayern
7 người con
 
Eleonora Gonzaga
Không có con
20 tháng 3 năm 1619 (?) – sau ngày 29 tháng 4 năm 1623 Đại Công quốc Áo
Sau ngày 29 tháng 4 năm 1623 – 15 tháng 2 năm 1637 Hạ ÁoNội Áo
Leopold V
(9 tháng 10 năm 1586 – 13 tháng 9 năm 1632)
  Sau ngày 29 tháng 4 năm 1623 – 13 tháng 9 năm 1632 Thượng Áo  
Claudia de' Medici
5 người con
Ông từ bỏ các giáo khu mà mình quản lý (PassauStrasbourg) khi nhận lấy tước vị Đại Công tước nhằm kết hôn và sinh con.
Ferdinand Karl
Dưới sự nhiếp chính của Claudia de' Medici (1626 – 1646)
(17 tháng 5 năm 1628 – 30 tháng 12 năm 1662)
  13 tháng 9 năm 1632 – 30 tháng 12 năm 1662 Thượng Áo  
Anna de' Medici
2 người con
Ferdinand IV
(13 tháng 7 năm 1608 – 2 tháng 4 năm 1657)
  15 tháng 2 năm 1637 – 2 tháng 4 năm 1657 Hạ ÁoNội Áo  
María Ana của Tây Ban Nha
6 người con
 
Maria Leopoldine của Áo
1 người con
 
Eleonora Gonzaga
4 người con
Sigismund Francis
(27 tháng 11 năm 1630 – 25 tháng 6 năm 1665)
  30 tháng 12 năm 1662 – 25 tháng 6 năm 1665 Thượng Áo  
Hedwig xứ Sulzbach
Không có con
Khi ông mất mà không có con nối dõi, phần lãnh thổ ông có được quay trở về với nhánh chính cai trị Áo.
Leopold VI
(9 tháng 6 năm 1640 – 5 tháng 5 năm 1705)
  2 tháng 4 năm 1657 – 25 tháng 6 năm 1665 Hạ ÁoNội Áo  
Margarita Teresa của Tây Ban Nha
4 người con
 
Claudia Felizitas của Áo
2 người con
 
Eleonore Magdalene xứ Neuburg
10 người con
Năm 1665, ông tái thống nhất nước Áo thêm một lần nữa.
25 tháng 6 năm 1665 – 5 tháng 5 năm 1705 Đại Công quốc Áo
Josef I
(26 tháng 6 năm 1678 – 17 tháng 4 năm 1711)
  5 tháng 5 năm 1705 – 17 tháng 4 năm 1711 Đại Công quốc Áo  
Wilhelmine Amalie xứ Braunschweig
3 người con
Karl III
(1 tháng 10 năm 1685 – 20 tháng 10 năm 1740)
  17 tháng 4 năm 1711 – 20 tháng 10 năm 1740 Đại Công quốc Áo  
Elisabeth Christine
4 người con
Maria Theresia
Dưới sự nhiếp chính của Franz I Stefan (1740 – 1765) và Joseph II (1760 – 1780)
(13 tháng 5 năm 1717 – 29 tháng 11 năm 1780)
  20 tháng 10 năm 1740 – 29 tháng 11 năm 1780 Đại Công quốc Áo 16 người con
Franz I Stefan
Dưới sự nhiếp chính của Maria Theresia (1740 – 1765)
(8 tháng 12 năm 1708 – 18 tháng 08 năm 1765)
  21 tháng 11 năm 1740 – 18 tháng 8 năm 1765 Đại Công quốc Áo

Nhà Habsburg-Lothringen

sửa

Năm 1780, Maria Theresia mất, đồng nghĩa với việc toàn bộ nhánh chính (theo dòng nam) của nhà Habsburg đang cai trị Áo tuyệt tự. Thay vào đó, một nhánh phụ của nhà Habsburg lên nắm quyền cai trị nước Áo. Nhánh này là sự kết hợp từ dòng nữ từ nhà Habsburg và dòng nam của nhánh Vaudémont thuộc nhà Lorraine dưới quyền Josef II của Áo.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian cai trị Hôn nhân
Josef II   13 tháng 3 năm 1741 – 20 ☢tháng 2 năm 1790 18 tháng 8 năm 1765 – 20 tháng 2 năm 1790  
Isabel của Parma
2 người con
 
Maria Josepha xứ Bayern
Không có con
Leopold VII   5 tháng 5 năm 1747 – 1 tháng 3 năm 1792 20 tháng 2 năm 1790 – 1 tháng 3 năm 1792  
María Luisa của Tây Ban Nha
16 người con
Franz II   2 tháng 12 năm 1768 – 2 tháng 3 năm 1835 1 tháng 3 năm 1792 – 6 tháng 8 năm 1806  
Elisabeth xứ Württemberg
1 người con
 
Maria Teresa của Napoli và Sicilia
12 người con
 
Maria Ludovika Beatrix của Áo-Este
Không có con
 
Karoline Auguste của Bayern
Không có con

Hoàng đế Áo

sửa

Năm 1804, Franz II tự tuyên bố danh hiệu Hoàng đế Áo. tuy nhiên vẫn giữ chức Hoàng đế La Mã Thần thánh. 2 năm sau, chức vụ Hoàng đế La Mã kết thúc do sự giải thể của Đế quốc La Mã Thần thánh.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian cai trị Hôn nhân
Franz I   2 tháng 12 năm 1768 – 2 tháng 3 năm 1835 11 tháng 8 năm 1804 – 2 tháng 3 năm 1835  
Elisabeth xứ Württemberg
1 người con
 
Maria Teresa của Napoli và Sicilia
12 người con
 
Maria Ludovica xứ Áo-Este
Không có con
 
Karoline Auguste của Bayern
Không có con
Ferdinand I   19 tháng 4 năm 1793 – 29 tháng 6 năm 1875 2 tháng 3 năm 1835 – 2 tháng 12 năm 1848  
Maria Anna xứ Savoia
Không có con
Franz Josef I   18 tháng 8 năm 1830 – 21 tháng 11 năm 1916 2 tháng 12 năm 1848 – 21 tháng 11 năm 1916  
Elisabeth xứ Bayern
4 người con
Karl I   17 tháng 8 năm 1887 – 1 tháng 4 năm 1922 21 tháng 11 năm 1916 – 5 tháng 11 năm 1918  
Zita của Borbone-Parma
8 người con

Những người đòi yêu sách ngai vàng Áo của nhà Habsburg (từ năm 1918)

sửa

Năm 1919, Đế quốc Áo bị giải thể thành 5 quốc gia: Cộng hòa Áo-Đức (sau là cộng hòa Áo); Tiệp Khắc; vương quốc Hungary; nhà nước của người Serb, Slovak và người Croatia (sau sát nhập vào Nam Tư). Karl I nhận ra điều này từ lâu nên cùng Zita trốn ra nước ngoài trước đó gần 1 năm. Sau khi nền cộng hòa đệ nhất ở Áo được thành lập, chính phủ Áo ra lệnh cấm những thành viên của nhà Habsburg quay trở lại Áo nếu họ còn có ý định tuyên bố ngôi vương ở Áo (phải đến sau này lệnh cấm mới bị bãi bỏ). Karl I cũng có hai lần định lên ngôi ở vương quốc Hungary nhưng thất bại. Các dòng nam của nhà Habsburg tiếp tục trở thành những người kế vị trên danh nghĩa hoàng đế Áo. Hiện người đang giữ chức này là Karl von Habsburg, con trai trưởng của Otto von Habsburg. Còn người gần nhất thừa kế chức vụ trên danh nghĩa này của nhà Habsburg hiện đang là Ferdinand Zvonimir von Habsburg, hiện đang là một tay đua xe mô tô mang quốc tịch Áo.

Tên Chân dung Sinh – mất Thời gian cai trị Hôn nhân
Karl I   17 tháng 8 năm 1887 – 1 tháng 4 năm 1922 5 tháng 11 năm 1918 – 1 tháng 4 năm 1922  
Zita của Borbone-Parma
8 người con
Đại Công tước Otto   20 tháng 11 năm 1912 – 1 tháng 1 năm 2007 1 tháng 4 năm 1922 – 1 tháng 1 năm 2007  
Regina von Habsburg
7 người con
Đại Công tước Karl   Sinh 11 tháng 1 năm 1961 1 tháng 1 năm 2007 – nay  
Francesca Thyssen-Bornemisza
3 người con
Christian Nicolau de Almeida Reid
Chưa có con

Xem thêm

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Tên hiệu của ông, nếu được đánh số thứ tự là I, sẽ phản ánh việc ông không dựa theo thứ tự đã có trước đó từ các Công tước nhà Banbeberg (ông là vị quân chủ thứ ba của Áo mang tên này), mà dựa trên thứ tự những người thuộc nhà Habsburg mang tên này mà cai trị đất Áo (ông là người đầu tiên mang tên này). Tuy vậy, có khả năng cao là ông đã mang số hiệu là III trên cái tên tiếng Đức này khi cai trị ở Áo, lý do có thể là vì những người cai trị trên thực tế (de facto) tiếp theo ở Áo mang tên hiệu lần lượt là Frederick IVFrederick V
  2. ^ Việc ông đánh số thứ tự sau tên của mình là I phản ánh việc ông không dựa theo thứ tự đã có trước đó từ các Công tước nhà Banbeberg (ông là vị quân chủ thứ bảy của Áo mang tên này), mà dựa trên thứ tự những người thuộc nhà Habsburg mang tên này cai trị đất Áo (ông là người đầu tiên mang tên này).
  3. ^ Lấy số thứ tự là III sau vị công tước danh nghĩa Leopold II
  4. ^ Đặt số hiệu là IV, hoặc sau công tước de facto Friedrich Công bằng, hoặc sau các công tước trên danh nghĩa là Friedrich (II)Friedrich (III).