Danh sách vở opera Việt Nam

Vở Opera Việt Nam đầu tiên chính thức được sáng tác năm 1965 với tựa đề "Cô Sao", tính tới năm 2023 đã có 11 vở opera được ghi nhận là tồn tại. Theo một nhận định, sự ra đời của opera tại Việt Nam là nằm trong khoảng thời gian kết hợp giữa hai yếu tố "nội sinh" và "ngoại sinh". Theo đó, yếu tố nội sinh xuất phát từ sự tích tụ kinh nghiệm, khát vọng của người sáng tác với những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực ca cảnh, ca kịch từ giai đoạn trước. Yếu tố ngoại sinh đến từ việc hình mẫu kịch hát cổ điển châu Âu được phổ biến tại Việt Nam cuối những năm 1950 và 1960. Sự hiện diện của những vở opera nước ngoài trên sân khấu Việt Nam được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự ra đời của opera của quốc gia này.[1]

Ca sĩ opera Hương Diệp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đang trình bày aria "Em nghĩ sao không ra" trích từ vở "Cô Sao" của Đỗ Nhuận.

Đỗ Nhuận là nhạc sĩ Việt Nam tiên phong, cũng là người đặt nền móng cho thể loại opera tại Việt Nam.[1][2] 2 vở opera Cô SaoNgười tạc tượng của ông là hai tác phẩm đã giúp cho Đỗ Nhuận có vị trí lớn trong nền nhạc kịch, ca kịch nói chung tại Việt Nam.[3]

Năm 1978, Nguyễn Thiên Đạo sáng tác vở opera mang tên Mỵ Châu – Trọng Thủy, đánh dấu tên tuổi của bản thân trong làng âm nhạc cổ điển thế giới đương đại. Đây được xem là vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam được thế giới biết đến như một tác phẩm "mang tiếng nói dân tộc đặc sắc và thủ pháp biểu hiện mới mẻ".[4] Trải qua 2 lần công diễn và dàn dựng, Cô Sao, bản opera đầu tiên của Việt Nam đã bị thất lạc bản tổng phổ, sau đó đã được con trai Đỗ Nhuận là Đỗ Hồng Quân lên kế hoạch phục dựng. Sau gần 40 năm kể từ lần công diễn thứ hai, vở opera được dàn dựng lại nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Đỗ Nhuận vào năm 2012. Việc phục dựng và công diễn lần thứ 3 của Cô Sao đã mang nhiều ý nghĩa với nền âm nhạc Việt Nam khi lần đầu người dân nơi đây được xem một loại hình nghệ thuật có tính chất quốc tế như opera.[5] Tuy vậy những năm 20 của thế kỷ 21, Việt Nam vẫn chưa có cơ hội thuận lợi cho opera phát triển, qua đó suốt nhiều thập niên qua, opera vẫn bị xem là thiếu vắng trên sân khấu Việt Nam.[6] Một nghiên cứu nhận định đa phần khán giả Việt còn chưa xem bất cứ vở opera nào.[7]

Ngày 9 tháng 12 năm 2022, nhằm chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam, một dự án trọng tâm là vở opera Công nữ Anio đã được công bố tại Nhà riêng Đại sứ. Sự kiện này đã nhận được sự quan tâm, tham dự của đông đảo các vị khách mời phía Việt Nam.[8]

Danh sách

sửa

Danh sách dưới đây chỉ liệt kê những vở opera đã được công bố, công diễn hoặc đã được các nguồn sách báo nghiên cứu với thời gian rõ ràng.

Opera của người Việt

sửa
Tên Tác giả chính Bố cục Năm sáng tác Năm công diễn lần đầu Tham khảo
Cô Sao[a] Đỗ Nhuận 3 màn 1965 1965 [1][9]
Bông sen Hoàng Việt, Lưu Hữu Phước và Nguyễn Vũ 1 màn 1967 1968 [10][11]
Bên bờ Krông Pa[b] Nhật Lai 3 màn 1968 1968 [12][13]
Người tạc tượng Đỗ Nhuận 3 màn 1968 1968 [14][15][16]
Nguyễn Trãi ở Đông Quan[c] Đỗ Nhuận 3 màn 1980 [17][18][19]
Tình yêu của em[d] Nguyễn Đình Tấn 3 màn 1981 [19][20][21]
Người giữ cồn Ca Lê Thuần 2 màn 2009 2013 [22][23][24]
Lá đỏ Đỗ Hồng Quân 2 màn 2013 2016 [25][26]
Bài ca tình yêu[e] Doãn Nho 2 màn 2014 2022 [27][28]
Công nữ Anio[f] Trần Mạnh Hùng 4 màn 2022 2023 [6][29]

Opera của người Việt hải ngoại

sửa

Là những vở opera do người Việt Kiều sáng tác, có thể được công diễn ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

Tên tiếng Việt Tên ngôn ngữ gốc Tác giả chính Bố cục Năm sáng tác Năm công diễn lần đầu Tham khảo
Mị Châu – Trọng Thuỷ Nguyễn Thiên Đạo 2 màn 1978 1978 [30][31]
Lorenzo de' Medici Phan Quang Phục 2006 2007 [32]
Câu chuyện bà Thị Kính The Tale of Lady Thị Kính 2 màn 2014 2014 [33][34]
Trong bụng ngựa What the Horse Eats 5 màn 2018 2018 [35]
Khung cảnh lãng quên Paysage dans L'Oubli Olivier Dhénin Hữu 5 màn 2023 2023 [36][37]

Những tác phẩm khác

sửa

Là những tác phẩm nhạc kịch được sáng tác theo chuẩn mực opera, tuy nhiên còn nhiều nghi vấn hoặc thiếu sót khiến cho những tác phẩm này chưa hoàn toàn được công nhận là một vở opera hoàn chỉnh.

Tên Tác giả chính Bố cục Năm sáng tác Năm công diễn lần đầu Ghi chú Nguồn tham khảo
Đất nước đứng lên An Thuyên 6 màn 2005 2005 [38][39][40][41]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Còn có tên khác là "A Sao"
  2. ^ Còn có tên khác là "Bên bờ sông Krông Pa"
  3. ^ Dựa trên kịch của Nguyễn Đình Thi, còn có tên khác là "Nguyễn Trãi"
  4. ^ Còn có tên khác là "Tiếng hát xanh"
  5. ^ Vở opera đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời của Doãn Nho
  6. ^ Còn có tên khác là "Công nữ Ngọc Hoa"

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Tú Ngọc 2000, tr. 474.
  2. ^ Nguyễn Thị Minh Châu 2007, tr. 95.
  3. ^ Nguyễn Thụy Kha 2017, tr. 139.
  4. ^ Hoài Dịu (26 tháng 11 năm 2016). “Tạp chí âm nhạc - Nguyễn Thiện Đạo: Âm nhạc đương đại và ngưỡng vọng dân tộc”. Đài phát thanh quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ Nguyên Minh (23 tháng 11 năm 2012). “Phục dựng và công diễn vở nhạc kịch 'Cô Sao'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ a b Văn Đoàn (13 tháng 4 năm 2022). “Opera Việt: Ai? Ở đâu? Làm gì?”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ Nguyễn Tuyết Hoa (20 tháng 10 năm 2020). “Opera và musical ở Việt Nam: gập ghềnh đường phát triển”. Tạp chí Văn hoá nghệ thuật. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ “Tiền sự kiện khởi động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam: dự án opera "Công nữ Anio". Bộ ngoại giao Nhật Bản. 14 tháng 12 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ Minh Nhật (12 tháng 11 năm 2012). “Nhạc kịch "Cô Sao" trở lại”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2022.
  10. ^ Nguyễn Thị Nhung 2006, tr. 163.
  11. ^ Tú Ngọc 2000, tr. 493.
  12. ^ Nguyễn Thụy Kha (2 tháng 10 năm 2019). “3 nhạc kịch sử thi đầu tiên của Việt Nam (kỳ 2): 'Bên bờ Krông Pa' - Cơn bão táp đồng khởi của buôn làng”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  13. ^ Tú Ngọc 2000, tr. 469.
  14. ^ Nguyễn Thụy Kha (3 tháng 10 năm 2019). “3 nhạc kịch sử thi đầu tiên của Việt Nam (kỳ 3 & hết): 'Người tạc tượng' - bản anh hùng ca Tây Nguyên”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  15. ^ Tú Ngọc 2000, tr. 483.
  16. ^ Dương Viết Á 2014, tr. 106.
  17. ^ Trúc Anh (2 tháng 10 năm 2019). "Tượng đài" nhạc kịch Việt trở lại”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  18. ^ Nguyễn Thụy Kha (16 tháng 2 năm 2018). “Ðỗ Nhuận: Ðại nhạc sĩ tuổi Tuất”. Báo Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  19. ^ a b Nguyễn Thị Tố Mai (2010). “Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam”. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  20. ^ Nguyễn Bách 2021, tr. 325.
  21. ^ Phạm Tú Hương 2007, tr. 226-229.
  22. ^ Ánh Nguyệt (15 tháng 9 năm 2014). “Vở nhạc kịch opera "Người giữ cồn" đến Bến Tre”. Báo Đồng Khởi. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  23. ^ Minh Giảng; Thiên Long (19 tháng 5 năm 2009). “Người giữ cồn đang rối...”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  24. ^ Trần Đinh Lăng (2020). “Phong cách sáng tác khí nhạc của 3 nhạc sĩ: Quang Hải, Nguyễn Văn Nam, Ca Lê Thuần”. Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  25. ^ Yên Nga (26 tháng 5 năm 2016). “Vở opera "Lá đỏ": Thấm đẫm tinh thần cách mạng và tình yêu cuộc sống”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  26. ^ Thanh Nhã (5 tháng 9 năm 2016). “Ngày Âm nhạc Việt Nam với Opera "Lá đỏ". Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2023.
  27. ^ Nguyễn Thị Minh Châu (22 tháng 12 năm 2022). “Bài ca tình yêu: Tính thời đại trong câu chuyện quá khứ”. Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  28. ^ Ngô Khiêm (22 tháng 12 năm 2022). "Bài ca tình yêu" - Tổng kết đời quân ngũ của nhạc sĩ Doãn Nho”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  29. ^ “Công nữ Anio”. anio-opera.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  30. ^ Nguyễn Thị Minh Châu 2009, tr. 240.
  31. ^ “Dao, Nguyen-Thien | Durand Salabert Eschig”. www.durand-salabert-eschig.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023.
  32. ^ Hoàng, Anvi (22 tháng 7 năm 2012). “Trước cả trang giấy trắng”. Nhật báo Viễn Đông. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  33. ^ Thanh Trúc (24 tháng 4 năm 2014). “Tuồng Chèo Quan Âm Thị Kính đến Opera Bà Thị Kính ở Hoa Kỳ”. Đài Á châu Tự do. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  34. ^ Phạm Quỳnh Trâm (14 tháng 9 năm 2016). “Nhà Soạn nhạc Phan Quang Phục (P.Q. Phan) – Nền tảng của sáng tạo là văn hóa”. Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  35. ^ Hoàng, Anvi (26 tháng 7 năm 2021). “Giới Thiệu vở opera mới toanh "What The Horse Eats" (Trong Bụng Ngựa)”. Nhật báo Viễn Đông. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2023.
  36. ^ Đỗ Tuấn (27 tháng 11 năm 2023). “Vở opera 'Khung cảnh lãng quên' tìm về nguồn cội của đạo diễn Pháp gốc Việt”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  37. ^ Huỳnh Vy (29 tháng 11 năm 2023). “Yêu lịch sử qua vở opera Khung cảnh lãng quên”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024.
  38. ^ “Nhạc kịch "Đất nước đứng lên": Sự trở lại của Opera phong cách Việt”. Báo Nhân dân. 27 tháng 7 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  39. ^ “Nhạc kịch Đất nước đứng lên: Đã vi phạm tác quyền”. Tuổi Trẻ Online. Báo Thể thao & Văn hóa. 16 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  40. ^ “An Thuyên dựng opera Đất nước đứng lên”. Tuổi Trẻ Online. Báo điện tử Tiền Phong. 4 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.
  41. ^ Nguyễn Trọng Tạo (31 tháng 7 năm 2005). “Đất nước đứng lên trên sàn diễn nhạc kịch”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2024.

Nguồn sách

sửa