Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Hy Lạp cũ
Chế độ quân chủ Hy Lạp đã bị chế độ độc tài quân sự 1963–1974 xoá bỏ vào ngày 1 tháng 6 năm 1973. Thông tin này đã được xác nhận trong cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 8 tháng 12 năm 1974 sau khi hệ thống cai trị sụp đổ. Vị vua đang trị vì lúc bấy giờ là Konstantinos II (lên ngôi năm 1964 – thoái vị năm 1973). Con trai của ông, Thái tử Pavlos (sinh năm 1967) sẽ là người kế vị ngai vàng tiếp theo trên danh nghĩa. Theo Điều 45 của Hiến pháp Hy Lạp năm 1864, Thái tử kế vị sẽ là con trai trưởng của Đức vua đương nhiệm và là hậu duệ của Vua Georgios I của Hy Lạp.[1] Vị trí trong danh sách kế vị ngai vàng sẽ được sắp xếp theo chế độ ưu tiên quyền thừa kế cho người nam, nghĩa là các hậu duệ nam của Đức vua đương nhiệm sẽ được xếp đứng trước các hậu duệ nữ của Đức vua.
Danh sách kế vị ngai vàng
sửa- Vua Pavlos I (1901–1964)
- Vua Konstantinos II (sinh năm 1940)
- (1) Thái tử Pavlos (sinh năm 1967)
- (2) Vương tử Konstantinos Alexios (sinh năm 1998)
- (3) Vương tử Achileas-Andreas (sinh năm 2000)
- (4) Vương tử Odysseus-Kimon (sinh năm 2004)
- (5) Vương tử Aristidis-Stavros (sinh năm 2008)
- (6) Vương nữ Maria-Olympia (sinh năm 1996)
- (7) Vương tử Nikolaos (sinh năm 1969)
- (8) Hoàng tử Philippos (sinh năm 1986)
- (9) Vương nữ Theodora (sinh năm 1983)
- (1) Thái tử Pavlos (sinh năm 1967)
- (10) Vương nữ Eirini (sinh năm 1942)
- Vua Konstantinos II (sinh năm 1940)
Ghi chú
sửa- Sophia của Hy Lạp, Vương hậu Tây Ban Nha, chị gái của Vua Konstantinos II, đã từ bỏ quyền kế vị ngai vàng Hy Lạp năm 1962 khi bà kết hôn với Infante Juan Carlos của Tây Ban Nha.[2] Do đó, bà và hậu duệ của bà sẽ không còn được xếp vào danh sách kế vị ngai vàng Hy Lạp.
- Philippos của Hy Lạp và Đan Mạch, Vương tế Anh (lúc trước là thành viên của Vương thất Hy Lạp) đã từng được xếp vào danh sách kế vị ngai vàng Hy Lạp trước khi kết hôn với Nữ vương Elizabeth II của Anh.
- Michael của Hy Lạp và Đan Mạch đã bị loại khỏi danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Hy Lạp do cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối với thường dân Marina Karella.[3][4]
- Alexia của Hy Lạp và Đan Mạch đã bị loại khỏi danh sách vì theo đạo Công giáo.
Tham khảo
sửa- ^ (tiếng Pháp)British and Foreign State Papers. Volume 56. British Foreign Office. 1870. p.577.
- ^ Kerr, Stephen. “The Juridical Analysis of the Succession to the Headship of the Royal House of Bourbon Two Sicilies”. International Academy for the Promotion of Historical Studies. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2014.
- ^ "Prince Michael Weds Commoner", The New York Times, ngày 8 tháng 2 năm 1965, trang 3.
- ^ Willis, Daniel (1999). The Descendants of Louis XIII. Baltimore, MD: Clearfield Co. tr. 94, 762. ISBN 0-8063-4942-5.