Danh sách kế vị ngai vàng vương thất Hà Lan
bài viết danh sách Wikimedia
(Đổi hướng từ Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Hà Lan)
Từ những năm 1814 đến năm 1887 ngai vàng của Hà Lan chỉ được truyền cho con gái nếu Đức vua đương nhiệm không có con trai nối dõi theo chế độ ưu tiên quyền thừa kế thuộc về người nam. Năm 1922, Hiến pháp Hà Lan đã giới hạn lại danh sách kế vị ngai vàng chỉ còn bao gồm họ hàng ba đời của Đức vua đương nhiệm. Và từ năm 1983 đến nay, ngai vàng của Vương thất Hà Lan đã được truyền qua nhiều thế hệ theo chế độ ưu tiên người con trưởng kế vị không phân biệt giới tính.[1][2]
Danh sách kế vị ngai vàng
sửa* Nữ vương Juliana (1909–2004)
- Nữ vương Beatrix (sinh 1938)
- Quốc vương Willem-Alexander (sinh 1967)
- (1) Vương nữ Catharina-Amalia (sinh 2003)[1][3]
- (2) Vương nữ Alexia (sinh 2005)[1][4]
- (3) Vương nữ Ariane (sinh 2007)[1][5]
- (4) Vương tử Constantijn (sinh 1969)[1]
- (5) Nữ bá tước Eloise (sinh 2002)[1]
- (6) Bá tước Claus-Casimir (sinh 2004)[1]
- (7) Nữ bá tước Leonore (sinh 2006)[1]
- Quốc vương Willem-Alexander (sinh 1967)
- (8) Vương nữ Margriet (sinh 1943)
- Nữ vương Beatrix (sinh 1938)
Ghi chú
sửa- Con trai thứ của Nữ vương Beatrix là Friso của Hà Lan đã bị loại khỏi danh sách năm 2004 khi chính phủ bác bỏ đệ trình lên Quốc hội Hà Lan kế hoạch hôn nhân của ông với Mabel Martine Wisse Smit sau khi Thủ tướng phát hiện ra rằng Mabel trước đó từng có quan hệ qua lại với một ông trùm ma túy khi còn ở trường đại học. Do đó, cả hai người con của họ là Nữ Bá tước Luana và Nữ Bá tước Zaria của Oranje-Nassau đều không có quyền thừa kế ngai vàng.[6]
- Vương nữ Irene (em gái của Nữ vương Beatrix) đã từ bỏ quyền kế vị để có thể kết hôn với Carlos Hugo, Công tước xứ Parma - một tín đồ của Giáo hội Công giáo. Vương nữ Christina (em gái út của Nữ vương Beatrix) cũng đã từ bỏ quyền kế vị của mình để chuyển sang trở thành một tín đồ của Giáo hội Công giáo và kết hôn với Jorge Pérez y Guillermo.[7]
- Pieter-Christiaan của Oranje-Nassau và Floris của Oranje-Nassau (con của Vương nữ Margriet) đã bị loại khỏi danh sách kế vị do kết hôn vào năm 2005 mà không có sự cho phép của Quốc hội Hà Lan.
- Maurits của Oranje-Nassau và Bernhard của Oranje-Nassau (các con trai lớn của Vương nữ Margriet) và hậu duệ của họ sẽ không có quyền được kế vị ngai vàng do không thuộc họ hàng ba đời của Đức vua đương nhiệm. Khi Thái tử Willem-Alexander lên kế vị ngôi vua vào ngày 30 tháng 4 năm 2013, các con của dì ông sẽ mất quyền kế vị ngai vàng Vương thất Hà Lan. Nhưng nếu Vương nữ Margriet lên kế vị ngôi vua thì các con của bà lại có quyền kế vị ngai vàng như cũ.
Tham khảo
sửa- ^ a b c d e f g h (tiếng Anh)“Succession”. www.koninklijkhuis.nl. Vương thất Hà Lan. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2014.
Theo Hiến pháp, danh sách kế vị ngai vàng đã được giới hạn lại chỉ còn bao gồm họ hàng ba đời (theo Luật pháp Hà Lan) của Đức vua đương nhiệm. Điều này có nghĩa là Vương tôn Maurits và Vương tôn Bernhard sẽ không còn nằm trong danh sách kế vị ngai vàng Hà Lan. Trong khi đó, nếu Thân vương xứ Oranje trở thành Vua, danh sách kế vị ngai vàng Vương thất Hà Lan sẽ bắt đầu từ các hậu duệ của ông là Nữ Thân vương xứ Oranje, Vương nữ Alexia và Vương nữ Ariane. Các vị trí tiếp theo sẽ bao gồm Vương tử Constantijn, các hậu duệ của ông và cuối cùng là Vương nữ Margriet.
- ^ “The Constitution stipulates that the title to the throne is reserved to blood relatives of the monarch up to the third degree of consanguinity as defined in Dutch law. This means that Prince Maurits and Prince Bernhard will no longer be in the line of succession to the throne. When the Prince of Orange becomes King, the line of succession will start with his children: the Princess of Orange, Princess Alexia and Princess Ariane. Next in line will be Prince Constantijn, then his children and finally Princess Margriet”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “The Princess of Orange”. www.koninklijkhuis.nl. Dutch Royal Court. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2013.
Since the investiture of the King on 30 April 2013, Princess Catharina-Amalia has borne the title Princess of Orange. This title can only be held by the heir to the throne.
- ^ “Princess Alexia”. www.koninklijkhuis.nl. Dutch Royal Court. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2013.
Princess Alexia is second in line of succession to the throne.
- ^ “Princess Ariane”. www.koninklijkhuis.nl. Dutch Royal Court. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2013.
Princess Ariane is third in line of succession to the throne.
- ^ (tiếng Anh)Interview with Friso and Mabel Lưu trữ 2013-11-03 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Anh)Royal news february 2005 Lưu trữ 2013-11-03 tại Wayback Machine