Danh sách kế vị ngai vàng vương thất Bỉ
Tình đến năm 2014, có tất cả 14 người được liệt kê vào Danh sách kế vị ngai vàng vương thất Bỉ.
Quyền kế vị hợp pháp
sửaTừ năm 1991, Vương quốc Bỉ đã áp dụng luật kế vị mới với quyền thừa kế thuộc về các hậu duệ của Vua Albert II. Theo Luật Kế vị mới thì quyền kế vị sẽ ưu tiên cho con trưởng, bất kể người đó là công chúa hay hoàng tử. Những hậu duệ của các Quốc vương hay Thân vương trước đó chỉ có quyền kế vị nếu họ là con cháu dòng nam của Vua Leopold I. Điều này cũng có nghĩa là tất cả những công chúa Bỉ nào không là hậu duệ của Vua Albert II thì sẽ không có quyền kế vị ngai vàng. Thực tế thì các hoàng tử không là hậu duệ của Vua Albert II đều đã qua đời, cho nên, danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Bỉ bây giờ chỉ còn giới hạn các hậu duệ đời sau của Vua Albert II.[1]
Một người sẽ mất quyền kế vị ngôi vua nếu người đó kết hôn mà không có sự cho phép của Đức vua. Quyền kế vị hợp pháp có thể sẽ được Đức vua khôi phục trở lại nếu có sự đồng ý của Quốc hội.[2]
Theo Luật Kế vị lúc bấy giờ thì con gái duy nhất của Vua Albert II là Công chúa Astrid không có quyền kế vị ngai vàng. Vì vậy, năm 1984, bà đã kết hôn với Hoàng tử Lorenz của Austria-Este mà không quan tâm đến sự đồng ý của Quốc hội. Tuy nhiên, theo Luật Kế vị mới năm 1991, bà và các hậu duệ của mình hoàn toàn có quyền kế vị ngai vàng hoàng gia Bỉ.[2]
Danh sách kế vị ngai vàng
sửa- Vua Albert II (1927–2016)
- Vua Philippe (sinh năm 1960)[3]
- (1) Élisabeth của Bỉ (sinh năm 2001)[3]
- (2) Vương tử Gabriel (sinh năm 2003)[3]
- (3) Vương tử Emmanuel (sinh năm 2005)[3]
- (4) Vương nữ Eléonore (sinh năm 2008)[3]
- (5) Vương nữ Astrid, Đại vương công phu nhân của Áo-Este (sinh năm 1962)[4]
- (6) Hoàng tử Amedeo của Austria-Este (sinh năm 1986)[4]
- (7) Công chúa Maria Laura của Austria-Este (sinh năm 1988)[4]
- (8) Hoàng tử Joachim của Austria-Este (sinh năm 1991)[4]
- (9) Công chúa Luisa Maria của Austria-Este (sinh năm 1995)[4]
- (10) Công chúa Laetitia Maria của Austria-Este (sinh năm 2003)[4]
- (11) Hoàng tử Laurent (sinh năm 1963)[5]
- (12) Công chúa Louise (sinh năm 2004)[5]
- (13) Hoàng tử Nicolas (sinh năm 2005)[5]
- (14) Hoàng tử Aymeric (sinh năm 2005)[5]
- Vua Philippe (sinh năm 1960)[3]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “La Belgique, une monarchie constitutionnelle et héréditaire” (PDF). http://www.belgium.be/. Government of Belgium. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2013.
Depuis 1991, une femme peut donc être chef d’Etat en Belgique, à condition d’être une descendante directe de l’actuel Roi Albert II.
Liên kết ngoài trong|website=
(trợ giúp) - ^ a b (tiếng Anh)François Velde (ngày 2 tháng 12 năm 1999). “The Belgian Succession”. www.heraldica.org. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014.
- ^ a b c d e (tiếng Anh)“King Philippe”. The Belgian Monarchy. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014.
- ^ a b c d e f (tiếng Anh)“Princess Astrid”. The Belgian Monarchy. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014.
- ^ a b c d (tiếng Anh)“Prince Laurent”. The Belgian Monarchy. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014.