Danh sách hãn Sát Hợp Đài

bài viết danh sách Wikimedia

Dưới đây là danh sách các hãn của Hãn Quốc Sát Hợp Đài từ khi Sát Hợp Đài được thừa hưởng các vùng đất cai trị cho đến khi bị người Chuẩn Cát Nhĩ và chư hầu của họ tiêu diệt năm 1687. Quyền lực của người Sát Hợp Đài thay đổi liên tục; ngay từ đầu thì hãn quốc đã là một trong những nhà nước Mông Cổ yếu nhất, một vài trong số các hãn được dựng lên bởi những nhà chinh phạt xung quanh như Hải Đô hoặc Thiếp Mộc Nhi.

Lưu ý: Danh sách này không liệt kê đầy đủ do một số nhà nước kế nhiệm Hãn quốc Sát Hợp Đài quá nhỏ và không thực sự quan trọng.

Hãn Sát Hợp Đài

sửa
Hãn
(Sinh – mất)
Thời gian cai trị
 
Sát Hợp Đài
جغتای
(22 tháng 12 năm 1183 – 1 tháng 7 năm 1242)
18 tháng 8 năm 1227 – Trước 1 tháng 7 năm 1242
Hà Lạt Húc Liệt
قارا ہلاکو
(? – 1252)
1 tháng 7 năm 1242 – 1246
Dã Tốc Mông Kha
یہسو مونکو
(? – 1252)
1246 – 1252
Hà Lạt Húc Liệt (lần 2)
قارا ہلاکو
(? – 1252)
1252
Mubarak Shah
مبارک شاه
Mẹ là Ô Lỗ Hốt Nãi nhiếp chính trong thời gian ông trị vì
(? – 1272)
1252 – 1260
 
A Lỗ Hốt
الغو
(? – 1252)
1260 – 1265
Mubarak Shah (lần 2)
مبارک شاه
(? – 1272)
1265
Bát Lạt[a]
یہسو مونکو
(? – 1271)
1266 – 1270/1271
Hải Đô và con ông là Sát Bát Nhi cai trị với tư cách là các hãn trên thực tế của Hãn quốc Sát Hợp Đài từ 1270/1271 đến 1314. Các hãn Sát Hợp Đài trong thời kỳ này đều do họ dựng lên nhưng vẫn có những cuộc nổi loạn từ những hãn này nhằm cố gắng thoát ra khỏi sự kiểm soát của hai cha con Hải Đô.
Niếp Cổ Bá
نہگوبائی
Dưới quyền Hải Đô
(? – 1271/1272)
1270/1271 – 1271/1272
Bất Cáp Thiếp Mộc Nhi
بغا تیمور بن قداقچی
Dưới quyền Hải Đô
(? – 1282)
1271/1272 – 1282
Đô Oa
دووا
Dưới quyền Hải ĐôSát Bát Nhi
(? – 1307)
1282 – 1306
Các hãn Sát Hợp Đài khôi phục lại quyền cai trị tự chủ.
Đô Oa
دووا
(? – 1307)
1306 – 1307
Khoan Đồ
کونچہک
(? – 1308)
1307 – 1308
Tháp Lý Hốt
تالقو بن قداقچی
(? – 1309)
1308 – 1309
Khiếp Biệt
قبق بن دووا
(? – 1325/1326)
1309 – 1310
Dã Tiên Bất Hoa I
ایشان بغا
(? – 1319)
1310 – 1318/1319
Khiếp Biệt (lần 2)
قبق بن دووا
(? – 1325/1326)
1318/1319 – 1325/1326
Yên Chỉ Cát Đài
?
(? – 1329)
1325/1326 – 1329
Đốc Lai Thiếp Mộc Nhi
دووا تیمور
(? – 1330)
1329 – 1330
Đáp Nhi Ma Thất Lý[b]
دووا تیمور
(? – 1334)
1330 – 1334
Bất Tán
بوزان
(? – 1334)
1334
Sưởng Thất
چانگشی
(? – 1338)
1335 – 1338
Dã Tôn Thiếp Mộc Nhi
یسون تیمور
(? – 1342?)
1338 – 1342
Ali Sultan
علی سلطان
(? – 1342?)
1342
Muhammad I ibn Pulad
محمد ابن پلاد
(? – 1343)
1342 – 1343
Hợp Tán
محمد ابن پلاد
(? – 1346)
1343 – 1346
Cái chết của Hợp Tán đánh dấu sự kết thúc quyền lực trên thực tế của các hãn Sát Hợp Đài cùng với tước hiệu ulus; các hãn sau này chỉ cai trị hãn quốc trên danh nghĩa. Gia Tư Hãn tự xưng tước vị Amir và để hợp pháp hóa tước vị này thì ông trao tước hiệu hãn của Hãn quốc Sát Hợp Đài cho nhánh hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn do chính ông này chọn ra.
Đáp Thất Man Sát
دانشمندجی
Dưới quyền Gia Tư Hãn
(? – 1348)
1346 – 1348
Dưới quyền Amir Gia Tư Hãn, Hãn quốc Sát Hợp Đài dẫn biến thành một liên minh lỏng lẻo giữa các bộ lạc với nhau. Điều này dẫn đến sự phân chia hãn quốc thành hai nửa là Tây Sát Hợp Đài Hãn quốc và Đông Sát Hợp Đài Hãn quốc (còn được biết đến với cái tên Monghulistan) dưới quyền Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi.
  1. ^ Ông lấy tên là Ghiyas-ud-din sau khi cải sang đạo Hồi .
  2. ^ Ông lấy tên là Ala-ad-din sau khi cải sang đạo Hồi.

Hãn Tây Sát Hợp Đài và Đông Sát Hợp Đài (Monghulistan)

sửa
Tây Sát Hợp Đài Đông Sát Hợp Đài (Monghulistan)
Bái Diên Hốt Lý
بیان قلی
Dưới quyền Gia Tư Hãn và con trai ông này là Abdullah
1348 – 1358
Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi
تغلق تیمور
1347 – 1360
Thiếp Mộc Nhi Sa
بیان قلی
Dưới quyền Abdullah
1358
Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi
تغلق تیمور
Các bộ lạc Sát Hợp Đài nổi dậy chống lại Abdullah buộc người đứng đầu tộc Qara'unas phải rút lui, tuy nhiên liên minh giữa người Suldus dưới quyền Bố Diên Tô Nhĩ Đỗ Tư và người Barlas dưới quyền Hajji Beg tan rã, khiến Sát Hợp Đài rơi vào tình trạng vô chủ. Khoảng trống quyền lực này cho phép Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi tiến vào cai trị Tây Sát Hợp Đài mà không gặp quá nhiều sự phản kháng, ngoại trừ sự phản kháng của Hajii Bay khi ông này cố gắng chạy trốn khỏi Sát Hợp Đài.. Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi sau đó chọn Thiếp Mộc Nhi làm thủ lĩnh tộc Barlas và quay trở về kinh đô. Tuy vậy ông lại quay trở về vào năm sau nhằm loại bỏ hầu hết các Amir và củng cố quyền lực của mình trên các vùng lãnh thổ vừa mới chiếm được (ý chỉ Tây Sát Hợp Đài). Ông cho xử tử nhiều Amir, bao gồm cả Amir BayazidBố Diên Tô Nhĩ Đỗ Tư. Con của AbdullahAmir Husayn trở thành vị Thủ lĩnh mới của bộ lạc Qara'unas. Ông này sau đó nổi dậy chống lại hãn nhưng không thành công, tuy nhiên Husayn vẫn có thể trở về nước bất chấp việc vị hãn của Sát Hợp Đài vẫn còn sống. Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi bổ nhiệm con của mình là Ilyas Khoja làm phó hãn Sát Hợp Đài trước khi rời khỏi thủ đô của hãn quốc. Sự cai trị tàn bạo của người Moghuls lên khu vực gây nên sự bất bình đối với các bộ tộc khác, gồm cả Amir Husayn của tộc Qara'unasThiếp Mộc Nhi của tộc Barlas. Họ liên minh với nhau và sau đó đánh bại với liên quân của Ilyas Khoja cùng với các bộ tộc trung thành với ông này. Không lâu sau đó thì Thốc Hốt Lỗ Thiếp Mộc Nhi mất và Ilyas Khoja quay trở về cai trị vùng Monghulistan. Liên minh bộ lạc mới này sau đó chọn Adil-Sultan làm hãn trên danh nghĩa của Hãn quốc Tây Sát Hợp Đài.
1361 – 1363
Adil-Sultan
عادل سلطان
Dưới quyền Liên minh bộ tộc của Amir Husayn và Amir Thiếp Mộc Nhi
1363
Ilyas Khoja
الیاس خوجہ
1363 – 1368
Khabul Shah
خابول شاہ
Dưới quyền của Amir Husayn
1364 – 1370
 
Qamar-ud-din Khan Dughlat
قمر الدین خان دغلت
Tiếm ngôi
1368 – 1392
Thích Ô Nhân Hải Mê Thất
?
Dưới quyền của Amir Thiếp Mộc Nhi
1370 – 1388
Sultan Mahmud Khan
سلطان محمود خان
Dưới quyền của Amir Thiếp Mộc Nhi. Cái chết của ông đánh dấu sự kết thúc của nhánh Sát Hợp Đài ở Transoxiana, những người từ lâu đã là các lãnh tụ bù nhìn, kéo théo đó là sự trỗi dậy của nhà Timur.
1388 – 1402
Khizr Khoja
خضر خوجہ
1389 – 1399

Hãn Monghulistan[a]

sửa
Hãn
(Sinh – mất)
Thời gian cai trị
Shams-i-Jahan
شمس جہان
(? – 1408)
1399 – 1408
Muhammad Khan
محمد خان
(? – 1415)
1408 – 1415
Naqsh-i-Jahan
نقش جہان
(? – 1418)
1415 – 1418
Uwais Khan (lần 1)
نقش جہان
(? – 1429)
1418 – 1421
Sher Muhammad
شیر محمد
(? – 1425)
1421 – 1425
Uwais Khan (lần 2)
نقش جہان
(? – 1429)
1425 – 1429
Satuq Khan
ستوق خان
(? – 1434)
1429 – 1434
Dã Tiên Bất Hoa II
ایشان بغا ثانی
(? – 1438)
1429 – 1462
Monghulistan bị phân chia thành 2 nửa ĐôngTây Monghulistan.
  1. ^ Danh sách này tiếp nối phần danh sách các hãn Đông Sát Hợp Đài đã được liệt kê ở bên trên.

Hãn Đông và Tây Monghulistan

sửa
Tây Monghulistan Đông Monghulistan
Yunus Khan (Vũ Nô Tư)
یونس خان
1456/1462 – 1469
Dost Muhammad Khan
دوست محمد خان
1462 – 1468/9
Kebek Sultan
قبق سلطان
1469
Yunus Khan (Vũ Nô Tư)
یونس خان
1469 – 1482
Mahmud Khan
محمود خان
1487 – 1508
Ahmad Alaq
احمد الاچ
1487 – 1503
Mansur Khan
منصور خان
1503 – 1508
Mansur Khan
منصور خان
1508 – 1514
Sultan Sa'id Khan
سلطان سعید خان
1514 – 1533
Mansur Khan
منصور خان
1514 – 1534
Abdur-Rashid Khan[a]
عبد الرشید خان
1533 – 1560
Shah Khan
شاہ خان
1543 – 1560/1565/1570
Abdur-Rashid Khan (Yarkand)
عبد الکریم خان
1560 – 1591
Abul Muhammad Khan (Thổ Lỗ)
ابوالمحمد خان
1570
Sufi Khan (Thổ Lỗ)
خان صُوفِيّ‎
1570
Muhammad Sultan (Yarkand)[b]
عبد الرشید خان
1592 – 1609
Shudja ad Din Ahmad Khan (Yarkand)
شجاع الدین احمد خان
1609 – 1618
Sultan Sa'id Khan sau khi đánh bại Mirza Abu Bakr Dughlat đã thành lập nên liên minh 6 thành phố hay còn được biết đến với tên gọi là Altishaher, một liên minh thu nhỏ hơn nhiều của nhà nước Tây Moghulistan. Thời bấy giờ thì nửa phía Tây Mongulistan còn được gọi với cái tên khác là Kashgar trong khi nửa phía Đông còn được gọi là Hồi Hột. Trong thời kỳ cai trị của Abdur-Rashid Khan thì một học giả người Sufi thuộc tộc NaqshbandiAhmad Kasani (1462–1542), được biết với đến với biệt hiệu Makhdum-i-Azam (Đại Thủ lĩnh), đặt chân tới Khách Thập trong chuyến hành trình từ Samarkand. Con cháu của ông, còn được biết đến là các Makhdum Zadas và mang danh hiệu "Khoja", sẽ đóng một vai trò quan trọng trong vòng 4 thế kỷ kế tiếp. Con trưởng của MakhdumMuhammad Amin, còn được biết đến với cái tên Khoja Kalon (m. 1598) là người sáng lập nên nhánh Sufi Ishkiyya của Nakshbandi Khojagan, con của ông là Muhammad Yūsuf (m. 1653) đặt chân đến Kashgar và được Abdullah Khan phép đi đến quê hương của vợ ông là Bashkerim vào năm 1638. Con của Nuhannad Yusuf là Khoja Hidayatullah hay còn được biết với cái tên phổ bến hơn là Afaq Khoja cùng với đệ tử của ông, những người được gọi là Aq Taghliks, hay còn được gọi với cái tên khác là "Bạch Sơn" (do họ nằm gần vùng núi Thiên Sơn). Con thứ hai của MakhdumMuhammad Ishaq Wali (m.1594) tìm ra giáo phái Ishaqiya Sufi của vùng Nakshbandi Khojagan cùng với những người ủng hộ mình tại Yarkand. Nhóm người này được biết đến với cái tên Qara Taghliks, tức "Hắc Sơn", nằm gần các dãy núi như Pamir, Karakoram hay Côn Lôn. Lúc này vùng Kashgar bị chia ra làm các thị quốc nhỏ hơn, với các Khoja đối địch nhau sau năm 1570.
  1. ^ Là Hãn của xứ Aksu trong các năm 1521–1533.
  2. ^ Là Hãn xứ Turpan những năm 1588–1591.

Hậu duệ Said Khan tại Hãn quốc Yarkent[a]

sửa
Hãn
(Sinh – mất)
Thời gian cai trị Ghi chú
Kuraysh Sultan
(? – 1619)
1618/1619 Con của Yunus Sultan, cháu của Abdurashid Khan, chỉ cai trị 9 ngày trước khi bị giết. (?)
Abd al-Latif Afak Khan
(1605 – 1631)
1618/1619 – 1630/1631 Con trai thứ hai của Shudja ad-Din Ahmad Khan. Cai trị khi chi mới 13 tuổi.
Sultan Ahmad Pulat Khan
(? – 1638/1639/1640)
1630/1631 – 1633/1632 Con trưởng của Timur Sultan.
Mahmud Qilich Sultan Khan
(? – 1635/1636)
1633 – 1635/1636 Con tri thứ hai của Timur Sultan, bị hạ độc năm 1636 bởi thủ lĩnh phe Kara Taghlik là Khoja Yahiya.
Sultan Ahmad Pulat Khan
(? – 1638/1639/1640)
1635/1636 – 1639/1638 Con trưởng của Timur Sultan. Phục vị nhờ thủ lĩnh phe Kara Taghlik là Khoja Yahiya, người sau này được giao quản lý làng Guma gần Khotan ngày nay. Thoái vị năm 1638/1639 theo ý định của các emir vùng Kashgar và Yarkand để nhường ngôi cho Abdullah Khan. Khoảng 1 – 2 năm sau thì ông mất
Abdullah Khan
(? – 30 tháng 10 năm 1675?)
1638/1639 – 1669[b] Con cả của Abduraim Khan, tức cháu của Abdur-Rashid Khan. Bị trục xuất bởi các thủ lĩnh người Kashgar Yarkand năm 1669. Sông lưu vong, mất và chôn cất tại Ấn Độ.
Nur ad-Din Sultan
(? – 1668)
1667 – 1668[c] Con út của Abdullah Khan. Cai trị 1 năm nhờ sự giúp sức của các Kara Yanchuks, các nhóm lính đánh thuê của người Chuẩn Cát Nhĩngười Kyrgyz. Mất do uống rượu quá nhiều.
Ismail Khan
(? – 1680)
1667/1669[d] Con trai thứ 5 của Abduraim Khan, tức cháu của Abdurashid Khan. Là người thuộc giáo phái Kara Taghlik. Tuyên bố là hãn ở Asku năm 1669 sau khi Abdullah Khan chạy trốn đền Ấn Độ.
YuIbars Khan
(? – 1668/1670)
1668/1669 – 1668/1670[e] Con cả Abdullah Khan. , là đệ tử thuộc giáo phái Ak Taghlik. Bị giết năm 1668/1670 bởi Erka Bek theo phe người Chuẩn Cát Nhĩ
Abd al Latif Sultan
(? – 1670)
1670 Con của Yulbars Khan, lên ngôi nhờ sự giứp sức từ phe Ak Taghliks. Bọ giết năm 1670 bởi người của phe Kara Taghliks cùng với các người con của ông.
Ismail Khan
(? – 1680)
2 tháng 4 năm 1670 – 1680 Phục vị bởi người của phe Kara Taghliks. Trục xuất Appak Khoja và con của ông này là Yahia Khoja không lâu sau khi ông lên ngôi. Năm 1678, ông bị người Chuẩn Cát Nhĩ bắt giữ và mất gần thung lũng sông Ili vào năm 1680.
Abd ar-Rashid Khan II
(Thế kỷ 17)
1678/1680 – 1682[f] Con cả của Sultan Said Baba Khan, được dựng lên bởi người Chuẩn Cát Nhĩ. Bị Appak Khoja lật đổ vào năm 1682. Sống lưu vong và mất tại nhà Thanh.
Muhammad Imin Khan
(? – 1692)
1682 – 1692[g] Con thứ của Sultan Said Baba Khan. Trở về từ Turpan và trở thành hãn Yarkent khi anh cả bị lật đổ. Mất trong trận chiến với Appak Khoja.
Appak Khoja
(? – 1694)
1692 – 1694 Trở thành Hãn xứ Yarkand và Kashgar sau cái chết của Muhammad Imin Khan. Trục xuất thủ lĩnh phe Kara Taghlik là Khoja Daniyal tới Kashmir.
Yahiya Khoja
(? – 1695)
1692 – 1695[h] Trở thành hãn bởi Appak Khoja. Bị giết bởi Hanim Padsha năm 1695.
Hanim Padsha
(? – 1695)
1695 Chị của Muhammad Imin Khan. Giết Yahiya Khoja năm 1695 và mất cũng trong cùng năm này.
Muhammad Mumin Khan
(? – 1700/1705)
1695/1700 – 1700/1705 Con út của Sultan Said Baba Khan, chắt nội của Abdurashid Khan. Đệ tử phái Kara Taghliks và cho gọi thủ lĩnh phe này là Khoja Daniyal từ Kashmir nhằm chống phe Ak Taghliks và người Chuẩn Cát Nhĩ. Chạy trốn tới Ấn Độ và sống nương náu trong triều đình của Aurangzeb.
Phần còn lại của Hãn quốc nhanh chóng bị chia thành hai phe phái đối địch nhau: Khojas- Ak Taghliks thân Chuẩn Cát Nhĩ kiểm soát xứ Kashgar và đưa Ahmad Khoja, con của Yahiya Khoja, lên trở thành Hãn; Kara Taghliks thì kiểm soát xứ Yarkand và đưa Khoja Daniyal lên làm Hãn. Điều này khiến cho Hãn quốc Yarkent rơi vào một cuộc nội chiến giữa các hãn xứ Kashgar và Yarkand.

Từ năm 1713 trở đi, các hãn Yarkant cai trị Altishar (liên minh 6 thành phố) trở nên phụ thuộc vào Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ dưới sự trị vì của Tsewang Rabtan và phải thường xuyên phải nộp triều cống bằng tiền mặt. Năm 1752, Altishar khôi phục được độc lập cho mình sau cuộc nổi dậy chống lại người Chuẩn Cát Nhĩ dưới sự lãnh đạo của Khoja Yusup, con của Khoja Daniyal và là thủ lĩnh phe Kara Taghlik. Năm 1755, các con của Ahmad Khoja (con của Appak Khoja) được người Thanh giải cứu khỏi tay người Chuẩn Cát Nhĩ gần thung lũng sông Ili. Sau đó, họ được đưa về Altishar nhằm đưa liên minh này nằm dưới tay của nhà Thanh. Sau đó thì một cuộc nội chiến khốc liệt lại tiếp tục diễn ra với thắng lợi cho phe Kara Taghliks vào năm 1756 và hãn quốc đã bất phục tùng nhà Thanh. 3 năm sau đó hãn quốc bị chinh phục bởi nhà Thanh và được họ tái tổ chức lại thành tỉnh Nam Lộ (phân biệt với tỉnh Bắc Lộ được thành lập vào năm 1765 bởi nhà Thanh trên lãnh thổ của Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ cũ) vào năm 1760.

  1. ^ Danh sách này tiếp nối danh sách hãn Tây Mongulistan ở phía trên
  2. ^ Là Hãn xứ Turpan trong các năm 1634/5–1638/9
  3. ^ Là Hãn xứ Asku trong các năm 1649–1667.
  4. ^ Là hãn xứ Chalish trong các năm 1666–1669, còn với xứ Asku là các năm 1669–1670.
  5. ^ Hãn xứ Kashgar các năm 1638–1667.
  6. ^ Hãn xứ Turpan các năm 1680–1682.
  7. ^ Hãn xứ Turpan các năm 1682–1690.
  8. ^ Là hãn xứ Kashgar các năm 1682–1690.

Hậu duệ Mansur Khan tại Hồi Hột[a]

sửa
Hãn
(Sinh – mất)
Thời gian cai trị Ghi chú
Koraish Sultan
(? – 1592)
1570 – 1588[b] Con của Abdurashid Khan. Sống lưu vong ở Ấn Độ cho đến lúc mất.
Muhammad Sultan
(1538 – 1610)
1592 – 1610[c] Con trai thứ 5 của Abdurashid Khan.
Abduraim Khan
(?)
1591 – 1636 Con út của Abdurashid Khan.
Muhammad Khashim Sultan
(?)
1608 – 1610 Con của Khudabende Sultan, tức cháu của Koraish Sultan.
Abdullah Khan
(?)
1636 – 1638[d] Con cả của Abduraim Khan.
Abu'l Muhammad Khan
(?)
1636 – 1653 Con của Abduraim Khan.
Sultan Said Baba Khan
(? – 1680)
1653[e] Con thứ 4 của Abduraim Khan.
Ibrahim Sultan
(?)
1653 – 1655[f] Con của Abduraim Khan.
Sultan Said Baba Khan (Tái lập)
(? – 1680)
1655 – 1680
Abd ar-Rashid Khan II
(? – 1678)
1680 – 1682[g] Con cả của Sultan Said Baba Khan.
Muhammad Imin Khan
(? – 1692)
1682 – 1690 Con thứ hai của Sultan Said Baba Khan.
Hãn quốc sau đó bị nhập bởi hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ, nền quân chủ sau này vẫn tồn tại với tư cách là người cai trị Hãn quốc bán tự trị mang tên Cáp Mật cho đến năm 1930, khi thành viên cuối cùng của nhà Bột Nhĩ Chỉ CânMaqsud Shah mất.
  1. ^ Danh sách này tiếp nối danh sách hãn Đông Mongulistan ở phía trên
  2. ^ Hãn xứ Khotan các năm 1533–1588 và xứ Chalish các năm 1570–1588.
  3. ^ Là Hãn xứ Kashgaria các năm 1591–1610.
  4. ^ Là Hãn các xứ Chalish và Kashgaria trong các năm 1638 – 1669.
  5. ^ Là Hãn xứ Kumul các năm 1636 – 1653.
  6. ^ Là Hãn xứ Khotan các năm 1638 – 1653.
  7. ^ Là Hãn xứ Chalish các năm 1678–1680.

Nguồn

sửa
  • Godrich, L. Carrington; Fang, Chaoying biên tập (1976). “Ḥājjī 'Ali”. Dictionary of Ming Biography, 1368–1644. I (A-L). Columbia University Press. tr. 479–480. ISBN 0-231-03801-1.
  • Kutlukov M About foundation of Yarkent Khanate (1465–1759), "Pan" publishing house. Almata, 1990.
  • Shah Mahmud Churas Chronicles (written in 1670 in Yarkand in 118 chapters) Translation and research by Akimushkin O.F. Publishing house of eastern literature "Nauka". Moscow, 1976.