Danh sách cuộc chiến tranh liên quan đến Việt Nam
Đây là danh sách các cuộc chiến tranh liên quan Việt Nam bao gồm có sự tham gia của Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Trong danh sách này, ngoài những cuộc kháng chiến chống xâm lược và chủ động tấn công, còn có bảng thống kê tất cả những cuộc tranh quyền đoạt vị trong nội bộ hoàng thất, những cuộc khởi nghĩa nông dân, những cuộc hỗn chiến giữa các phe phái tướng lĩnh quan lại, giữa những tập đoàn quân phiệt cát cứ và các lãnh chúa địa phương.
Chú thích màu:
- Đỏ: liên quan đến Trung Quốc
- Vàng: liên quan đến Chăm Pa
- Cam: liên quan đến Mông Cổ
- Xanh lơ: liên quan đến Lào
- Xanh lá đậm: liên quan đến Thái Lan
- Xanh lá nhạt: liên quan đến Campuchia
- Xanh dương đậm: liên quan đến Pháp và đồng minh
- Xanh dương nhạt: liên quan đến Hoa Kỳ và đồng minh
- Hồng: liên quan đến Nhật Bản và đồng minh
- Nâu: nội chiến
- Trắng: nổi loạn nội bộ, tranh chấp ngôi vị
- Xám: bị lôi vào cuộc chiến khi đang là thuộc quốc/thuộc địa của quốc gia khác
- Tím: liên quan đến quốc gia hoặc lực lượng khác với các quốc gia hoặc lực lượng kể trên
Thời kỳ sơ khởi
sửaXung đột | Hùng Vương | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Lạc Việt-Âu Việt (Thế kỷ 3 TCN, khoảng 258 TCN - 257 TCN) |
Văn Lang (Lạc Việt) thời Hùng Vương | Âu Việt của Thục Phán | Thay đổi lãnh thổ và triều đại |
Xung đột | Nhà Thục | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Bách Việt-Tần (221 TCN - 214 TCN) |
Các bộ tộc Bách Việt: | Nhà Tần | Thay đổi lãnh thổ |
Chiến tranh Âu Lạc-Nam Việt (207 TCN hoặc 179 TCN) |
Âu Lạc thời Nhà Thục | Nam Việt của Triệu Đà | Thất bại |
Xung đột | Nhà Triệu | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Nam Việt-Hán (111 TCN) |
Nam Việt thời Nhà Triệu | Nhà Hán (Tây Hán) | Thất bại
|
Thời kỳ Bắc thuộc lần 1, 2 và 3
sửaXung đột | Giao Chỉ | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Nổi dậy Tây Vu Vương (111 TCN) |
Lực lượng Tây Vu Vương ở Quận Giao Chỉ và Quận Cửu Chân | Nhà Hán (Tây Hán) | Thất bại
|
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40) |
Lực lượng Hai Bà Trưng ở Quận Giao Chỉ | Nhà Hán (Đông Hán) | Chiến thắng
|
Trưng Vương (40 - 43)
sửaXung đột | Trưng Vương | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Lĩnh Nam-Hán (42 - 43) |
Lĩnh Nam thời Trưng Vương | Nhà Hán (Đông Hán) | Thất bại
|
Bắc thuộc lần 2 (43 - 541)
sửaXung đột | Giao Chỉ Giao Châu |
Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Khởi nghĩa Chu Đạt (157 - 160) |
Lực lượng Chu Đạt ở Quận Cửu Chân | Nhà Hán (Đông Hán) | Thất bại
|
Khởi nghĩa Lương Long (178 - 181) |
Lực lượng Lương Long ở Quận Giao Chỉ, Quận Cửu Chân, Quận Nhật Nam và Quận Hợp Phố | Nhà Hán (Đông Hán) | Thất bại
|
Khởi nghĩa Khu Liên (192) |
Lực lượng Khu Liên ở Quận Tượng Lâm | Nhà Hán (Đông Hán) | Chiến thắng |
Khởi nghĩa Bà Triệu (248) |
Lực lượng Bà Triệu ở Giao Châu | Đông Ngô | Thất bại |
Chiến dịch Giao-Quảng (268 - 271) |
Đông Ngô | Nhà Tấn (Tây Tấn) | Đông Ngô chiến thắng |
Khởi nghĩa Triệu Chỉ (299) |
Lực lượng Triệu Chỉ ở Quận Cửu Chân | Nhà Tấn (Tây Tấn) | Thất bại
|
Nổi loạn Lương Thạc (317 - 323) |
Lực lượng Lương Thạc ở Giao Châu | Nhà Tấn (Đông Tấn) | Thất bại
|
Xung đột Tấn-Lâm Ấp lần 1 (351 - 359) |
Nhà Tấn (Đông Tấn) | Lâm Ấp | Nhà Tấn chiến thắng
|
Xung đột Tấn-Lâm Ấp lần 2 (399) |
Nhà Tấn (Đông Tấn) | Lâm Ấp | Nhà Tấn chiến thắng
|
Xung đột Tấn-Lâm Ấp lần 3 (413 - 415) |
Nhà Tấn (Đông Tấn) | Lâm Ấp | Nhà Tấn chiến thắng
|
Xung đột Lưu Tống-Lâm Ấp (445 - 446) |
Nhà Lưu Tống | Lâm Ấp | Nhà Lưu Tống chiến thắng
|
Nổi loạn Lý Trường Nhân (468) |
Lực lượng Lý Trường Nhân ở Giao Châu | Nhà Lưu Tống | Chiến thắng
|
Khởi nghĩa Lý Bí (541 - 542) |
Lực lượng Lý Bí ở Giao Châu | Nhà Lương | Chiến thắng
|
Nhà Tiền Lý (544 - 602)
sửaXung đột | Nhà Tiền Lý | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Vạn Xuân-Lâm Ấp (543) |
Vạn Xuân thời Nhà Tiền Lý | Lâm Ấp | Chiến thắng
|
Chiến tranh Vạn Xuân-Lương (545 - 550) |
Vạn Xuân thời Nhà Tiền Lý | Nhà Lương | Chiến thắng
|
Chiến tranh Vạn Xuân-Dã Năng (557 - 571) |
Lực lượng Triệu Quang Phục ở Vạn Xuân | Lực lượng Lý Phật Tử ở Dã Năng | Thay đổi lãnh thổ và ngôi vị
|
Chiến tranh Vạn Xuân-Tùy (602) |
Vạn Xuân thời Nhà Tiền Lý | Nhà Tùy | Thất bại
|
Bắc thuộc lần 3 (602 - 905)
sửaThời kỳ tự chủ
sửaXung đột | Họ Khúc Họ Dương |
Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Tĩnh Hải-Nam Hán lần 1 (930) |
Tĩnh Hải quân thời Họ Khúc | Nhà Nam Hán | Thất bại
|
Nổi dậy Dương Đình Nghệ (931) |
Lực lượng Dương Đình Nghệ tại Tĩnh Hải quân | Nhà Nam Hán | Chiến thắng
|
Chiến tranh Tĩnh Hải-Nam Hán lần 2 (938) (Trận Bạch Đằng) |
Lực lượng Ngô Quyền tại Tĩnh Hải quân | Nhà Nam Hán Lực lượng Kiều Công Tiễn |
Chiến thắng |
Thời kỳ quân chủ độc lập
sửaXung đột | Nhà Ngô | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Loạn Dương Tam Kha (944 - 950) |
Lực lượng Ngô Xương Ngập sau có thêm Ngô Xương Văn | Lực lượng Dương Tam Kha | Chiến thắng
|
Loạn 12 sứ quân (965 - 968) |
12 sứ quân | Lực lượng Đinh Bộ Lĩnh | Thay đổi triều đại
|
Xung đột | Nhà Đinh | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Tranh chấp ngôi vị thời Đinh (979) |
Lực lượng Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp | Lực lượng Lê Hoàn | Thay đổi triều đại
|
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
sửaXung đột | Nhà Tiền Lê | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Tống (981) |
Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành | Nhà Tống | Chiến thắng
|
Chiến tranh Đại Cồ Việt-Chiêm Thành lần 1 (982) |
Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành | Chiêm Thành | Chiến thắng
|
Xung đột biên giới Đại Cồ Việt - Đại Tống (995) | Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành | Nhà Tống | Chiến thắng
|
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 1 (1005) |
Lực lượng Thái tử Lê Long Việt | Lực lượng Lê Long Tích | Xác lập ngôi vị
|
Tranh chấp ngôi vị thời Tiền Lê lần 2 (1005) |
Lực lượng Lê Long Đĩnh | Lực lượng Lê Long Cân, Lê Long Kính, Lê Long Đinh | Xác lập ngôi vị
|
Xung đột | Nhà Hồ | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Đại Ngu-Chiêm Thành lần 1 (1400) | Đại Ngu thời Hồ Quý Ly | Chiêm Thành | Thất bại
|
Chiến tranh Đại Ngu-Chiêm Thành lần 2 (1402) | Đại Ngu thời Nhà Hồ | Chiêm Thành | Chiến thắng
|
Chiến tranh Đại Ngu-Chiêm Thành lần 3 (1403) |
Đại Ngu thời Nhà Hồ | Chiêm Thành | Thất bại
|
Chiến tranh Đại Ngu-Chiêm Thành lần 4 (1407) |
Đại Ngu thời Nhà Hồ | Chiêm Thành | Thất bại
|
Chiến tranh Đại Ngu-Minh (1406 - 1407) |
Đại Ngu thời Nhà Hồ | Nhà Minh Chiêm Thành |
Thất bại
|
Thời kỳ Bắc thuộc lần 4
sửaBắc thuộc lần 4 (1407 - 1427)
sửaXung đột | Giao Chỉ | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Khởi nghĩa Nhà Hậu Trần (1407 - 1414) |
Lực lượng Hậu Trần tại Giao Chỉ | Nhà Minh | Thất bại
|
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) |
Lực lượng Lam Sơn tại Giao Chỉ | Chiến thắng
|
Thời kỳ quân chủ trung hưng
sửaNhà Hậu Lê - giai đoạn Lê sơ (1428 - 1527)
sửaTrong giai đoạn này, ở Việt Nam xuất hiện 3 Triều đại bao gồm: Nhà Mạc (1527 - 1677), Nhà Lê trung hưng (1533 - 1789) và Nhà Tây Sơn (1778 - 1802). Ngoài ra còn có 3 tập đoàn quân phiệt cát cứ gồm: Chúa Trịnh (1545-1787), Chúa Nguyễn (1558-1802) và Chúa Bầu (1527-1699).
Xung đột | Nhà Mạc | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Lê-Mạc lần 1 (1533 - 1592) |
Bắc triều thời Nhà Mạc | Nam triều thời Nhà Lê trung hưng Chúa Trịnh Chúa Nguyễn Chúa Bầu |
Thay đổi triều đại
|
Tranh chấp ngôi vị thời Mạc (1546 - 1547) |
Lực lượng Mạc Phúc Nguyên | Lực lượng Mạc Chính Trung | Xác lập ngôi vị
|
Nhà Hậu Lê - giai đoạn Lê trung hưng (1533 - 1789)
sửaXung đột | Nhà Hậu Lê | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Chiến tranh Lê-Mạc lần 2 (1592 - 1677) |
|
Nhà Mạc ở Cao Bằng Chúa Bầu (từ 1594) |
Chiến thắng
|
Chúa Trịnh - Đàng Ngoài (1545 - 1787)
sửaXung đột | Chúa Trịnh | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Loạn Chúa Bầu (1594 - 1699) |
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh | Chúa Bầu | Chiến thắng
|
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) |
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh | Lực lượng Hoàng Công Chất | Chiến thắng
|
Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1740 - 1770) |
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh | Lực lượng Lê Duy Mật | Chiến thắng
|
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1743 - 1751) |
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh | Lực lượng Nguyễn Hữu Cầu | Chiến thắng
|
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1744 - 1751) |
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh | Lực lượng Nguyễn Danh Phương | Chiến thắng
|
Chiến tranh Đại Việt-Luang Phrabang (1749) |
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh | Luang Phrabang | Thất bại
|
Nạn kiêu binh (1782 - 1786) |
Đàng Ngoài thời Chúa Trịnh | Lính tam phủ Xứ Thanh - Xứ Nghệ | Chiến thắng
|
Chúa Nguyễn - Đàng Trong (1558 - 1777)
sửaXung đột | Chúa Trịnh | Chúa Nguyễn | Kết quả |
---|---|---|---|
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 1 (1627) |
Đàng Ngoài | Đàng Trong | Quân Trịnh thất bại |
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 2 (1633 - 1640) |
Đàng Ngoài | Đàng Trong | Quân Trịnh thất bại
|
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 3 (1643) |
Đàng Ngoài | Đàng Trong | Quân Nguyễn thất bại
|
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 4 (1648) |
Đàng Ngoài | Đàng Trong | Quân Trịnh thất bại
|
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 5 (1655 - 1660) |
Đàng Ngoài | Đàng Trong | Quân Nguyễn thất bại |
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 6 (1661 - 1662) |
Đàng Ngoài | Đàng Trong | Quân Trịnh thất bại
|
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 7 (1672) |
Đàng Ngoài | Đàng Trong | Quân Trịnh thất bại
|
Trịnh-Nguyễn phân tranh lần 8 (1774 - 1775) |
Đàng Ngoài Hỗ trợ: |
Đàng Trong | Quân Nguyễn thất bại
|
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
sửaNhà Nguyễn - giai đoạn độc lập (1802 - 1884)
sửaThời kỳ thuộc địa
sửaPháp thuộc (1858 - 1945)
sửaNhật thuộc (1940 - 1945)
sửaXung đột | Đông Dương | Đối phương | Kết quả |
---|---|---|---|
Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940) | Đảng Cộng sản Việt Nam | Quốc gia Pháp Đế quốc Nhật Bản |
Thất bại
|
Chiến tranh Pháp-Thái (1940 - 1941) | Quốc gia Pháp | Thái Lan | Bất phân thắng bại |
Nam Kỳ khởi nghĩa (1940) | Đảng Cộng sản Việt Nam | Quốc gia Pháp Đế quốc Nhật Bản |
Thất bại
|
Binh biến Đô Lương (1941) | Đội Cung và binh lính nổi dậy ở Trung Kỳ | Quốc gia Pháp | Thất bại
|
Mặt trận Đông Nam Á trong Thế Chiến thứ Hai (1941 - 1945) | Khối Đồng Minh: | Phe Trục:
|
Khối Đồng minh chiến thắng
|
Trận Phai Khắt và Nà Ngần (1944) | Việt Minh | Quốc gia Pháp | Chiến thắng
|
Chiến dịch Đông Dương (1945) | Cộng hoà Pháp
Hỗ trợ: |
Đế quốc Nhật Bản Đế quốc Việt Nam |
Pháp thất bại
|
Khởi nghĩa Ba Tơ (1945) | Đảng Cộng sản Việt Nam | Đế quốc Nhật Bản Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Pháp |
Chiến thắng
|
Cao trào kháng Nhật cứu nước và Cách mạng Tháng Tám (1945) | Việt Minh | Đế quốc Nhật Bản Đế quốc Việt Nam |
Chiến thắng
|
Thời kỳ cộng hòa
sửaThời kỳ thống nhất
sửaTổng kết
sửaXung đột với nước khác
sửaSố lần đối đầu
sửaViệt Nam có xung đột quân sự với Trung Quốc nhiều nhất, tổng cộng là khoảng 38 lần xung đột và chiến tranh lớn nhỏ. Lần đầu là vào 221-214 TCN (Nhà Thục cùng với các bộ tộc Bách Việt đối đầu với Nhà Tần) và lần cuối là vào 1979-1991 (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối đầu với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa). Trong đó:
- 15 cuộc chiến tranh chính thức giữa 2 quốc gia
- 8 cuộc khởi nghĩa lớn của người Việt chống lại Trung Quốc đô hộ
- 10 cuộc nổi dậy nhỏ của người Việt chống lại Trung Quốc đô hộ
- 2 cuộc hải chiến giữa 2 quốc gia (Hải chiến Hoàng Sa 1974 và Hải chiến Trường Sa 1988)
- 2 cuộc xung đột quân sự có giới hạn giữa 2 quốc gia (Hoa quân nhập Việt 1945 và Xung đột biên giới Việt-Trung 1979-1991)
- 1 lần Việt Nam gửi quân sang hỗ trợ một bên Trung Quốc chống lại một bên khác (Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn 1949)
Ngoài ra Việt Nam có một lần xung đột quân sự với Đế quốc Mông Cổ vào năm 1258 (Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 1). Còn 2 lần sau thì lúc này Nhà Nguyên đã thành lập và kiểm soát toàn bộ Trung Hoa nên sẽ tính là đối đầu với Trung Quốc.
Việt Nam có xung đột quân sự với Pháp và các đồng minh nhiều thứ 2, tổng cộng khoảng 25 lần xung đột và chiến tranh lớn nhỏ. Lần đầu là vào 1858-1862 (Nhà Nguyễn đối đầu với Đế chế Pháp) và lần cuối là vào 1946-1954 (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối đầu với Cộng hòa Pháp). Trong đó:
- 5 cuộc chiến tranh chính thức giữa 2 quốc gia
- 7 cuộc khởi nghĩa lớn của người Việt chống lại Pháp đô hộ
- 12 cuộc nổi dậy và phong trào nhỏ của người Việt chống lại Pháp đô hộ
- 1 lần Việt Nam hỗ trợ quân sự một nước thứ 3 chống lại Pháp (Chiến tranh Pháp-Thanh 1884-1885)
Việt Nam có nhiều xung đột quân sự với quốc gia cổ Chiêm Thành (còn gọi là Chăm Pa) nhiều thứ 3, tổng cộng khoảng 22 lần. Không tính các cuộc nổi dậy của người Chăm thời Nhà Nguyễn vì lúc này họ không còn là quốc gia độc lập nữa; và không tính các lần Giao Chỉ, Giao Châu cùng với các triều đại cai trị Trung Quốc chống lại Lâm Ấp và Hoàn Vương vì lúc này Việt Nam chưa độc lập. Lần đầu là vào 543 (Nhà Tiền Lý đối đầu với Lâm Ấp) và lần cuối là vào 1693-1697 (Chúa Nguyễn đối đầu với Panduranga-Chăm Pa).
Thứ 4 là xung đột quân sự với Campuchia, tổng cộng khoảng 12 lần. Không tính các cuộc nổi dậy của người Khmer ở Nam Bộ thời Nhà Nguyễn vì lúc này Nam Bộ đã là lãnh thổ của Việt Nam; và không tính lần hỗ trợ quân sự Chính phủ Campuchia chống lại phiến quân Khmer Đỏ (1993-1998). Lần đầu là vào 1128 (Nhà Lý đối đầu với Đế quốc Khmer) và lần cuối là vào 1979-1989 (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hỗ trợ Cộng hòa Nhân dân Campuchia đối đầu với Campuchia Dân chủ và Khmer Đỏ).
Thứ 5 là xung đột quân sự với Thái Lan, tổng cộng khoảng 8 lần. Lần đầu là vào 1718 (Chúa Nguyễn đối đầu với Vương quốc Ayutthaya) và lần cuối là vào 1987-1988 (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hỗ trợ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đối đầu với Vương quốc Thái Lan). Trong đó:
- 5 cuộc chiến tranh chính thức giữa 2 quốc gia
- 1 cuộc xung đột quân sự có giới hạn giữa 2 quốc gia (1979-1989)
- 2 lần Việt Nam hỗ trợ quân sự một nước thứ 3 chống lại Thái Lan (1826-1828 và 1987-1988)
Thứ 6 là xung đột quân sự với Lào, tổng cộng khoảng 6 lần. Không tính lần hỗ trợ quân sự Chính phủ Lào chống lại quân nổi loạn H'mông (1975-2007). Lần đầu là vào 1294 (Nhà Trần đối đầu với Muang Sua) và lần cuối là vào 1791 (Nhà Tây Sơn đối đầu với Viêng Chăn và Bồn Man).
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hiện nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là chính thể có nhiều lần giao tranh nhất với các ngoại bang trong lịch sử. Họ đã chiến đấu chống lại Đế quốc Nhật Bản, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Trung Hoa Dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Khmer, Campuchia Dân chủ (tức Khmer Đỏ), Vương quốc Lào, Thái Lan...
Thời gian xung đột
sửaCuộc chiến tranh với quốc gia khác kéo dài nhất là Chiến tranh Việt Nam hay còn gọi là Kháng chiến chống Mỹ, từ 1955 đến 1975 (khoảng 21 năm).
Cuộc chiến tranh kéo dài thứ 2 là Chiến tranh Pháp - Đại Nam, từ 1858 đến 1884 (khoảng 26 năm)
Cuộc chiến tranh kéo dài thứ 3 là Chiến tranh biên giới Tây Nam hay còn gọi là Chiến tranh Việt Nam-Campuchia, từ 1978 đến 1989 (khoảng 11 năm).
Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài thứ 4, từ 1418 đến 1427 (khoảng 9 năm).
Xung đột nội bộ
sửaViệt Nam đã có 9 cuộc nội chiến, với cuộc nội chiến lần đầu là vào khoảng 258-257 TCN (giữa Âu Việt và Lạc Việt) và lần cuối là vào 1787-1802 (giữa Nhà Tây Sơn và Chúa Nguyễn). Trong đó:
- Chiến tranh Lê-Mạc là cuộc nội chiến dài nhất, gồm cả 2 lần chiến tranh, lần thứ 1 từ 1533 đến 1592 (60 năm) với những cuộc giao tranh lớn nhỏ diễn ra gần như là liên tục, và lần thứ 2 từ 1593 đến 1677 (84 năm). Chiến tranh Lê-Mạc cũng là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử Việt Nam, với tổng thời gian là 144 năm.
- Trịnh-Nguyễn phân tranh là cuộc nội chiến dài thứ hai, từ 1627 đến 1672 (45 năm), cùng 100 năm đình chiến và kết thúc bởi cuộc chiến cuối cùng vào năm 1775.
- Loạn 12 sứ quân có nhiều phe phái nhất, có tới 12 thủ lĩnh nổi dậy cát cứ
Thêm vào đó Việt Nam từng có 56 cuộc nổi loạn, tranh chấp ngôi vị, hoặc binh biến nội bộ. Trong đó:
- Nhà Nguyễn có nhiều nhất với 17 cuộc xung đột
- Việt Nam Cộng hòa có nhiều thứ 2 với 10 cuộc xung đột
- Nhà Lê sơ có nhiều thứ 3 với 8 cuộc xung đột; nếu tính luôn Đàng Trong và Đàng Ngoài thời Nhà Lê trung hưng thì tổng cộng Nhà Hậu Lê có 15 cuộc xung đột
Giai đoạn cuối thời Nhà Lê sơ đến thời Nhà Lê trung hưng là có nhiều biến động nhất và rối ren nhất liên quan đến các dòng họ Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn và Vũ.
Ngoài ra giai đoạn xung đột tại Đông Dương từ 1945 đến 1975 cũng cực kỳ rối ren với nhiều phe phái, tổ chức và chính thể khác nhau. Các thể chế chính trị gồm có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên bang Đông Dương, Nam Kỳ Quốc, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Các tổ chức chính trị gồm có Việt Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, Đảng Cần lao Nhân vị Việt Nam, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam, Đệ Tứ Quốc tế Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, Phong trào Cách mạng Quốc gia, Nhóm Bình Xuyên... Thêm vào đó là các tổ chức tôn giáo khác như Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hòa Hảo, Cao Đài, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất... Đồng thời có nhiều quốc gia khác can thiệp hoặc xâm lược Việt Nam giai đoạn này.
Xung đột khi đang là thuộc quốc hoặc thuộc địa của nước khác
sửaViệt Nam đã từng bị lôi kéo vào 18 cuộc xung đột hoặc chiến tranh, trong thời gian bị nước khác đô hộ hoặc cai trị. Trong đó:
- 13 lần khi Trung Quốc đô hộ (thời kỳ Bắc thuộc lần 2 và Bắc thuộc lần 3)
- 4 lần khi Pháp đô hộ (thời kỳ Pháp thuộc)
- 1 lần cùng với Khối Đồng minh chống lại Phe Trục trong Chiến tranh Thế giới thứ hai
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- National Bureau for Historical Record (1998), Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Hanoi: Education Publishing House
- Chapuis, Oscar (1995), A history of Vietnam: from Hong Bang to Tu Duc, Greenwood Publishing Group, ISBN 0-313-29622-7
- Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư , Hanoi: Social Science Publishing House
- Pelley, Patricia M. (2002), Postcolonial Vietnam: new histories of the national past, Duke University Press, ISBN 0-8223-2966-2
- Tuyet Nhung Tran, Anthony J. S. Reid (2006), Việt Nam Borderless Histories, Madison, Wisconsin: The University of Wisconsin Press, ISBN 978-0-299-21770-9
- Anthony Reid, Kristine Alilunas-Rodgers (2001), Sojourners and settlers: histories of Southeast Asia and the Chinese, University of Hawaii Press, ISBN 0-8248-2446-6
- Keith Weller Taylor & John K. Whitmore (1995), Essays into Vietnamese pasts, Volume 19, SEAP Publications, ISBN 0-87727-718-4
- Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Saigon: Center for School Materials
- Tuyet Nhung Tran, Anthony J. S. Reid (2006), Việt Nam Borderless Histories, Madison, Wisconsin: The University of Wisconsin Press, ISBN 978-0-299-21770-9
- Đại Việt sử ký toàn thư (3 tập). Nhà xuất bản Khoa học xã hội (tái bản năm 2004)