Danh sách vườn quốc gia tại Nga

Hiện tại có 48 vườn quốc gia tại Nga theo danh sách được liệt kê dưới đây với tổng diện tích bảo vệ xấp xỉ khoảng 155.672 kilômét vuông (60.105 dặm vuông Anh).

Tổng quan

sửa

Vườn quốc gia lâu đời nhất của Nga là SochiLosiny Ostrov, được thành lập vào năm 1983; Samarskaya Luka (1984); Mariy Chodra (1985); Bashkiriya, Prielbrusye, Pribaykalsky, và Zabaykalsky (1986).[1] Trong khi đó, Vườn quốc gia Bikin là vườn quốc gia mới nhất được thành lập vào cuối năm 2015.[2] Vườn quốc gia Yugyd Va là vườn quốc gia lớn nhất của Nga và châu Âu, cũng là vườn quốc gia lớn thứ hai thế giới.

Theo luật về Các khu vực được bảo vệ ở Nga, Vườn quốc gia là các vùng đất và nước dành cho việc bảo vệ tự nhiên, giáo dục sinh thái và nghiên cứu khoa học. Chúng bao gồm các khu vực có đặc trưng sinh thái, giá trị lịch sử và thẩm mỹ. Tại đây, các hình thức du lịch thông thường được cho phép.[2][3]

Năm 2001, Vườn quốc gia Vodlozersky được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, theo sau đó là Smolenskoye PoozeryeVườn quốc gia Ugra vào năm 2002, và hai địa danh khác là Vườn quốc gia Valdaysky, và Vườn quốc gia Kenozersky được công nhận vào năm 2004.[2]

Các Vườn quốc gia hiện nay được quản lý bởi Bộ Tài nguyên Tự nhiên Nga.[2]

Bản đồ vị trí

sửa

Danh sách liệt kê

sửa

Mỗi vườn quốc gia bao gồm ngày thành lập, khu vực ở Nga và tọa độ địa lý. Các liên kết ngoài dẫn đến Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học ở Moskva, nước Nga.

  Di sản thế giới hoặc là một phần của di sản thế giới
Tên Hình ảnh Vị trí Thành lập Trang chính vườn quốc gia Diện tích Mô tả
Alaniya   Bắc Ossetia-Alania
42°52′B 43°44′Đ / 42,867°B 43,733°Đ / 42.867; 43.733 (Alaniya)
1998
Ала́ния
54.926 hécta (212,1 dặm vuông Anh)
Alaniya nằm trên sườn phía bắc của Dãy núi Kavkaz. Vườn quốc gia bao gồm sông băng Karaugom dài 13 km, thung lũng của sông Urukh với những cánh rừng và đồng cỏ thảo nguyên. Vườn quốc gia có những dấu tích khảo cổ, từ văn hóa thời đại đồ đồng Koban đến những người Alans thời Trung Cổ. Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania lấy tên vườn quốc gia theo dân tộc Alans.[4]
Alkhanay   Zabaykalsky
50°50′B 113°25′Đ / 50,833°B 113,417°Đ / 50.833; 113.417 (Alkhanay)
1999
Алханай
138.234 hécta (533,7 dặm vuông Anh)
Đây là khu vực thiêng liêng với người dân bản địa Buryats, cũng như các Phật tử ngày nay. Trung tâm của vườn quốc gia là núi Alkhanai, nơi mà Đạt-lai Lạt-ma đã từng hai lần ghé thăm. Môi trường xung quanh là một ví dụ điển hình của"thảo nguyên rừng Daurian", trong vùng chuyển tiếp giữa rừng Taiga Siberia ở phía bắc và thảo nguyên Mông Cổ ở phía nam.[5]
Anyuysky   Khabarovsk Krai
49°26′B 136°33′Đ / 49,433°B 136,55°Đ / 49.433; 136.550 (Anyuysky)
1999
Анюйский
429.370 hécta (1.657,8 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia là khu vực quan trọng bởi vì nó tạo ra một hành lang sinh thái - từ môi trường sống ngập lụt thấp của sông Amur, đi qua những khu rừng của lưu vực sông Anyuy, đến vùng đất cao của dãy núi Sikhote-Alin ở vùng Viễn Đông của Nga. Người bản xứ địa phương là những người Nanai là dân tộc có truyền thống câu cá và săn bắn.[6]
Bashkiriya   Bashkortostan
53°03′B 56°32′Đ / 53,05°B 56,533°Đ / 53.050; 56.533 (Bashkiriya)
1986
Башкирия Lưu trữ 2008-12-01 tại Wayback Machine
92.000 hécta (355,2 dặm vuông Anh)
Bashkiriya bao phủ một khu rừng tiếp giáp lớn và các thung lũng sông bị chia cắt ở cuối phía nam của dãy núi Ural. Vườn quốc gia là một vùng đệm giữa các vùng đất công nghiệp bằng phẳng ở phía tây, và vùng núi non của khu bảo tồn thiên nhiên Shulgan-Tash và khu bảo tồn côn trùng Allyn-Solok ở phía đông.[7]
Beringia   Khu tự trị Chukotka
64°22′B 173°18′Đ / 64,367°B 173,3°Đ / 64.367; 173.300 (Beringia)
2013
Берингия
3.053.233 hécta (11.788,6 dặm vuông Anh)
Cho đến năm 11.000 TCN, cây cầu đất Beringia vẫn cho phép con người qua lãi giữa châu ÁBắc Mỹ. Vườn quốc gia Beringia của Nga là phần phía tây của eo biển Bering, với khu bảo tồn quốc gia Cầu đất Bering của Hoa Kỳ ở phía đông.[8]
Bikin   Primorsky
46°40′B 136°00′Đ / 46,667°B 136°Đ / 46.667; 136.000 (Bikin)
2015
Бикин
1.160.500 hécta (4.480,7 dặm vuông Anh)
Được thành lập vào ngày 3 tháng 12 năm 2015, vườn quốc gia Bikin bảo vệ khu rừng hỗn giao lớn nhất còn lại ở Bắc bán cầu, cũng như lãnh thổ của 10% số lượng loài hổ Amur trong tự nhiên. Vườn quốc gia này cũng bảo vệ văn hóa rừng của 600 cư dân bản địa vẫn còn sinh sống ở lưu vực sông Bikin, họ là những người UdeghesNanai.[9]
Buzuluksky Bor   Samara, Orenburg
53°00′B 52°7′Đ / 53°B 52,117°Đ / 53.000; 52.117 (Buzuluksky)
2007
Бузулукский бор
106.000 hécta (409,3 dặm vuông Anh)
Buzuluksky Bor là khu rừng thông bị cô lập lớn nhất thế giới. Được bao quanh bởi thảo nguyên rộng lớn trên khu vực Đồng bằng Đông Nga giữa Sông Volga ở phía tây và Dãy núi Ural Nam ở phía đông, vườn quốc gia là nơi có những tàn tích cát của những gì đã từng là một đồng bằng sông đổ vào Biển Caspi. Bên dưới Buzuluksky có dầu mỏ, chính điều này gây thêm áp lực về việc bảo vệ khu rừng thông tại đây.[10]
Chavash Varmane Bor   Chuvashia
54°45′B 47°08′Đ / 54,75°B 47,133°Đ / 54.750; 47.133 (Chavash Varmane Bor)
1993
Чаваш Вармане
25.200 hécta (97,3 dặm vuông Anh)
Chavash Varmane Bor là một khu rừng tiếp giáp rộng lớn không bị gián đoạn ở khu vực giữa sông Volga. Vườn quốc gia được tạo ra để phục vụ mục đích kép của việc bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ một cảnh quan văn hóa của người Chuvash.[11]
Chikoy   Zabaykalsky
49°46′B 110°18′Đ / 49,767°B 110,3°Đ / 49.767; 110.300 (Chikoy)
2014
Чикой
666.468 hécta (2.573,2 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia nằm ở thượng nguồn của sông Chikoy, chảy về phía tây vào sông Selenga và phía bắc hồ Baikal. Nó nằm trong vùng chuyển tiếp giữa rừng Taiga Siberia ở phía bắc và thảo nguyên Mông Cổ ở phía nam.[12]
Kalevalsky   Cộng hòa Karelia
64°59′B 30°13′Đ / 64,983°B 30,217°Đ / 64.983; 30.217 (Kalevalsky)
2007
Калевальский
74.400 hécta (287,3 dặm vuông Anh)
Rừng thông Kalevalsky bao phủ một trong những rừng thông Boreal cổ lớn nhất ở châu Âu. Nó nằm trên biên giới giữa Nga và Phần Lan, thuộc Cộng hòa Karelia. Kalevala, một bài thơ sử thi của văn hóa dân gian bằng tiếng Phần Lan và Karelia, được lấy tên từ khu vực này.[13]
Mũi đất Kursh   Kaliningrad
55°08′B 20°48′Đ / 55,133°B 20,8°Đ / 55.133; 20.800 (Kurshskaya Kosa)
1987
Куршская коса
6.621 hécta (25,6 dặm vuông Anh)
Mũi đất Kursh là một mũi đất dài 98 km và hẹp, là một dải cát ngăn cách Phá Kursh với biển Baltic. Phần phía nam của nó nằm trong tỉnh Kaliningradcủa Nga và phần phía bắc của nó ở phía tây nam Litva. Đây là một di sản thế giới xuyên quốc gia được UNESCO công nhận.[14]
Kenozersky   Arkhangelsk
62°05′B 38°12′Đ / 62,083°B 38,2°Đ / 62.083; 38.200 (Kenozersky)
1991
Кенозерский
139.663 hécta (539,2 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia có nhiều di tích văn hóa, một là Porzhensky Pogost, là nhà thờ Thánh George với tháp chuông (tất cả từ thế kỷ 18) được bao quanh bởi bức tường bằng gỗ có cổng và tháp (1789). Kenozersky nằm trên khu vực phân tách giữa lưu vực Đại Tây Dương và Bắc Cực. Từ năm 2004, Vườn quốc gia là Khu dự trữ sinh quyển UNESCO.[15]
Khvalynsky   Saratov
53°00′B 52°7′Đ / 53°B 52,117°Đ / 53.000; 52.117 (Khvalynky)
1994
Хвалынский
25.524 hécta (98,5 dặm vuông Anh)
Khvalynksy bao gồm một cao nguyên cao lớn gồm những ngọn đồi ở vùng Cao nguyên Volga, được bao phủ trong những cánh rừng sồi và rừng sồi lá kim, dọc theo phía tây của sông Volga. Nó nằm cách khoảng 1.000 km về phía bắc của biển Caspi, trong tỉnh Saratov và nhìn ra hồ chứa Saratov.[16]
Losiny Ostrov   Moskva
53°52′B 37°47′Đ / 53,867°B 37,783°Đ / 53.867; 37.783 (Losiny Ostrov)
1983
Лосиный Остров
11.600 hécta (44,8 dặm vuông Anh)
Theo nghĩa đen, tên của nó có nghĩa là"Đảo nai sừng tấm", Losiny Ostrov là vườn quốc gia đầu tiên của Nga. Nó nằm ở Moskva và là khu rừng lớn thứ ba trong một thành phố có kích thước tương đương, sau Vườn quốc gia Núi BànCape TownVườn bang Pedra BrancaRio de Janeiro.[17]
Mariy Chodra   Cộng hòa Mari El
56°09′B 48°22′Đ / 56,15°B 48,367°Đ / 56.150; 48.367 (Mariy Chodra)
1985
Марий Чодра
36.600 hécta (141,3 dặm vuông Anh)
Mariy Chodra được thành lập để bảo vệ các loài thực vật quý hiếm: với hơn 115 loài thực vật quý hiếm đã được ghi nhận. Có 14 tuyến đường du lịch trong vườn quốc gia này. Các điểm tham quan phổ biến nhất là hồ Yalchik, Glukhoye và Kichiyer, đi bè trên Sông IletYushut, Cây sồi của PugachyovDãy núi Maple.[18]
Meshchyora   Vladimir
55°34′B 40°15′Đ / 55,567°B 40,25°Đ / 55.567; 40.250 (Meshcheyora)
1992
Мещёра Lưu trữ 2013-05-21 tại Wayback Machine
118.900 hécta (459,1 dặm vuông Anh)
Meshchyora bao gồm các vùng đất ngập nước rộng lớn (đầm lầy than bùn, sông và hồ), là một môi trường sống cực kỳ phong phú và đa dạng sinh học. Những cánh rừng thông và bạch dương ở vùng đất thấp Meshchera trên đồng bằng Đông Âu. Nó nằm cách Moskva khoảng 120 km về phía đông. Tên của khu vực này được lấy từ bộ lạc thời Trung cổ Meshchera.[19]
Meschyorsky   Ryazan
55°08′B 40°10′Đ / 55,133°B 40,167°Đ / 55.133; 40.167 (Meschyorsky)
1992
Мещерский Lưu trữ 2015-12-22 tại Wayback Machine
105.014 hécta (405,5 dặm vuông Anh)
"Meshchersky"(Мещёрский) không nên nhầm lẫn với"Meshchyora"(Мещёра),chỉ cần ra khỏi ranh giới của tỉnh Vladimir, vườn quốc gia láng giềng này cũng bao gồm vùng đất ngập nước và những cánh rừng thông và bạch dương ở vùng đất thấp Meshchera.[20]
Nechkinsky   Cộng hòa Udmurt
56°41′B 53°47′Đ / 56,683°B 53,783°Đ / 56.683; 53.783 (Nechkinsky)
1997
Нечкинский
20.753 hécta (80,1 dặm vuông Anh)
Nechkinsky là khu bảo tồn sinh học và văn hóa quan trọng của Cộng hòa Udmurt. Nó nằm ở thung lũng trung tâm của sông Kama, nhánh sông Siva và phần ven của hồ chứa Votkinsk. Môi trường chủ yếu là vùng đồng bằng sông và rừng, với một số địa điểm khảo cổ. Nó nằm gần thành phố Izhevsk, ở phía tây của Dãy núi Ural.[21]
Nizhnyaya Kama   Tatarstan
55°48′B 52°19′Đ / 55,8°B 52,317°Đ / 55.800; 52.317 (Nizhnyaya Kama)
1991
Нижняя Кама
26.587 hécta (102,7 dặm vuông Anh)
Nizhnyaya Kama là một vườn quốc gia ở trung tâm của Nga, nằm ở huyện TukayevskyYelabuzhsky của Cộng hòa Tatarstan. Nó được thành lập ngày 20 tháng 4 năm 1991 để bảo vệ rừng lá kim (chủ yếu là thông) ở bờ sông Kama. Tên của nó theo nghĩa đen là vườn quốc gia Hạ Kama.[22]
Onezhskoye Pomorye   Arkhangelsk
64°47′B 37°18′Đ / 64,783°B 37,3°Đ / 64.783; 37.300 (Onezhskoye Pomorye)
2013
Онежское Поморье
201.670 hécta (778,7 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia này chiếm phần lớn bán đảo Onega và các vùng lân cận của Biển Trắng. Không có phương tiện vận chuyển bộ nào vào tất cả các mùa tới đất liền cả. Hầu hết khu vực được bao phủ bởi rừng. Nai sừng tấm, gấu nâu Á Âu, sói xám, cáo đỏ là các loài phổ biến trong vườn quốc gia. Cá voi trắng xuất hiện ở khu vực biển Trắng. Vào mùa đông, nước biển rất lạnh.[23]
Orlovskoye Polesye   Oryol
53°28′B 35°3′Đ / 53,467°B 35,05°Đ / 53.467; 35.050 (Orlovskoye_Polesye)
1994
Орловское полесье
77.745 hécta (300,2 dặm vuông Anh)
Orlovskoye Polesye nằm ở giữa vùng Trung Nga, nằm giữa các huyện Znamensky và Khotynetsky thuộc tỉnh Oryol. Tại đây có một ngọn đồi cắt với khe núi và rãnh đất. Độ cao nhất tại vườn quốc gia cũng chỉ là 250 mét so với mực nước biển. Ở những khu vực trũng thấp, là vùng đất ngập nước với nhiều bụi Nam việt quất.[24]
Paanajärvi   Cộng hòa Karelia
66°29′B 37°18′Đ / 66,483°B 37,3°Đ / 66.483; 37.300 (Paanajärvi)
1992
Паанаярви Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine
104.371 hécta (403,0 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia Paanajärvi nằm ở vùng Karelia của Bắc Âu, dọc theo biên giới Phần Lan - Nga. Nó bảo vệ 1.043,71 kilômét vuông (402,98 dặm vuông) rừng sinh thái, hồ và sông, trong đó nổi bật với rừng Taiga nguyên sơ của vùng Scandinavi và Nga.[25]
Pleshcheyevo Ozero   Yaroslavl
56°46′B 38°44′Đ / 56,767°B 38,733°Đ / 56.767; 38.733 (Pleshcheyevo Ozero)
1997
Плещеево озеро
23.790 hécta (91,9 dặm vuông Anh)
Pleshcheyevo bao gồm Hồ Pleshcheyevo và các khu vực xung quanh. Hồ này rất phổ biến cho các hoạt động giải trí, như một môi trường sống sinh thái và là một khu nghỉ mát trước đây cho những hoạt động lướt sóng tại Nga. Hồ nằm khoảng 130 km về phía đông bắc của Moskva, trong lưu vực của Thượng Volga. Trên bờ biển phía đông nam là thị trấn nghỉ mát Pereslavl-Zalessky, Yaroslavl.[26]
Pribaikalsky   Irkutsk
51°51′B 104°53′Đ / 51,85°B 104,883°Đ / 51.850; 104.883 (Pribaikalsky)
1986
Прибайкальский
417.300 hécta (1.611,2 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia bao gồm các bờ phía tây nam của hồ Baikal, đông nam Siberi. Dải ven hồ bao gồm một số rặng núi ở phía tây cũng như các đảo hồ như là đảo Olkhon ở phía đông. Vườn quốc gia này nằm cách khoảng 50 km về phía đông nam của thành phố Irkutsk, tỉnh Irkutsk và là phần chính của Di sản thế giới của UNESCO là Hồ Baikal.[27]
Pripyshminskiye Bory   Sverdlovsk
56°59′B 63°47′Đ / 56,983°B 63,783°Đ / 56.983; 63.783 (Pripyshminskiye Bory)
1993
Припышминские Боры
49.050 hécta (189,4 dặm vuông Anh)
Pripyshminskie Bora nằm ở rìa phía tây của đồng bằng Tây Siberi. Nó bảo vệ một khu rừng thông và rừng bạch dương. Khoảng 10% diện tích là đầm lầy, ao hồ, đồng cỏ.[28]
Prielbrusye   Kabardino-Balkaria
43°21′B 42°34′Đ / 43,35°B 42,567°Đ / 43.350; 42.567 (Prielbrusye)
1986
Приэльбрусье
1.010.200 hécta (3.900,4 dặm vuông Anh)
Prielbrusye nổi bật với núi Elbrus, ngọn núi cao nhất châu Âu ở độ cao 5.632 mét so với mực nước biển. Sự cô lập tương đối của các hẻm dốc đã dẫn đến mức độ cao về tính đặc hữu và đa dạng sinh học. Công viên nằm ở trung tâm của dãy Kavkaz, phía tây bắc của vườn quốc gia Alaniya.[29]
Bắc Cực Nga   Arkhangelsk
75°42′B 60°54′Đ / 75,7°B 60,9°Đ / 75.700; 60.900 (Russian Arctic)
1986
Русская Арктика Lưu trữ 2009-06-28 tại Wayback Machine
1.426.000 hécta (5.505,8 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia Bắc Cực Nga bao gồm một khu vực rộng lớn và xa xôi của Bắc Băng Dương, phần phía bắc của quần đảo Novaya ZemlyaVùng đất Franz Josef.[30]
Russky Sever   Vologda
59°57′B 38°34′Đ / 59,95°B 38,567°Đ / 59.950; 38.567 (Russky Sever)
1992
Русский Север
166.400 hécta (642,5 dặm vuông Anh)
Tên của vườn quốc gia có nghĩa là Bắc Nga trong tiếng Nga. Nó bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hóa xung quanh Tu viện Kirillo-BelozerskyTu viện Ferapontov, những nơi có ý nghĩa lịch sử to lớn.[31]
Samarskaya Luka   Samara
53°18′B 49°50′Đ / 53,3°B 49,833°Đ / 53.300; 49.833 (Samarskaya Luka)
1984
Самарская Лука
134.000 hécta (517,4 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia nằm trên khúc cua của Sông Volga khi nó chảy về phía nam tới thành phố Samara. Nó nằm trên bờ hồ chứa Kuibyshevskoye, và ở phía bắc nó có ranh giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Zhiguli. Hầu hết các địa chất tại đây là đá vôi.

[32]

Saylyugemsky   Cộng hòa Altai
49°31′B 88°37′Đ / 49,517°B 88,617°Đ / 49.517; 88.617 (Saylyugemsky)
2010
Сайлюгемский Lưu trữ 2016-02-07 tại Wayback Machine
118.380 hécta (457,1 dặm vuông Anh)
Được thành lập như một khu bảo tồn đặc biệt cho loài Báo tuyết Altai và Cừu Argali, vườn quốc gia Saylyugemsky nằm trên dãy núi Altai-Sayan, trên biên giới giữa Nga và Mông Cổ.[33]
Sebezhsky   Pskov
56°16′B 28°30′Đ / 56,267°B 28,5°Đ / 56.267; 28.500 (Sebezhsky)
1996
Себежский
50.021 hécta (193,1 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia Sebezhsky nằm ở phía tây nam của huyện Sebezhsky, về cơ bản là cảnh quan đồi núi có nguồn gốc băng giá với nhiều hồ nước. Khu vực này có rừng thông, vân sam, hỗn giao và Tống quán sủ.[34]
Quần đảo Shantar   Khabarovsk
55°00′B 137°30′Đ / 55°B 137,5°Đ / 55.000; 137.500 (Shantar Islands)
2014
Шантарские острова
250.000 hécta (965,3 dặm vuông Anh)
Quần đảo Shantar là một nhóm 15 hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển Khabarovsk, trên biển Okhotsk. Hầu hết các hòn đảo đều có những vách đá gồ ghề, và điểm cao nhất là 720 mét. Nơi đây là nhà của loài Sư tử biển Steller, hải cẩuCá voi đầu cong.[35]
Shorsky   Kemerovo
52°35′B 88°20′Đ / 52,583°B 88,333°Đ / 52.583; 88.333 (Shorsky)
1989
Шорский
418.000 hécta (1.613,9 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia Shorsky là một khu vực rừng núi ở phía tây nam Siberi, nơi đồng bằng Tây Siberi gặp dãy núi Nam Siberi. Nó là đại diện của các khu vực có rừng taiga tối (92% công viên có rừng).[36]
Smolenskoye Poozerye   Smolensk
55°32′B 31°24′Đ / 55,533°B 31,4°Đ / 55.533; 31.400 (Smolenskoye Poozerye)
1992
Смоленское Поозерье Lưu trữ 2015-12-26 tại Wayback Machine
146.237 hécta (564,6 dặm vuông Anh)
Các hồ Smolensk là một hệ sinh thái rừng ngập mặn của 35 hồ và môi trường xung quanh ở phía tây bắc của tỉnh Smolensk, gần biên giới giữa Nga với Belarus. Nó nằm trong lưu vực của sông Daugava, và nằm cách khoảng 40 dặm (64 km) về phía bắc của thành phố Smolensk.[37]
Smolny   Cộng hòa Mordovia
54°50′B 45°40′Đ / 54,833°B 45,667°Đ / 54.833; 45.667 (Smolny)
1995
Смольный Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
36.500 hécta (140,9 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia đại diện cho môi trường sông đất thấp, với một dòng chảy chậm. Các hồ và đầm lầy chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng ngập nước của sông Alatyr. Đầm lầy chủ yếu là ở vùng đất thấp. Một vài bãi lầy nằm ở phía nam và trung tâm của vườn quốc gia. Có rất nhiều suối nước nóng tại đây.

[38]

Sochi   Krasnodar
43°05′B 39°43′Đ / 43,083°B 39,717°Đ / 43.083; 39.717 (Sochi)
1995
Сочинский
193.737 hécta (748,0 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia bao phủ khu vực Greater Sochi, từ ranh giới với huyện Tuapsinsky, giữa cửa sông ShepsiMagri ở phía tây bắc, đến biên giới với Abkhazia dọc theo sông Psou ở phía đông nam và giữa Biển Đen. Vườn quốc gia này nằm trong khu vực Di sản thế giới Tây Kavkaz được UNESCO công nhận vào năm 1999.[39]
Taganay   Chelyabinsk
55°15′B 59°47′Đ / 55,25°B 59,783°Đ / 55.250; 59.783 (Taganay)
1991
Таганай
56.800 hécta (219,3 dặm vuông Anh)
Taganay là một nhóm các rặng núi ở Nam Urals, trên lãnh thổ của tỉnh Chelyabinsk, với điểm cao nhất là 1178 mét trên mực nước biển.[40]
Krym   Cộng hòa Tự trị Krym
44°40′B 34°21′Đ / 44,667°B 34,35°Đ / 44.667; 34.350 (Tarhankut)
1991
Тарханкутский
10.900 hécta (42,1 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia nằm ở mũi phía tây của bán đảo Tarkhankut ở vùng Biển Đen. Nó chủ yếu là thảo nguyên của vùng đồi núi Tarkhankut và bao quanh hầu như tất cả Bờ biển phía Tây.[41]
Tunkinsky   Buryatia
51°41′B 102°08′Đ / 51,683°B 102,133°Đ / 51.683; 102.133 (Tunkinsky)
1991
Тункинский Lưu trữ 2012-04-13 tại Wayback Machine
1.183.662 hécta (4.570,1 dặm vuông Anh)
Tunkinsky nằm ở phía nam trung tâm Siberia, và bao phủ một khu vực miền núi nằm dọc từ thung lũng sông Irkut (còn được gọi là Thung lũng Tunka) đến thung lũng tây nam hồ Baikal và tới biên giới Mông Cổ. Ở phía bắc và phía tây của thung lũng là rìa phía đông của dãy núi Sayan.[42]
Udegeyskaya Legenda   Primorsky
45°49′B 135°25′Đ / 45,817°B 135,417°Đ / 45.817; 135.417 (Udegeyskaya Legenda)
1991
Удэгейская легенда
103.744 hécta (400,6 dặm vuông Anh)
Udegeyskaya Legenda bao gồm các rừng rụng lá giàu có nhất trên sườn phía tây của dãy núi Trung Sikhote-Alin ở vùng Viễn Đông Nga. Vườn quốc gia được thiết kế để bảo vệ môi trường sống ở thung lũng sông dốc phía tây, và hỗ trợ bảo tồn văn hóa rừng của người Udege bản địa. Khu vực này nổi tiếng với hoạt động câu cá và chèo thuyền trên các sông suối. Đây cũng là nơi trú ẩn của loài Hổ Amur đang bị đe dọa.[43]
Ugra   Kaluga
54°09′B 35°52′Đ / 54,15°B 35,867°Đ / 54.150; 35.867 (Ugra)
1997
Угра
98.600 hécta (380,7 dặm vuông Anh)
Ugra là một khu vực rừng phía tây nam của Moskva. Nó nằm ở tỉnh Kaluga, bao gồm các thung lũng của các con sông Ugra, Zhizdra, VyssaOka.[44]
Valdaysky   Novgorod
57°59′B 31°15′Đ / 57,983°B 31,25°Đ / 57.983; 31.250 (Valdaysy)
1990
Валдайский
158.500 hécta (612,0 dặm vuông Anh)
Từ năm 2004, Vườn quốc gia đã trở thành một Khu dự trữ sinh quyển của UNESCO. Valdaysky bao gồm thị trấn Valday, Hồ Valdayskoye và phần phía bắc của Hồ Seliger, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất ở miền Trung nước Nga với cơ sở hạ tầng du lịch được phát triển tốt.[45]
Vodlozersky   Arkhangelsk
62°39′B 37°05′Đ / 62,65°B 37,083°Đ / 62.650; 37.083 (Vodlozersky)
1991
Водлозерский
428.000 hécta (1.652,5 dặm vuông Anh)
Khu vực bao gồm bao gồm Hồ Vodlozero, lưu vực sông của sông Ileksa. Năm 2001, Vodlozersky đã chỉ định một khu dự trữ sinh quyển của UNESCO.[46]
Yugyd Va   Cộng hòa Komi
62°25′B 58°47′Đ / 62,417°B 58,783°Đ / 62.417; 58.783 (Yugyd Va)
1994
Югыд ва Lưu trữ 2005-12-19 tại Wayback Machine
1.891.700 hécta (7.303,9 dặm vuông Anh)
Vườn quốc gia Yugyd Va bao gồm một lãnh thổ ở Dãy núi Ural phía bắc và các đồi và vùng đất liền kề. Toàn bộ vườn quốc gia nằm trong lưu vực sông Pechora, tức là phía tây của lục địa Á-Âu; điều này có nghĩa là toàn bộ nằm về phía châu Âu. Trước năm 2013, nó là vườn quốc gia lớn nhất tại Nga nhưng hiện tại nó đứng thứ hai về diện tích. Yugud Va cũng là một phần của Di sản thế giới của UNESCO, Rừng nguyên sinh Komi.[47]
Zabaykalsky   Cộng hòa Buryat
53°43′B 109°13′Đ / 53,717°B 109,217°Đ / 53.717; 109.217 (Zabaykalsy)
1986
Забайкальский
269.000 hécta (1.038,6 dặm vuông Anh)
Zaybaykalsky là vườn quốc gia bao gồm một phần của bờ phía đông hồ Baikal. Vườn quốc gia được bao phủ bởi những cánh rừng với 34% là Thông Scots, 30% là Thông lùn Siberi, 14% là Thông Siberi và 9% là Thông rụng lá.[48]
Vùng đất của Báo   Primorsky
43°00′B 131°25′Đ / 43°B 131,417°Đ / 43.000; 131.417 (Land of the Leopard)
2012
Земля леопарда
80.000 hécta (308,9 dặm vuông Anh)
Mục đích chính của vườn quốc gia là bảo tồn và phục hồi dân số của loài mèo đốm độc đáo, báo Amur. Hiện loài này ở Nga chỉ có khoảng 50 cá thể. Ngày nay, hơn một nửa trong số chúng sống trong"Vùng đất của Báo". Ngoài ra,vườn quốc gia này cũng có số lượng cá thể loài hổ Amur, một loài đang bị đe dọa.[49]
Zov Tigra   Primorsky
43°35′B 134°16′Đ / 43,583°B 134,267°Đ / 43.583; 134.267 (Zov Tigra)
2007
Зов Тигра Lưu trữ 2015-12-05 tại Wayback Machine
83.384 hécta (321,9 dặm vuông Anh)
Zov Tigra là một nơi trú ẩn trên núi cho loài Hổ Amur, loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Vườn quốc gia có diện tích 83.384 ha (206.046 mẫu Anh) trên bờ biển phía đông nam xa xôi của vùng Viễn Đông Nga trong vùng Primorsky.[50]
Zyuratkul   Chelyabinsk
54°51′B 58°56′Đ / 54,85°B 58,933°Đ / 54.850; 58.933 (Zyuratkul)
1993
Зюраткуль
88.200 hécta (340,5 dặm vuông Anh)
Các đặc điểm đáng chú ý bao gồm Hồ Zyuratkul, một vùng nước trên núi hiếm ở vùng Urals 754 mét trên mực nước biển, với diện tích bề mặt 13,2 km vuông và độ sâu tối đa 8 mét. Bởi vì nước trong vắt và cảnh quan ngoạn mục xung quanh, Zyuratkul 'thường được gọi là"Viên ngọc quý của Ural".[51]
Kislovodsk   Kislovodsk, Stavropol
43°53′47″B 42°44′18″Đ / 43,89639°B 42,73833°Đ / 43.89639; 42.73833 (Zyuratkul)
2016
965,79 hécta (3,7 dặm vuông Anh)
Đây là khu vực tự nhiên đặc biệt nằm tại thành phố Kislovodsk, nó bảo vệ khu vực tự nhiên hai bên bờ Olkhovka cùng một khu vực núi cao chân dãy Kavkaz. Tại đây có 1050 loài thực vật và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, đặc biệt nhất là Báo Ba Tư, Đại bàng vàng.

-

Ghi chú

sửa
  1. ^ Russian Nature Press
  2. ^ a b c d Biodiversity Conservation Centre Moscow
  3. ^ "About Special Protected Nature Areas", a Russian Federation federal law of ngày 14 tháng 3 năm 1995.(tiếng Nga)
  4. ^ “Alaniya National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Alaniya. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Alkhanay National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Alkhanay. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  6. ^ “Anyuysky National Park (in Russian)”. Ministry of Natural Resources of the Russian Federation. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  7. ^ “Bashkiriya National Park (in Russian)”. Ministry of Education and Science of the Russian Federation. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  8. ^ “Beringia National Park - Official Park Website (in English)”. FGBU Beringia. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  9. ^ “Directive Creating Bikin National Park”. Ministry of Natural Resources of the Russian Federation. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2016.
  10. ^ “Buzuluksky Bor National Park (in Russian)”. FGBU AARI PA (PA Russia). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  11. ^ “Chavash Varmane Bor National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Chavash Varmane Bor. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  12. ^ “Chikoy National Park - Official Park Website (in Russian)”. Ministry of Natural Resources of the Russian Federation. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  13. ^ “Kalevalsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. Ministry of Natural Resources of the Russian Federation. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2015.
  14. ^ “Kurshskaya Kosa National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Kurshskaya. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  15. ^ “Kenozersky National Park - Official Park Website (in English)”. FGBU Kenozersky. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  16. ^ “Khvalynsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. Scientific Tourism, Saratov Oblast. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  17. ^ “Losiny Ostrov National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Losiny Ostrov. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  18. ^ “Mariy Chodra National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Mariy Chodra. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  19. ^ “Meshchyora National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Meshchyora. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  20. ^ “Meshchyorsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Meshchyorsky. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  21. ^ “Nechkinsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Nechkinsky. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  22. ^ “National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Nizhnyaya. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  23. ^ “Onezhskoye Pomorye National Park - Official Park Website (in Russian)”. Ministry of Natural Resources and Ecology of the Russian Federation. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  24. ^ “Orlovskoye Polesye National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Orlovskoye Polesye. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  25. ^ “Paanajärvi National Park - (in English)”. European Commission 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  26. ^ “Pleshcheyevo Ozero National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Pleshcheyevo Ozero. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  27. ^ “Pribaikalsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Pribaikalsky. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  28. ^ “Pripyshminskiye Bory National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Pripyshminskiye Bory. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  29. ^ “Prielbrusye National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Prielbrusye. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  30. ^ “Russian Arctic National Park (in Russian)”. Nenets Autoonomous Okrug. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  31. ^ “Russky Sever National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Russky Sever. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  32. ^ “Samarskaya Luka National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Samarskaya Luka. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  33. ^ “Saylyugemsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. Ministry of Natural Resources of the Russian Federation. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  34. ^ “Sebezhsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Sebezhsky. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  35. ^ “[Shantar Islands National Park - Official Park Website (in Russian)”. Ministry of Natural Resources of the Russian Federation. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  36. ^ “Shorsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Shorsky. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  37. ^ “Smolenskoye Poozerye National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Smolenskoye Poozerye. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  38. ^ “Smolny National Park - Official Park Website (in Russian)”. ProtectedPlanet.org. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  39. ^ “Sochi National Park - Official Park Website (in Russian)”. Sochi National Park. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  40. ^ “Taganay National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Taganay. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  41. ^ “Tarkhankut National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Tarhankut. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  42. ^ “Tunkinsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Tunkinsky. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  43. ^ “Udegeyskaya Legenda National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Udegeyskaya Legenda. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  44. ^ “Ugra National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Ugra. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  45. ^ “Valdaysky National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Valdaysky. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  46. ^ “Vodlozersky National Park - Official Park Website (in Russian)”. Ministry of Natural Resources of the Russian Federation. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  47. ^ “Yugyd Va National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Yugyd Va. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  48. ^ “Zabaykalsky National Park - Official Park Website (in Russian)”. Ministry of Natural Resources of the Russian Federation. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  49. ^ “Land of the Leopard National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Land of the Leopard. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  50. ^ “Zov Tigra National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Lazovsky/Zov Tigra. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.
  51. ^ “Zyuratkul National Park - Official Park Website (in Russian)”. FGBU Zyuratkul. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa