Danh sách Trạng nguyên Việt Nam
- Bài này chỉ nói về trạng nguyên ở Việt Nam. Xem các nghĩa của nó khác nhau ở chỗ nào, bao gồm nghĩa trạng nguyên ở các nước khác, tại trạng nguyên (định hướng)
Trạng nguyên (chữ Hán: 狀元) là danh hiệu thuộc học vị Tiến sĩ của người đỗ cao nhất trong các khoa đình thời phong kiến ở Việt Nam của các triều nhà Lý, Trần, Lê, và Mạc, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình.
Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời Lý năm 1075, lúc đó vua nhà Lý chưa đặt ra định chế tam khôi nên người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng nguyên. Danh sách cụ thể những người đỗ đầu các kỳ thi này xem bài Thủ khoa Đại Việt. Phải đến khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông (1247) mới đặt ra định chế tam khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) thì mới có danh hiệu Trạng nguyên. Đến thời nhà Nguyễn thì không lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa (danh hiệu cao nhất dưới thời nhà Nguyễn là Đình nguyên). Do đó Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn (1736) thời Lê-Trịnh.
Danh sách
sửaDưới đây là danh sách các Trạng nguyên của Việt Nam. Danh sách này bao gồm những người được phong là thủ khoa và Chính danh Trạng nguyên từ khi có danh vị này.
Trường hợp phân chia 2 ngôi vị thời Trần Kinh Trạng nguyên (đỗ đầu các Tiến sĩ quê từ Ninh Bình trở ra) và Trại Trạng nguyên (đỗ đầu các Tiến sĩ quê từ Thanh Hoá trở vào) cũng được ghi đủ cả hai vị. Một số trong số này đã được ghi danh vào bia Tiến sĩ ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Trong danh sách trên, riêng 2 tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương đã chiếm gần một nửa số Trạng nguyên ở Việt Nam với 26/55 vị.
Nếu dựa theo danh sách này thì có 48 Trạng nguyên chính thức và Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang. Những người đỗ đầu các khoa thi từ năm 1246 trở về trước chưa đặt danh hiệu trạng nguyên.
Tuy nhiên, các tác giả Vũ Xuân Thảo trong bài Vài số liệu, tư liệu chưa chính xác trong cuốn "Những ông nghè ông cống triều Nguyễn" đăng trên tạp chí Xưa và Nay số 67, tháng 9 năm 1999 và Lê Thái Dũng trong Giở trang sử Việt năm 2008 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội thì Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang, đỗ khoa Bính Ngọ (1246)[1].
Có tài liệu như Các nhà khoa bảng Việt Nam (dẫn theo Hồng Đức [2]) lại tính Nguyễn Quan Quang là vị trạng nguyên đầu tiên: Phải tới khoa thi thứ 6 (khoa Đại tỉ thủ sĩ) vào năm Bính Ngọ (1246), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 15, đời vua Trần Thái Tông mới đặt danh hiệu Tam khôi (Trạng nguyên – Bảng nhãn – Thám hoa) và Nguyễn Quan Quang đã đậu Trạng nguyên, Phạm Văn Tuấn đậu Bảng nhãn, Vương Hữu Phùng đậu Thám hoa.
Trong danh sách 47 vị trạng nguyên treo ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thì Nguyễn Quan Quang được ghi đầu tiên rồi sau đó mới là Nguyễn Hiền.
Thống kê
sửaThống kê này được tính theo tỉnh ngày nay. Ví dụ Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh tại thôn Trung Am huyện Vĩnh Lại, Hải Dương nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng được xem là người Hải Phòng. Hai trường hợp khi chấm đỗ ngôi Trạng nguyên, nhưng sau đó bị truất là Triệu Nghị Phù (Khoa thi 1496) người Lập Thạch, Vĩnh Phúc ngày nay và Hứa Tam Tỉnh (Khoa thi 1508) người Yên Phong, Bắc Ninh ngày nay thì đều không được tính.
Bắc Ninh | 15
|
Hải Dương | 11
|
Hà Nội[3] | 7
|
Nam Định | 5
|
Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa | 3
|
Thái Bình | 2
|
Bắc Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc | 1
|
Số Trạng nguyên
sửaTheo một số tài liệu, trong đó có cuốn Những ông nghè ông cống triều Nguyễn của Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Loan và Lan Phương, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1995, dựa vào các công trình Các nhà khoa bảng Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, 1993; Quốc triều hương khoa lục, Nhà xuất bản TP HCM, 1993 thì từ khi bắt đầu mở khoa thi (1075) đến khi chấm dứt (khoa thi cuối cùng tổ chức năm 1919), tổng cộng có 184 khoa thi với 2785 vị đỗ đại khoa (đỗ tiến sĩ và tính cả phó bảng), trong đó có 55 Trạng nguyên (gồm 7 trong số 9 thủ khoa Đại Việt và 48 trạng nguyên trong danh sách này).
Tuy nhiên, tác giả Vũ Xuân Thảo trong bài Vài số liệu, tư liệu chưa chính xác trong cuốn "Những ông nghè ông cống triều Nguyễn" đăng trên tạp chí Xưa và Nay số 67, tháng 9 năm 1999 đã cho rằng con số trên không chính xác. Theo ông thì từ năm 1075 đến năm 1919 có tổng cộng có 185 khoa thi với 2898 vị đỗ đại khoa (tính từ phó bảng trở lên), trong đó chỉ có 47 Trạng nguyên. Cũng theo tác giả này và Lê Thái Dũng trong Giở trang sử Việt năm 2008 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội thì Trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang, đỗ khoa Bính Ngọ (1246)[1].
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1 (2008), trong bài "Nghìn năm văn hiến" (trang 15) của tác giả Nguyễn Hoàng có ghi số liệu như sau: tổng số 185 khoa thi với 2896 người đỗ tiến sĩ, trong đó có 47 Trạng nguyên (thời Trần: 9; thời Lê: 27; thời Mạc: 11).
Tham khảo
sửa- Đại Việt sử ký toàn thư
- Lê Thái Dũng (2008), Giở trang sử Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Xem thêm
sửaGhi chú
sửa- ^ a b Lê Thái Dũng, sách đã dẫn, tr 153
- ^ “Ai là vị trạng nguyên đầu tiên của Đại Việt?”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2012.
- ^ Tỉnh Hà Tây cũ có 4 vị trạng nguyên là: Nguyễn Trực, Hoàng Nghĩa Phú, Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thiến.
Liên kết ngoài
sửa- Danh sách Trạng nguyên Việt Nam
- Các khoa thi thời Trần
- Các khoa thi Nho học ở Việt Nam thời xưa Lưu trữ 2009-04-14 tại Wayback Machine
- Lối xưa xe ngựa
Khoa bảng | ||
---|---|---|
Thi Hương | Thi Hội | Thi Đình |
Giải nguyên | Hội nguyên | Đình nguyên |
Hương cống Sinh đồ |
Thái học sinh Phó bảng |
Trạng nguyên Bảng nhãn Thám hoa Hoàng giáp Đồng tiến sĩ xuất thân |