Danh sách đồng bằng Việt Nam
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 1 năm 2014) |
Đi từ Bắc xuống Nam, Việt Nam có các đồng bằng sau:
- Đồng bằng sông Hồng (hay đồng bằng châu thổ sông Hồng hoặc đồng bằng Bắc Bộ, rộng 15.000 km²[1])
- Đồng bằng Thanh Hóa[2] (rộng 3.100 km²[1]).
- Đồng bằng Nghệ Tĩnh
- Đồng bằng Quảng Bình
- Đồng bằng Quảng Trị
- Đồng bằng Thừa Thiên
- Đồng bằng Quảng Nam
- Đồng bằng Quảng Ngãi
- Đồng bằng An Khê[11]
- Đồng bằng Bình Định
- Đồng bằng Phú Yên
- Đồng bằng Khánh Hòa
- Đồng bằng Ninh Thuận
- Đồng bằng Bình Thuận
- Đồng bằng sông Cửu Long
Trong các đồng bằng nói trên chỉ có hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ, và đồng bằng An Khê là một trũng giữa núi (thung lũng), còn lại là các đồng bằng duyên hải.
Các đồng bằng từ Thanh Hóa đến Bình Thuận (ngoại trừ đồng bằng An Khê) được gọi chung là đồng bằng duyên hải miền Trung hay đồng bằng ven biển miền Trung. Đồng bằng ven biển miền Trung thực chất là một dãy các đồng bằng không liên tục, bị xé nhỏ bởi các dãy núi đâm ngang ra Biển Đông. Người ta thường gọi tên các đồng bằng ở ven biển miền Trung theo tên tỉnh, ví dụ đồng bằng Phú Yên bao gồm hai đồng bằng nhỏ là đồng bằng Tuy An và đồng bằng Tuy Hòa. Cũng vì lý do này mà tên một số đồng bằng đã thay đổi theo sự phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trước đây có đồng bằng Bình Trị Thiên (rộng 2.150 km²[1], nay là các đồng bằng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên); đồng bằng Phú Khánh (rộng 1.220 km²[1], nay là các đồng bằng Phú Yên và Khánh Hòa); đồng bằng Thuận Hải (rộng 530 km²[1], nay là các đồng bằng Ninh Thuận và Bình Thuận).
Một số tài liệu cho rằng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Thái Bình[1] và đồng bằng Nam Bộ (diện tích 63.000 km²[1]) bao gồm đồng bằng cao miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long[1].
Chú thích
sửa- ^ a b c d e f g h Địa hình chủ yếu ở Việt Nam
- ^ Đôi khi còn được gọi là đồng bằng sông Mã. Tuy nhiên giới hạn thực sự của đồng bằng sông Mã không bao gồm phần bắc của huyện Nga Sơn và một số huyện phía nam Thanh Hóa (Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống).
- ^ Thuộc phía bắc tỉnh Nghệ An
- ^ Thuộc phía nam tỉnh Nghệ An và phía bắc Hà Tĩnh
- ^ Thuộc phía nam tỉnh Hà Tĩnh
- ^ Thuộc phía bắc tỉnh Quảng Nam
- ^ Thuộc phía nam tỉnh Quảng Nam
- ^ Khu vực huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- ^ Khu vực thành phố Quảng Ngãi, huyện Sơn Tịnh và một phần huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
- ^ Khu vực huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ và một phần huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
- ^ Thuộc phía đông tỉnh Gia Lai
- ^ a b c Qua Những Nẻo Đường Bình Thuận - Chương 2 - Chiêm Thành, thực chất và huyền thoại[liên kết hỏng]
- ^ Thuộc thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An và một phần huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
- ^ Thuộc các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa và thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- ^ Đồng bằng sông Cái Ninh Hòa, thuộc các huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
- ^ Đồng bằng sông Cái Nha Trang, thuộc thành phố Nha Trang và huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
- ^ Thuộc thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
- ^ a b c d e f g Miền Đất Khô Hạn Nhất Việt Nam[liên kết hỏng]
- ^ Thuộc các huyện Ninh Hải và Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
- ^ Đồng bằng sông Cái Phan Rang, thuộc thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và một phần các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
- ^ Đồng bằng sông Lòng Sông, thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
- ^ Đồng bằng sông Luỹ, thuộc huyện Bắc Bình và một phần huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- ^ Đồng bằng sông Mao (một phụ lưu của sông Luỹ) thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
- ^ Đồng bằng sông Cái Phan Thiết (sông Quao), thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và một phần thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- ^ Đồng bằng sông Mường Mán, thuộc các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và thị xã La Gi và một phần thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.