Dangyuja (tiếng tiếng Triều Tiên: 당유자[taŋ.ju.dʑa]) là một loại trái cây thuộc Chi Cam chanh xuất phát từ bán đảo Triều Tiên nhất là đảo Jeju nơi dangyuja là đặc sản.[1] Tiếng địa phương Jeju thì gọi trái này là daengyuji (댕유지 [tɛŋ.ju.dʑi]).[2] Dangyuja có hình thù và hương vị tương tự như quả yuzu, nhưng về mặt di truyền thì gần họ bưởi hơn.

Dangyuja
LoàiCitrus grandis (L.) Osbeck
Nguồn gốc xuất xứĐảo Jeju

Dangyuja đã được đưa vào Ark of Taste, một danh mục quốc tế về di sản thực phẩm đang bị đe dọa.[3]

Miêu tả

sửa

Cây dangyuja là loài Cây lá rộng. Mỗi phiến lá dài khoảng 10–13 xentimét (3,9–5,1 in), thường xanh. Cây mọc cao trung bình khoảng 6 mét (20 ft), cành có gai. Quả hình trứng dài 10–12 xentimét (3,9–4,7 in), rộng 9–10 xentimét (3,5–3,9 in), trung bình nặng 300–500 gam (11–18 oz).[4]

Khi chín trái có màu vàng đậm đến vàng cam. Vỏ dangyuja dày khoảng 9 milimét (0,35 in),[4] rất thơm, nếu ăn có vị hơi đắng. Trái nhiều nước, vị chua được ưa chuộng vì hương thơm độc đáo.

Công dụng

sửa
 
Thức uống pha Dangyuja

Ẩm thực

sửa

Ngày nay, trái dangyuja được sử dụng chủ yếu để chế biến trà, dangyuja-cha (trà dangyuja). Y học dân gian thì dùng dangyuja ngăn ngừađiều trị cảm lạnh thông thường. Món canh daengyuji-kkul-tang (nghĩa đen là "súp mật ong dangyuja"), dùng dangyuja xay nát chế thêm mật onggừng rồi vùi tro hồng cho đến khi keo lại như siro, khi cảm lạnh thì dùng.[4] Ngoài ra y học cổ truyền Hàn Quốc còn dùng dangyuja trị các bệnh về đường tiêu hóa. Theo sách Dongui Bogam soạn năm 1613 thì dangyuja có thể giúp giải độc dạ dày, trị ngộ độc rượu và giúp người biếng ăn.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Kim, Gyo-Nam; Shin, Jung-Geun; Jang, Hae-Dong (2009). “Antioxidant and antidiabetic activity of Dangyuja (Citrus grandis Osbeck) extract treated with Aspergillus saitoi”. Food Chemistry. 117 (1): 35–41. doi:10.1016/j.foodchem.2009.03.072 – qua Science Direct.
  2. ^ 송, 문영 (ngày 11 tháng 2 năm 2016). “당유자(唐柚子)에 대한 생각” [A Consideration on Dangyuja]. Headline Jeju (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ “Dangyuja Pomelo”. Slow Food International. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ a b c 소윤, 김 (ngày 18 tháng 6 năm 2015). “침 잔뜩 고이는 신맛이 매력 '제주댕유지' [Salivating sourness is the beauty of 'Jeju Daengyuji']. The Korea Rural Women Weekly News (bằng tiếng Hàn). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2016.