Dan Barker (sinh ngày 25 tháng 6 năm 1949), là một nhà hoạt động vô thần người Mỹ. Ông từng là một nhà thuyết giáonhạc sĩ theo Kitô giáo trong 19 năm, nhưng đã bỏ đạo vào năm 1984. Barker cùng với người vợ Annie Laurie Gaylor là đồng chủ tịch của Hiệp hội Tự do khỏi Tôn giáo (Freedom From Religion Foundation - FFRF).[1] Ông viết nhiều bài báo cho tờ Freethought Today - một tờ báo Hoa Kỳ có nội dung ủng hộ tự do tư tưởng - và là tác giả của một số quyển sách, trong đó có cuốn "Mất Niềm tin vào Đức tin: Từ Nhà thuyết giáo đến Người vô thần" (Losing Faith in Faith: From Preacher to Atheist)[2].

Dan Barker
Sinh25 tháng 6, 1949 (75 tuổi)
Quốc tịchHoa Kỳ Hoa Kỳ
Trường lớpĐại học Azusa Pacific
Nghề nghiệpĐồng chủ tịch của Hiệp hội Tự do khỏi Tôn giáo, nhà văn, nhạc sĩ
Nổi tiếng vìỦng hộ chủ nghĩa vô thầnchủ nghĩa duy lý
Phê phán tôn giáo
Tôn giáoTin Lành (trước năm 1984)
vô thần

Barker là một diễn giả được mời đến diễn thuyết tại Rock Beyond Belief.[3] Ông cũng là thành viên của cơ quan phát ngôn thuộc Liên minh Sinh viên Thế tục.[4]

Tiểu sử

sửa

Barker hoàn tất một chứng chỉ về tôn giáo tại Đại học Azusa Pacific và được thụ phong bởi Giáo hội Cộng đồng Tiêu chuẩn (Standard Community Church) tại California năm 1978. Ông phục vụ với chức danh Phó mục sư thuộc một nhà thờ của Hội Tôn giáo Bằng hữu (Quaker), một của Hội chúng của Đức Chúa Trời, và một nhà thờ độc lập của Phong trào Ân Tứ. Trong thời gian đó, ông sáng tác một số bài nhạc Kitô giáo khá nổi tiếng dành cho trẻ em, tỉ như bài Mary Had a Little Lamb (1977) và His Fleece Was White as Snow (1978), cả hai đều được phát hành bởi Manna Music.[5] Là một nhạc sĩ khá thành công, Barker đã sáng tác hơn 200 bài hát được phát hành hay ghi âm.

Năm 1984, Dan Barker tuyên bố với các bằng hữu rằng ông đã trở thành người vô thần,[6], và cùng năm đó ông xuất hiện trên chương trình AM Chicago (dẫn chương trình bởi Oprah Winfrey) nói về việc "tống khứ thói quen tôn giáo".[7] Barker đã gặp người vợ tương lai Annie Laurie Gaylor tại đó khi họ cùng là khách mời của chương trình. Hai người hẹn hò trong vòng 6 tháng, kết hôn năm 1987, và có một mặt con là Sabrina Delata.[8]

Dan Barker là thành viên của một bộ tộc người Da đỏ Delaware là Lenape, và năm 1991 ông xuất bản quyển sách Paradise Remembered,[9], một tuyển tập các câu chuyện về người ông của mình khi còn là một câu trai trẻ người Lenape sống ở khu vực Indian Territory.

Barker là một người có chỉ số thông minh cao.[10]

Hiệp hội Tự do khỏi Tôn giáo

sửa

Dan Barker là đồng chủ tịch của Hiệp hội Tự do khỏi Tôn giáo - một hiệp hội ủng hộ tự do tư tưởng và tách bạch nhà thờ khỏi nhà nước - cùng với vợ mình là Annie Laurie Gaylor. Hai vợ chồng cũng là người dẫn chương một chương trình hàng tuần kéo dài một tiếng đồng hồ trên Freethought Radio, một đài phát thanh ở vùng Madison, Wisconsin dành cho những người vô thần, bất khả tri và những người ủng hộ tư tưởng tự do. Chương trình được phát hàng tuần, trên Progressive Talk The Mic 92.1, tại Madison, Wisconsin. Chương trình cũng được phát trên một số trạm phát thanh ở vùng Trung Tây và người nghe có thể truy cập nội dung ở dạng podcast.[11] Đài Freethought Radio đã từng có những cuộc phỏng vấn với Richard Dawkins, Sam Harris, Steven Pinker, Julia Sweeney, và Michael Newdow.

Xuất hiện trên truyền thông

sửa
 
Barker cầm trong tay một quyển Thánh kinh bìa đỏ, đang tranh luận với Dinesh D'Souza tại Đại học California, San Diego vào năm 2011.

Barker xuất hiện trong nhiều chương trình truyền thanh và truyền hình cấp quốc gia nhằm tranh luận về các chủ đề liên quan đến vô thần và sự tách rời Nhà thờ khỏi Nhà nước. Ông đã thảo luận về các hình vẽ Chúa Giáng sinh trên các tài sản của chính phủ,[12] tham gia chiến dịch chống lại việc ấn hành tem mang hình Mẹ Teresa,[13] chống lại việc cầu nguyện ở các trường công,[14] và xuất hiện trong các chương trình Phil Donahue, Hannity & Colmes, Maury Povich, Good Morning America, Sally Jessy Raphael, và Tom Leykis.

Ông xuất hiện trong một bài báo của tờ New York Times về sự phát triển của chủ nghĩa vô thần ở các bang miền Nam,[15] và thậm chí còn đưa cả địa chỉ của "trung tâm bỏ đạo" của mình trên khắp nước Mỹ,[16][17][18][19][20][21] và đã tham gia vào nhiều cuộc tranh luận trên khắp đất nước.[22]

Tác phẩm

sửa

Âm nhạc

  • Mary Had a Little Lamb (Manna Music 1977)
  • His Fleece Was White as Snow (Manna Music 1978)

Sách

  • Barker, Dan (1990). Maybe Yes, Maybe No: A Guide for Young Skeptics. Prometheus Books. ISBN 978-0879756079.
  • Barker, Dan (1992). Losing Faith in Faith: From Preacher to Atheist. Madison, WI: Freedom From Religion Foundation. ISBN 978-1877733130.
  • Barker, Dan (2002). Just Pretend. Freedom From Religion Foundation. ISBN 978-1877733055.
  • Barker, Dan (2008). Godless: How an Evangelical Preacher Became One of America's Leading Atheists. Ulysses Press. ISBN 978-1569756775.
  • Barker, Dan (2011). The Good Atheist: Living a Purpose-Filled Life Without God. Ulysses Press. ISBN 978-1569758465.

Album nhạc

  • Night at Nakoma
  • Friendly Neighborhood Atheist (2002)
  • Beware of Dogma (2004)
  • Adrift On A Star (2013)

Chú thích

sửa
  1. ^ Grauvogl, Ann (ngày 18 tháng 12 năm 2009). “Dan Barker and Annie Laurie Gaylor are happily God-free”. Isthmus The Daily Page. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ Losing Faith In Faith: From Preacher To Atheist by Dan Barker Lưu trữ 2013-10-29 tại Wayback Machine trên trang nhà của Hiệp hội tự do khỏi Tôn giáo
  3. ^ Griffith, Justin (ngày 16 tháng 1 năm 2011). “Dan Barker Joins the Lineup”. Rock Beyond Belief website. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “Dan Barker”. Secular Student Alliance. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ “Manna Music All Songs List”. Manna Music. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  6. ^ von Busack, Richard (3 tháng 10 năm 2002). “Heretical Animals”. Metro Silicon Valley. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ “The Oprah Winfrey Show”. AM Chicago. 1984. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  8. ^ Erickson, Doug (ngày 25 tháng 2 năm 2007). “The Atheists' Calling”. Madison.com. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ Amazon.com: Paradise remembered: A Lenape Indian childhood, and other stories: Books: Herbert Barker
  10. ^ “Dan Barker - Freedom From Religion Foundation”. Truy cập 28 tháng 10 năm 2015.
  11. ^ “Freethought Radio & Podcast”. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2013.
  12. ^ “Fox & Friends”. Fox News. ngày 4 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  13. ^ The Daily Show (ngày 14 tháng 3 năm 2010). “Mail Mary”. Comedy Central. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  14. ^ “Does Prayer Have A Place In Public Schools”. Fox News. ngày 14 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  15. ^ Sella, Marshall (ngày 7 tháng 12 năm 1997). “Faith Is a Fraud; Godless And Proud of It”. New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2007.
  16. ^ Lazarus, Bill (ngày 24 tháng 1 năm 1991). 24 tháng 1 năm 1991/news/9101231088_1_dan-barker-religion-foundation-atheism “Minister-turned-atheist Speaks This Weekend” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Orlando Sentinel. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013.[liên kết hỏng]
  17. ^ Lyman, Wendy (ngày 28 tháng 4 năm 2004). “Dan Barker Speaks Tonight at Schofield”. The Flip Side. University of Wisconsin. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013.
  18. ^ “Atheism speaker attracts large crowd”. The Spectator. University of Wisconsin. ngày 24 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2013.
  19. ^ Baker, Jim (ngày 13 tháng 11 năm 2004). “Former preacher 'de-converts' to atheism”. Lawrence Journal World. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  20. ^ Tonge, Shawn (ngày 11 tháng 3 năm 2013). “Evangelical preacher shares story of conversion to atheism”. Michigan Central Life. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.
  21. ^ “Minister-Turned-Atheist Discusses Journey to Deconversion in Lawrence University Address”. Lawrence University. ngày 11 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2013.
  22. ^ Kim, Hyung W (ngày 30 tháng 4 năm 2008). “The Interminable Debate”. The Harvard Crimson. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2013.

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Criticism of religion