Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm

(Đổi hướng từ Dự phòng trước phơi nhiễm)

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (tiếng Anh: pre-exposure prophylaxis, thường viết tắt PrEP) là việc sử dụng thuốc để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ở những người chưa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tiêm chủng là hình thức dự phòng trước phơi nhiễm được sử dụng phổ biến nhất; các hình thức dự phòng trước phơi nhiễm khác thường liên quan đến điều trị bằng thuốc, được gọi là điều trị dự phòng bằng hóa chất (hay hóa dự phòng, tiếng Anh: chemoprophylaxis), ví dụ như là ngăn ngừa nhiễm trùng sốt rét[1] hoặc HIV.[2] Đặc biệt, thuật ngữ PrEP hiện nay thường được hiểu là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm để phòng ngừa HIV.

Nhìn chung, việc sử dụng biện pháp PrEP đòi hỏi sự cân bằng giữa các nguy cơ của việc điều trị (ví dụ như tác dụng phụ của thuốc) đối với những người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm trái ngược với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bệnh nhân dùng thuốc sau khi đã tiếp xúc với tác nhân lây nhiễm.

Sử dụng thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm đối với các bệnh cụ thể

sửa

Sốt rét

sửa

Thuốc điều trị trước phơi nhiễm để ngăn ngừa bệnh sốt rét bằng thuốc chống sốt rét tỏ ra có hiệu quả.[3]

HIV/AIDS

sửa

Thuật ngữ PrEP hiện nay thường đề cập đến điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Đây là phương pháp sử dụng thuốc kháng virus như một chiến lược phòng ngừa HIV/AIDS.[4] PrEP là một trong những chiến lược phòng ngừa HIV dành cho những người âm tính với HIV nhưng có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn, gồm những người trưởng thành có các lần quan hệ tình dục có nguy cơ nhiễm HIV cao, những người sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch (xem tiêm chích ma túy), và các cặp đôi có quan hệ tình dục "dị nhiễm" (serodiscordant).[chú thích 1][6]

Khi được sử dụng theo chỉ dẫn, PrEP đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm HIV, giảm nguy cơ nhiễm HIV tới 99%.[7] Một nghiên cứu quy mô lớn ở Anh đã chỉ ra rằng tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm HIV của phương pháp PrEP vẫn có hiệu quả ngay cả khi được sử dụng trong khu vực không kiểm soát được dịch bệnh.[8]

COVID-19

sửa

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm chống nhiễm SARS-CoV-2, tác nhân truyền nhiễm gây ra COVID-19, có thể là một phương pháp điều trị khả thi cho các nhóm có nguy cơ cao.[9]

Chú thích

sửa
  1. ^ Thuật ngữ cặp vợ chồng serodiscordant đề cập đến mối quan hệ cặp vợ chồng có một người dương tính với HIV và người kia âm tính với HIV . Một mối quan hệ như vậy có thể được xác định bằng tình trạng hôn nhân, chung sống hoặc chung nuôi dạy con cái. Tần suất của các cặp vợ chồng như vậy có xu hướng phản ánh tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng.[5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Triệu Nguyên Trung (15 tháng 4 năm 2017). “Ngày Sốt rét thế giới (WMD) năm 2017: Hãy cùng thu hẹp khoảng cách phòng ngừa”. Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ “PREP - Liệu pháp mới về dự phòng trước phơi nhiễm HIV”. Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế. 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ “Malaria | CDC Yellow Book 2024”. wwwnc.cdc.gov. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023.
  4. ^ “Pre-Exposure Prophylaxis”. HIV.gov. 3 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Cập nhật HIV và thai kỳ”. Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ US Public Health Service. “Preexposure prophylaxis for the prevention of HIV infection in the United States - 2014” (PDF). Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2017.
  7. ^ “Effectiveness of Prevention Strategies to Reduce the Risk of Acquiring or Transmitting HIV”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 12 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2019.
  8. ^ Sullivan, Ann K; Saunders, John; Desai, Monica; Cartier, Andrea; Mitchell, Holly D; Jaffer, Sajjida; Ogaz, Dana; Chiavenna, Chiara; Charlett, Andre; Diamente, Victor; Golombek, Rainer (tháng 12 năm 2023). “HIV pre-exposure prophylaxis and its implementation in the PrEP Impact Trial in England: a pragmatic health technology assessment”. The Lancet HIV. 10 (12): e790–e806. doi:10.1016/s2352-3018(23)00256-4. ISSN 2352-3018.
  9. ^ “Pre-exposure prophylaxis (PrEP) and COVID-19: independent advisory group report”. GOV.UK (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2023.