Dịch bệnh trên loài hoang dã

Dịch bệnh trên loài hoang dã (Wildlife disease) là các dịch bệnh diễn ra từ các quần thể động vật hoang dã và lây lan lẫn nhau. Động vật hoang dã, động vật thuần hóa, được nuôi nhốt và con người đã và đang có chung một số lượng lớn và ngày càng tăng các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng được gọi là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người xuất phát từ động vật lây truyền bệnh (Zoonoses)[1]. Sự toàn cầu hóa liên hồi của xã hội, sự gia tăng dân số của con người và sự thay đổi cảnh quan và môi trường sinh thái liên quan làm tăng thêm mối quan hệ tương tác giữa con người và các động vật khác, do đó tạo điều kiện cho các bệnh truyền nhiễm phát sinh thêm[2][3].

Một con hươu non chết vì dịch bệnh trong tự nhiên

Các bệnh đương thời có nguồn gốc từ động vật bao gồm SARS, bệnh Lymevi rút Tây sông Nile là những căn bệnh đáng chú ý[4]. Dịch bệnh xuất hiện và hồi sinh trong các quần thể động vật hoang dã được coi là một chủ đề quan trọng đối với các nhà bảo tồn, vì những dịch bệnh này mà hoành hành thì có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của các quần thể bị ảnh hưởng và sự tồn tại lâu dài của một số loài[5]. Những thí dụ về các bệnh như vậy bao gồm bệnh chytridiomycosisđộng vật lưỡng cư; bệnh gầy còm mãn tính ở hươu (CWD); hội chứng mũi trắng ở dơi (WNS); và bệnh u mặt quỷ (DFTD) ở loài quỷ Tasmania[6]

Phòng ngừa

sửa
 
Những con gấu mèo đang ăn xác một con hươu chết vì bệnh gầy còm mãn tính

Sự bùng phát dịch bệnh ở động vật hoang dã đôi khi được kiểm soát bằng cách giết chết những cá thể bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây truyền sang những động vật quan trọng trong hộ gia đình và những vật nuôi, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế[7][8]. Đây là cách thức cô lập các cá thể bị nhiễm bệnh để tiêu diệt mầm bệnh hầu dập dịch bệnh, biện pháp này được sử dụng rộng rãi trong những lần xuất hiện các ổ dịch vật nuôi trên diện rộng và đã có những hiệu quả rõ ràng, nhưng những người ủng hộ quyền động vật phản đối việc tiêu hủy động vật, vì họ coi các cá thể động vật hoang dã là có giá trị bản chất phổ quát và tin rằng chúng có quyền được sống[9].

Sự đau khổ ở động vật hoang dã, do hậu quả của dịch bệnh cũng đã được một số tác giả chú ý đến[10], những người cho rằng chúng ta nên giảm bớt hình thức đau khổ này thông qua các chương trình tiêm chủng[11][12]. Các chương trình như vậy cũng được coi là có lợi trong việc giảm sự phơi nhiễm của con người và vật nuôi trong nhà với bệnh tật và bảo tồn các loài[13]. Thuốc chủng ngừa bệnh dại bằng liều uống đã được sử dụng thành công ở nhiều quốc gia để kiểm soát sự lây lan của bệnh dại trong các quần thể động vật hoang dã và giảm phơi nhiễm cho con người[14]. Các nước như Úc, Anh, Tây Ban NhaNew Zealand đều đã tiến hành các chương trình tiêm chủng thành công để ngăn ngừa bệnh lao bò, bằng cách tiêm phòng cho lửng, thú có túilợn rừng[15]. Để đối phó với đại dịch COVID-19, người ta đã đề xuất rằng, trong tương lai, động vật hoang dã có thể được tiêm vắc-xin coronavirus để giảm bớt sự đau khổ cho những động vật bị ảnh hưởng, ngăn ngừa lây truyền dịch bệnh[16].

Chú thích

sửa
  1. ^ Karesh, William B.; Dobson, Andy; Lloyd-Smith, James O.; Lubroth, Juan; Dixon, Matthew A.; Bennett, Malcolm; Aldrich, Stephen; Harrington, Todd; Formenty, Pierre; Loh, Elizabeth H.; Machalaba, Catherine C. (ngày 1 tháng 12 năm 2012). “Ecology of zoonoses: natural and unnatural histories”. The Lancet (bằng tiếng Anh). 380 (9857): 1936–1945. doi:10.1016/S0140-6736(12)61678-X. ISSN 0140-6736. PMC 7138068. PMID 23200502.
  2. ^ Patz, Jonathan A.; Daszak, Peter; Tabor, Gary M.; Aguirre, A. Alonso; Pearl, Mary; Epstein, Jon; Wolfe, Nathan D.; Kilpatrick, A. Marm; Foufopoulos, Johannes; Molyneux, David; Bradley, David J. (tháng 7 năm 2004). “Unhealthy Landscapes: Policy Recommendations on Land Use Change and Infectious Disease Emergence”. Environmental Health Perspectives. 112 (10): 1092–1098. doi:10.1289/ehp.6877. ISSN 0091-6765. PMC 1247383. PMID 15238283.
  3. ^ Wu, Tong; Perrings, Charles; Kinzig, Ann; Collins, James P.; Minteer, Ben A.; Daszak, Peter (tháng 2 năm 2017). “Economic growth, urbanization, globalization, and the risks of emerging infectious diseases in China: A review”. Ambio. 46 (1): 18–29. doi:10.1007/s13280-016-0809-2. ISSN 0044-7447. PMC 5226902. PMID 27492678.
  4. ^ Lipkin, W. Ian (2015). “Zoonoses”. Mandell, Douglas, and Bennett's Principles and Practice of Infectious Diseases: 3554–3558. doi:10.1016/B978-1-4557-4801-3.00322-2. ISBN 9781455748013. PMC 7151852.
  5. ^ Smith, K. F.; Acevedo‐Whitehouse, K.; Pedersen, A. B. (2009). “The role of infectious diseases in biological conservation”. Animal Conservation (bằng tiếng Anh). 12 (1): 1–12. doi:10.1111/j.1469-1795.2008.00228.x. ISSN 1469-1795.
  6. ^ Botzler, Richard G.; Brown, Richard N. (2014). Foundations of Wildlife Diseases (bằng tiếng Anh). Berkeley, California: University of California Press. tr. 378. ISBN 978-0-520-27609-3.
  7. ^ Harrison, Annabel; Newey, Scott; Gilbert, Lucy; Haydon, Daniel T.; Thirgood, Simon (2010). “Culling wildlife hosts to control disease: mountain hares, red grouse and louping ill virus”. Journal of Applied Ecology (bằng tiếng Anh). 47 (4): 926–930. doi:10.1111/j.1365-2664.2010.01834.x. ISSN 1365-2664.
  8. ^ Cowled, Brendan D.; Garner, M. Graeme; Negus, Katherine; Ward, Michael P. (ngày 16 tháng 1 năm 2012). “Controlling disease outbreaks in wildlife using limited culling: modelling classical swine fever incursions in wild pigs in Australia”. Veterinary Research. 43 (1): 3. doi:10.1186/1297-9716-43-3. ISSN 1297-9716. PMC 3311561. PMID 22243996.
  9. ^ James, Will (ngày 6 tháng 3 năm 2014). “Killing Wildlife: The Pros and Cons of Culling Animals”. National Geographic News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Tomasik, Brian (2015). “The Importance of Wild-Animal Suffering”. Relations: Beyond Anthropocentrism. 3 (2): 133–152. doi:10.7358/rela-2015-002-toma.
  11. ^ Anthis, Jacy Reese (ngày 14 tháng 12 năm 2015). “Wild animals endure illness, injury, and starvation. We should help”. Vox (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ Faria, Catia; Paez, Eze (2015). “Animals in Need: The Problem of Wild Animal Suffering and Intervention in Nature”. Relations: Beyond Anthropocentrism. 3: 7.
  13. ^ Abbott, Rachel C. (ngày 17 tháng 2 năm 2020). “Wildlife Vaccination - Growing in Feasibility?”. Cornell Wildlife Health Lab (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ “Oral Rabies Vaccination”. Animal and Plant Health Inspection Service (APHIS). ngày 23 tháng 9 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2019.
  15. ^ Quellette, Cara. “The Case for Wild Animal Vaccination”. Nature Ethics (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ “Helping wild animals through vaccination: could this happen for coronaviruses like SARS-CoV-2?”. Animal Ethics. ngày 12 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.

Liên kết ngoài

sửa