Dị Nậu, Thạch Thất
Dị Nậu là một xã thuộc huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Dị Nậu
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Dị Nậu | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | |
Thành phố | Hà Nội | |
Huyện | Thạch Thất | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°02′56″B 105°37′26″Đ / 21,04889°B 105,62389°Đ | ||
| ||
Diện tích | 3,2 km²[1] | |
Dân số (2022) | ||
Tổng cộng | 9.040 người[2] | |
Mật độ | 2.825 người/km² | |
Dân tộc | Kinh | |
Khác | ||
Mã hành chính | 09979[3] | |
Địa lý
sửaXã có diện tích đất tự nhiên khoảng 3,2 km². Diện tích đất khu dân cư khoảng 0,9 km². Dân số năm 2021 là 9.040 người, trong đó Nữ là 4.679 người[1] mật độ dân số đạt 2.825 người/km². Số hộ gia đình: 2720 hộ.
Xã Dị Nậu xưa thuộc tổng Núc gồm các xã: Dị Nậu, Canh Nậu, Hương Ngải.
Xã có vị trí địa lý:
Hành chính
sửaXã Dị Nậu chia thành 3 thôn chính: Hòa Bình, Đoàn Kết và Tam Nông. Trong đó lại chia thành thôn nhỏ và các xóm.
Giao thông
sửaXã Dị Nậu có hệ thống giao thông thuận lợi. Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã:
- Tỉnh lộ 420: đi Liên Hiệp, Phúc Thọ, Hương Ngải, Phú Kim...
- Hệ thống xe buýt: CNG01, 117.
Về Tôn giáo:
Văn hóa
sửaTôn giáo
sửaXã Dị Nậu có khoảng gần nửa dân số theo Đạo Thiên Chúa. Trước kia xã Dị Nậu chia làm 2 thôn: Thôn Dị và Thôn Bến ngăn cách nhau bởi đầm nước chia đôi hai thôn.
Di tích
sửaVề di tích xã Dị Nậu có khá nhiều di tích, có 2 Chùa, 2 Đình, 2 nhà thờ Thiên chúa giáo ở vị trí của hai thôn Dị và Bến. Ngoài ra còn nhiều đền thờ, miếu mạo ở các xóm. Các di tích tiêu biểu có giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc ở xã:
- Di tích đình Dị Nậu thờ Lý Phục Man có công giúp Lý Bí chống quân Lương và thờ Tam vị họ Đỗ người gốc Hán có công cai quản, trông nom và bảo vệ dân làng. Di tích được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng cấp quốc gia.
- Di tích chùa Dị Nậu tên chữ là Bảo Quang Tự thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Di tích chùa Dị Nậu được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng cấp quốc gia.
Kinh tế
sửaKinh tế xã phát triển dựa vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Về nông nghiệp là trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi nhỏ. Nhưng năm gần đây một số diện tích lúa đã được các hộ dân chuyển sang trồng rau màu đem lại giá trị cao hơn. Về tiểu thủ công nghiệp, làng nghề xã có nghề mộc nổi tiếng như sơ chế gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất, chạm khắc, làm mộc thuê... Không chỉ có nghề mộc mà nghề xây dựng ở đây cũng khá phát triển với nhiều đội thợ cai, thợ xây nhận các công trình xây dựng ở các địa phương khác. Hiện nay nghề mộc và xây dựng là nghề chủ đạo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình tạo việc làm và thu nhập khá. Kinh tế hộ gia đình phát triển, đời sống nâng cao kéo theo nhóm dịch vụ cũng đang bắt đầu hình thành và đa dạng dần.
Chú thích
sửaNhiều người có công với làng và đất nước
- ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (21 tháng 1 năm 2022). “Thông báo 64/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 cập nhật 09h00 ngày 21/01/2022”. LuatVietnam.
- ^ Tổng cục Thống kê