Lê Hiến Mai

Là một chính khách và tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng
(Đổi hướng từ Dương Quốc Chính)

Lê Hiến Mai (1918-1992) là một chính khách và tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Ông từng giữ chức Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Ông cũng là một trong 9 Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được thụ phong năm 1948.


Lê Hiến Mai
Chân dung Lê Hiến Mai, năm 1976
Chức vụ
Chủ nhiệm Ủy ban Y tế và Xã hội của Quốc hội
Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 1982 – 
Tiền nhiệmNguyễn Thị Định
Vị trí Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội
Nhiệm kỳ1975 – 23 tháng 4 năm 1982
Tiền nhiệmđầu tiên
Kế nhiệmSong Hào
Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Nhiệm kỳ1971 – 1975
Tiền nhiệmUng Văn Khiêm
Kế nhiệmkhông có
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
Nhiệm kỳ7 tháng 1 năm 1963 – 4/1965
Tiền nhiệmNghiêm Xuân Yêm
Kế nhiệmHoàng Anh
Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực
Nhiệm kỳtháng 7 năm 1960 – 7 tháng 1 năm 1963
Thứ trưởngHà Kế Tấn
Tiền nhiệmBộ mới thành lập
Kế nhiệmHà Kế Tấn
Chính ủy Bộ Tư lệnh Binh chủng Pháo binh
Nhiệm kỳ15 tháng 8 năm 1958 – 
Chính trị Ủy viên Khu II
Nhiệm kỳ25 tháng 7 năm 1947 – 
Thông tin cá nhân
Quốc tịchViệt Nam
Sinh23 tháng 11 năm 1918
Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
Mất6 tháng 11, 1992(1992-11-06) (73 tuổi)
Hà Nội,[cần dẫn nguồn] Việt Nam
Nơi ởHà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
VợNgô Duy Liên
Họ hàngNguyễn Văn Linh (anh em cột chèo)
Tặng thưởngHuân chương Hồ Chí Minh
Binh nghiệp
ThuộcQuân đội nhân dân Việt Nam
Phục vụQuân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậcTrung tướng

Thân thế

sửa

Ông tên thật là Nguyễn Văn Phường quê xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Ba Vì, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội).

Ông tham gia cách mạng từ năm 1939. Năm 1940, ông là Thư ký Ban chấp hành Đoàn Thanh niên phản đế tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1941 đến năm 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam và đày đi tù ở nhiều nơi.

Lãnh đạo chính trị trong quân đội

sửa

Tháng 8 năm 1944, ông vượt ngục, tham gia Cứu quốc quân, lấy bí danh Lê Hiến Mai, giữ chức Ủy viên phân khu ủy Phân khu Tuyên - Thái; Phái viên chính trị Giải phóng quân phụ trách Mặt trận Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Lào); Chính trị viên, Bí thư trung đoàn ủy. Tháng 3 năm 1946, ông làm Chính ủy, kiêm Tham mưu trưởng, Bí thư quân khu ủy Chiến khu 2, kiêm Chính ủy Trường bổ túc quân sự ủy viên hội.

Từ tháng 2 năm 1947 đến năm 1949, ông lần lượt giữ các chức vụ Chính ủy Mặt trận Tây Tiến, Liên khu 1, Bộ Tư lệnh Nam Bộ, kiêm Phân liên khu miền Đông Nam Bộ.

Năm 1948, ông được thụ phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt phong hàm đầu tiên.[1]

Năm 1953, ông làm Tư lệnh, Bí thư quân khu ủy Phân liên khu miền Tây Nam Bộ.

Sau Hiệp ước Genève, ông tập kết ra Bắc.

Năm 1958, ông làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Pháo binh.[2]

Những năm đầu thập niên 60, ông chuyển sang công tác chính quyền, làm Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực (1960 - 1.1963) [3], Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (1963 - 1965) [4]

Tháng 4 năm 1965, ông quay lại quân đội làm Chính ủy, Bí thư đảng ủy Quân khu 4, Ủy viên Quân ủy Trung ương.

Năm 1967, ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên thường trực Quân ủy Trung ương, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự;

Năm 1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng.

Tham gia công tác chính quyền

sửa

Từ tháng 6 năm 1971 ông giữ chức Bộ trưởng, Bí thư đảng đoàn Bộ Nội vụ [5](sau đổi là Bộ Thương binh và Xã hội, nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) trong khi vẫn đang trong quân đội.

Năm 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội cho đến năm 1982 [6],[7], kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

Năm 1982, ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Y tế - Xã hội của Quốc hội[8], kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Điều tra tội ác chiến tranh xâm lược.

Năm 1990, ông làm Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III và IV; đại biểu Quốc hội các khóa III, V, VI và VII.

Ông mất ngày 6 tháng 11 năm 1992 tại Hà Nội[cần dẫn nguồn] và an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Vinh danh

sửa

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng:

Chú thích

sửa
  1. ^ Sắc lệnh 112/SL cử ông Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Hiến Mai, thụ cấp thiếu tướng từ 1/1/1948
  2. ^ Sắc lệnh 081/SL bổ nhiệm thiếu tướng Lê Hiến Mai giữ Chính uỷ Bộ tư lệnh pháo binh
  3. ^ “Thành viên Chính phủ qua các thời kỳ: Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá II (1960-1964)”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  4. ^ http://www.na.gov.vn/Sach_QH/VKQHTap2/Nam%201963/UBTVQH1963_3.htm[liên kết hỏng].
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ “Nghị quyết”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  8. ^ “Van kien Quoc hoi toan tap”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.

Liên kết ngoài

sửa