Dơi quạ Ryukyu

loài động vật có vú

Dơi quạ Ryukyu hay Cáo bay Ryukyu (Pteropus dasymallus) là một loài dơi quạ thuộc họ Pteropodidae. Loài được tìm thấy tại Nhật Bản, Đài Bắc, và quần đảo Babuyan thuộc Philippines. Môi trường sống tự nhiên của chúng là những rừng khô, đầm lầy cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Loài bị đe dọa bởi việc mất môi trường sống cũng như săn bắn và được IUCN xếp vào hạng mục "Loài sắp nguy cấp". Loài này được Coenraad Jacob Temminck mô tả năm 1825.

Dơi quạ Ryukyu
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Chiroptera
Họ (familia)Pteropodidae
Chi (genus)Pteropus
Loài (species)P. dasymallus
Danh pháp hai phần
Pteropus dasymallus
Temminck, 1825

Phân loài và từ nguyên học

sửa

Loài được mô tả sinh học vào năm 1825 bởi nhà động vật học người Hà Lan Coenraad Jacob Temminck. Temminck đã nhận mẫu vật mà ông dùng để miêu tả từ doanh nhân Jan Cock Blomhoff.[2] Tên loài "dasymallus" có khả năng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại dasús 'có nhiều lông', và tiếng Hy Lạp cổ đại mallós 'giống như len'; Temminck mô tả lông của chúng dài và có cảm giác như len.[2] Loài có 5 phân loài, bao gồm:[3]

  • Daito fruit bat - P. d. daitoensis
  • Erabu fruit bat - P. d. dasymallus
  • Taiwanese fruit bat - P. d. formosus
  • Orii's fruit bat - P. d. inopinatus
  • Yaeyama fruit bat - P. d. yayeyamae

Các phân loài được đưa ra dựa trên những quần thể phân bố ở những vùng đảo khác nhau.[4]

Sinh học và sinh thái học

sửa

Dơi quạ Ryukyu gần như là loài ăn trái cây với lượng tiêu thụ quả của ít nhất là 53 loài; hoa của 20 loài; lá của 18 loài và cành của 1 loài thực vật.[5] Chúng được quan sát rằng cũng ăn 8 loài côn trùng khác nhau.[6] Cây gừa là nguồn thức ăn quan trọng quanh năm của loài này.[5] Dơi quạ Ryukyu là loài thụ phấn quan trọng của một phân loài cây Schima wallichii, ngoài ra cũng giúp thụ phấn một loài thuộc chi Đậu mèoMucuna macrocarpa. Chúng là loài ăn đêm, thường ngủ một mình trên cây vào ban ngày và kiếm ăn vào buổi tối. Chúng có vai trò phát tán hạt và có thể đưa hạt từ trái cây đã tiêu hóa đi xa cây mẹ đến 1.833 m (1,139 mi).[4]

Mô tả

sửa

Dơi quạ Ryukyu có kích thước nhỏ hơn đôi chút so với dơi quạ Ấn Độ với sải cánh dài 1,24–1,41 m (4 ft 1 in–4 ft 8 in). Chúng nặng 400–500 g (0,88–1,10 lb)[4] và cánh tay có chiều dài khoảng 140 mm (5,5 in).[7] Toàn thân được bao phủ dưới lớp lông dài, tạo cảm giác giống như len. Loài có màu nâu đỏ cùng gáy màu trắng vàng.[8] Tai của chúng nhỏ, nhọn và khó thấy dưới lớp lông dày cùng màng da có màu nâu đậm.[2]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Cáo bay Ryukyu là loài đặc hữu của Đài Loan, Nhật BảnPhilippines. Tại Nhật, loài được tìm thấy tại quần đảo Ōsumi, quần đảo Tokara, quần đảo Okinawa, quần đảo Miyako, quần đảo Yaeyamaquần đảo Daito. Ở Philippines chúng xuất hiện ở Batan, Dalupiri và Fuga. Môi trường sống của chúng là những khu rừng rậm.[1]

Tình trạng

sửa

Số lượng lớn nhất của loài có lẽ sống tại Philippines và được cho sẽ duy trì ổn định. Nhật Bản được ước tính có hơn 5000 cá thể còn ở Đài Loan thì số lượng đã sụt giảm khá nhiều. Loài này phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa. Vài quần thể tại Philippines bị săn bắt làm thức ăn và được xem là mỹ vị ở Babuyan Claro. Còn ở Nhật Bản, mất môi trường sống là mối đe dọa hàng đầu nhưng một vài cá thể cũng bị mắc kẹt vào những lưới bảo vệ hoa quả hoặc bị giật bởi dây điện. Nhìn chung, số lượng loài này đã suy giảm đáng kể mặc dù tình hình có vẻ đã khả quan hơn vào năm 2008 khi IUCN xóa tên loài khỏi hạng mục "Loài nguy cấp" và thay bằng "Loài sắp nguy cấp".[1]

Đối với con người

sửa

Trong bản mô tả đầu tiên của Temminck, ông viết rằng loài cáo bay này "phá hoại" vườn hoa quả.[2] Sự phá hoại của chúng lên vườn cây đã buộc tỉnh Okinawa phải tiến hành điều tra vào năm 2012. Ở 2 ngôi làng được khảo sát năm 2013, loài cáo bay đã gây ra tổn thất ước tính 19 triệu yên (175 ngàn USD) đối với mùa vụ hàng năm. Nhiều nông dân Nhật Bản cho rằng dơi quạ Ryukyu là loài gây hại và nên được kiểm soát bằng phương pháp loại thải.[7]

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Vincenot, C.E. (2017). Pteropus dasymallus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2017: e.T18722A22080614. doi:10.2305/IUCN.UK.2017-2.RLTS.T18722A22080614.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c d Temminck, C.J. (1825). “Cinquième Monographie. Vues générales sur l'ordre des cheiroptères”. Monographies de Mammalogie, ou description de quelques genres de Mammifères, dont les espèces ont été observées dans les différens musées de l'Europe. 1. Paris: G. Dufour et E. d'Ocagne. tr. 180–181, pl. XX–XVI.
  3. ^ “Pteropus dasymallus Temminck, 1825”. ITIS Report. Integrated Taxonomic Information System. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ a b c Nakamoto, Atsushi; Kinjo, Kazumitsu; Izawa, Masako (2008). “The role of Orii's flying-fox (Pteropus dasymallus inopinatus) as a pollinator and a seed disperser on Okinawa-jima Island, the Ryukyu Archipelago, Japan”. Ecological Research. 24 (2): 405. doi:10.1007/s11284-008-0516-y.
  5. ^ a b Nakamoto, Atsushi; Kinjo, Kazumitsu; Izawa, Masako (2007). “Food habits of Orii's flying-fox, Pteropus dasymallus inopinatus, in relation to food availability in an urban area of Okinawa-jima Island, the Ryukyu Archipelago, Japan”. Acta Chiropterologica. 9: 237. doi:10.3161/1733-5329(2007)9[237:FHOOFP]2.0.CO;2.
  6. ^ Funakoshi, K; Watanabe, H; Kunisaki, T (1993). “Feeding ecology of the northern Ryukyu fruit bat, Pteropus dasymallus dasymallus, in a warm-temperate region”. Journal of Zoology. 230 (2): 221. doi:10.1111/j.1469-7998.1993.tb02684.x.
  7. ^ a b Vincenot, Christian Ernest; Collazo, Anja Maria; Wallmo, Kristy; Koyama, Lina (2015). “Public awareness and perceptual factors in the conservation of elusive species: The case of the endangered Ryukyu flying fox”. Global Ecology and Conservation. 3: 526. doi:10.1016/j.gecco.2015.02.005.
  8. ^ Andrew T. Smith; Yan Xie; Robert S. Hoffmann; Darrin Lunde; John MacKinnon; Don E. Wilson; W. Chris Wozencraft biên tập (2010). A Guide to the Mammals of China . Princeton University Press. tr. 332. ISBN 9781400834112.

Liên kết ngoài

sửa