Dãy núi Krym (tiếng Ukraina: Кримські Гори, chuyển tự: Krymski Hory; tiếng Nga: Крымские Горы, chuyển tự: Krymskie Gory; tiếng Tatar Krym: Qırım dağları) là một dãy núi chạy song song với bờ biển đông nam của bán đảo Krym, Nga, nằm cách biển từ 8 đến 13 km. Về phía tây, dãy núi dốc đứng xuống biển Đen trong khi về phía đông thì lại dốc thoải thành cảnh quan thảo nguyên.

Dãy núi Krym

Dãy núi Krym gồm có ba dãy núi nhỏ. Cao nhất trong số này là dãy Chính. Dãy Chính lại được chia thành một số yayla, nghĩa là các cao nguyên núi (yayla trong tiếng Tatar Krym có nghĩa là "thảo nguyên núi cao"). Các yayla đó gồm: Baydar, Ay-Petri, Yalta, Nikita, Hurzuf, Babugan, Chatyr-Dag, Dologorukovskaya (Subatkan), Demirji và Karabi.

Ngọn cao nhất trong dãy là Roman-Kosh (tiếng Ukraina: Роман-Кош; tiếng Nga: Роман-Кош, tiếng Tatar Krym: Roman Qoş), cao 1545 m và thuộc yayla Babugan. Các ngọn núi cao trên 1200 m là:

Những con đèo quan trọng nhất của dãy Krym là:

Sông thuộc dãy núi Krym có: sông Alma, sông Chernayasông Salhir ở sườn bắc và sông Uchan-su ở sườn nam.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương cốt người hiện đại (về mặt giải phẫu) có niên đại cổ nhất châu Âu tại các hang động Buran-Kaya trên dãy Krym. Các hóa thạch này có niên đại 32.000 năm; các đồ tạo tác có mối liên hệ với văn hóa Gravett. Trên xương của những người này có vết cắt, ngụ ý xác họ đã bị róc thịt trong một nghi lễ.[1][2]

Chú thích

sửa
  1. ^ Prat, Sandrine; Péan, Stéphane C.; Crépin, Laurent; Drucker, Dorothée G.; Puaud, Simon J.; Valladas, Hélène; Lázničková-Galetová, Martina; van der Plicht, Johannes; Yanevich, Alexander (ngày 17 tháng 6 năm 2011). “The Oldest Anatomically Modern Humans from Far Southeast Europe: Direct Dating, Culture and Behavior”. PLOS ONE. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ Carpenter, Jennifer (ngày 20 tháng 6 năm 2011). “Early human fossils unearthed in Ukraine”. BBC News. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2011.