Nghệ lá hẹp
Nghệ lá hẹp[3] (danh pháp khoa học: Curcuma angustifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học đầu tiên năm 1810.[1][4] Tên gọi tại Ấn Độ là tikhur.[1]
Curcuma angustifolia | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
(không phân hạng) | Commelinids |
Bộ (ordo) | Zingiberales |
Họ (familia) | Zingiberaceae |
Phân họ (subfamilia) | Zingiberoideae |
Tông (tribus) | Zingibereae |
Chi (genus) | Curcuma |
Loài (species) | C. angustifolia |
Danh pháp hai phần | |
Curcuma angustifolia Roxb., 1810[1][2] |
Phân bố
sửaLoài này có ở Ấn Độ (từ Uttarakhand, Maharashtra tới Assam), Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Du nhập vào đông nam Trung Quốc.[5]
Mô tả
sửaĐịa thực vật; thân rễ thuôn dài, củ hình bông vụ to 1 cm, nạc trắng, bìa vàng, mùi nghệ; rễ to, rộng 1,5 mm, mang nhiều củ thuôn dài ở chót, nhạt màu. Lá có phiến hẹp hình mũi mác, to 15 × 5–7 cm, cuống dài đến 15 cm. Phát hoa xuất hiện trước lá, cao 15 cm, trên cọng 5–15 mm; lá hoa tròn dài, đến 2,5 cm; lá hoa dưới màu xanh lục, chóp đỏ hay tim tím; đài hoa 1 cm, có lông, vành có ống có lông, cánh hoa 1,5 cm; bao phấn có 2 móng nhỏ; nhị lép dài 2 mm; cánh môi bầu dục, dài 11 mm, chẻ 1/4. Hoa dài hơn lá bắc. Ra hoa tháng 5-7.[1][3]
Sử dụng
sửaCủ trị lạnh, gãy xương, ỉa, vàng da, sưng thận, sạn.[3] Tại Ấn Độ, người ta nghiền củ của loài này để làm bột, tương tự như bột thu được từ Maranta arundinacea hay Tacca pinnatifida, gọi là Tikhur hay Ticor. Một số loại bánh ngọt được làm từ bột tikhur.[1]
Lưu ý
sửaC. angustifolia Dalzell & A.Gibson, 1861 là đồng nghĩa của C. neilgherrensis Wight, 1853.[6]
Hình ảnh
sửaChú thích
sửa- Tư liệu liên quan tới Curcuma angustifolia tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Curcuma angustifolia tại Wikispecies
- Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Curcuma angustifolia”. International Plant Names Index.
- ^ a b c d e Roxburgh W., 1810. Descriptions of several of the Monandrous Plants of India, belonging to the natural order called Scitamineae by Linnaeus, Cannae by Jussieu and Drimyrhizae by Ventenat: Curcuma angustifolia. Asiatic Researches, or Transactions of the Society 11: 338, tab. 3.
- ^ Germplasm Resources Information Network (ngày 26 tháng 1 năm 1998). “Curcuma angustifolia information from NPGS/GRIN”. Taxonomy for Plants. National Germplasm Resources Laboratory, Beltsville, Maryland: USDA, Agricultural Research Service, National Genetic Resources Program. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2012.
- ^ a b c Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Mục từ 9530. Curcuma angustifolia Nghệ lá hẹp. Quyển III, trang 457. Nhà xuất bản Trẻ.
- ^ The Plant List (2010). “Curcuma angustifolia”. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
- ^ Curcuma angustifolia trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 24-2-2021.
- ^ Curcuma neilgherrensis trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 24-2-2021.